Trump lôi kéo nhiều tướng quân đội vào chính quyền mới nhằm mục đích gi?
Tổng thống mới đắc cử Donald J. Trump đang nhắm một loạt tướng Mỹ về hưu cho các vị trí quan trọng trong chính quyền mới của ông. Theo đó, giới chuyên gia bình luận, chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Trump sẽ quyết đoán hơn nhiều so với chính quyền Obama.
Tổng thống mới đắc cử Donald J. Trump đang nhắm nhiều tướng Mỹ về hưu cho các vị trí quan trọng trong chính quyền mới của ông
Khi ra tranh cử tổng thống, ông Trump từng tự tin tuyên bố rằng, ông hiểu biết nhiều hơn các tướng Mỹ về cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, sau khi đắc cử, ông đang dành nhiều thời gian gặp gỡ một loạt tướng về hưu và những người này đều có điểm chung đó là từng giữ chức tư lệnh quân đội và có nhiều người từng bất hòa với chính quyền Tổng thống Obama.
Một người đã được ông Trump bổ nhiệm chức cố vấn an ninh quốc gia và một số người khác đang là ứng viên sáng giá cho các vị trí trong nội các của tổng thống mới đắc cử hoặc đảm nhiệm trọng trách cố vấn cho ông những biện pháp đối phó với các mối đe dọa lớn nhất trên thế giới.
Theo đó, tuần trước, Trump gặp James N. Mattis, tướng Thủy quân lục chiến đã về hưu, người được cho là ứng viên sáng giá cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng. Ông cũng gặp John Kelly, tướng Thủy quân lục chiến về hưu khác, đang theo đuổi chức Ngoại trưởng; Jack Keane, một cựu phó trưởng tham mưu Lục quân Mỹ. Jack đã tiết lộ rằng, ông vừa từ chối đề nghị từ Phó tướng của Trump, Mike Pence để trở thành ông chủ Lầu Năm góc. Chưa hết, ông Trump cũng gặp Đô đốc Michael S. Rogers, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, ứng viên cho vị trí Giám đốc Tình báo Quốc gia.
James N. Mattis, tướng Thủy quân lục chiến đã về hưu.
Cuối tuần trước, ông Trump đã bổ nhiệm Trung tướng Michael T. Flyn, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng vào vị trí cố vấn an ninh quốc gia. Ngoài ra, theo nguồn tin thân cận với quá trình chuyển giao quyền lực, Tướng Stanley A. McChrystal, một cựu chỉ huy ở Afghanistan được nhắm cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, cựu Giám đốc CIA David H. Petraeus, người cũng từng làm tư lệnh quân đội Afghanistan được nhắm cho vị trí Ngoại trưởng.
Đặc biệt đáng chú ý là, nhiều nhân vật trong số những vị tướng đang được Trump để mắt đến từng có lịch sử công tác không được đánh giá cao trong chính quyền Obama.
Video đang HOT
Chẳng hạn, tướng Flynn đã bị buộc từ chức vì quản lý yếu kém một cơ quan có 20.000 nhân viên; tướng Mattis, người từng giám sát các hoạt động quân sự của Mỹ tại Trung Đông và Tây Nam Á từ năm 2010 đến 2013 cũng bị cắt ngắn nhiệm kỳ do bị cho là có quan điểm quá cứng rắn đối với Iran. Còn tướng Kelly thì phản đối gay gắt kế hoạch đóng cửa nhà tù quân sự ở vịnh Guantanamo, Cuba của chính quyền Obama.
Ngoài ra, ông Obama đã sa thải Tướng McChrystal do ông này tỏ thái độ xem thường các quan chức khác trong một bài phỏng vấn với tờ Rolling Stone, trong khi ông Petraeus khi còn là Giám đốc CIA đã thất bại trong việc thuyết phục ông Obama viện trợ vũ khí cho phe nổi dậy ôn hòa ở Syria.
Trung tướng Michael T. Flyn, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng vừa được ông Trump chọn làm cố vấn an ninh quốc gia.
Giới chuyên gia nhận định, việc ông Trump bổ nhiệm, lôi kéo nhiều tướng quân đội vào chính quyền mới là dấu hiệu cho thấy chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Trump sẽ quyết đoán hơn Tổng thống Obama.
Theo New York Times, động thái trên phản ánh Trump thích dùng các phụ tá cứng rắn, quyết đoán. Có thể trong tương lai gần, lực lượng quân sự sẽ đóng vai trò quan trong trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ.
“Nếu bạn có quá nhiều viên tướng ở trong bếp, họ có thể nấu món ăn bằng nhiều công cụ quân sự hơn. Tôi không chắc Mỹ cần công thức đó cho mọi chính sách đối ngoại”, ông ohn A. Nagl, tướng Lục quân về hưu mang hàm Đại tá hiện là chuyên gia chiến lược bình luận.
Trong khi đó, Richard H. Kohn, Giáo sư Đại học Nam Carolina nhận định, việc Trump để mắt tới những vị tướng đã về hưu, thậm chí từng có xung đột với chính quyền Obama là vì ông ấy thiếu tin tưởng những người đang đương chức.
“Ông ấy nghĩ rằng, họ đều là những người không mạnh mẽ, quyết đoán. Họ còn là tướng của ông Obama”, ông Richard nhận định.
Trong khi đó, Stephen K. Bannon, chiến lược gia trưởng của ông Trump tuyên bố, chính quyền mới muốn bổ nhiệm những người có kinh nghiệm chiến đấu và những người từng chiến đấu trong các cuộc chiến tranh vào nội các bởi muốn họ cố vấn về việc nên hay không nên tăng cường các cam kết của Mỹ đối với phần còn lại của thế giới.
“Các thế hệ đã chiến đấu trong các cuộc chiến sắp được bổ nhiệm. Những người này, tất thảy đều yêu nước và còn có những kinh nghiệm vô cùng quý báu, đều rất đáng để trọng dụng”, ông Bannon cho hay.
Theo Danviet
Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ tiếp tục phát triển bền vững và thực chất
Ngày 21/11, phóng viên TTXVN tại Washington cho biết Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh vừa có cuộc nói chuyện về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ tại Học viện Quốc gia về quản lý hành chính công Hoa Kỳ với sự tham gia của nhiều giáo sư, chuyên gia đang công tác tại trường.
Buổi nói chuyện của Đại sứ Phạm Quang Vinh tại Học viện Quốc gia Hành chính công Hoa Kỳ. (Ảnh: Đoàn Hùng/Vietnam )
Tại cuộc nói chuyện, Đại sứ Phạm Quang Vinh đã chia sẻ về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ với những thăng trầm, một lịch sử với nhiều cơ hội bị bỏ lỡ. Đó là cuộc chiến tranh đầy đau thương với những hậu quả ghê gớm, mà cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton mô tả là "đau đớn và ám ảnh."
Với tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, hai bên đã nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển quan hệ. Hai nước từ cựu thù trở thành bằng hữu và đối tác toàn diện, một quá trình phát triển quan hệ mạnh mẽ, nhanh chóng, ít ai hình dung được.
Trong hơn 20 năm, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã có những bước phát triển vượt bậc. Hai nước đã xây dựng khuôn khổ Đối tác Toàn diện vào năm 2013, tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.
Trong 2 năm qua, hai nước đã chứng kiến chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ vào tháng 7/2015 và chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tới Việt Nam vào tháng 5/2016. Quan hệ kinh tế-thương mại có những bước tiến vượt bậc với kim ngạch thương mại hai chiều tăng hơn 100 lần, đạt mức 50 tỷ USD. Hai nước cũng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng với việc ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung 2015. Việt Nam là quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có nhiều du học sinh nhất tại Hoa Kỳ.
Năm 2015 có hơn nửa triệu lượt người Mỹ du lịch Việt Nam. Việt Nam và Hoa Kỳ cũng hợp tác chặt chẽ trong các diễn đàn quốc tế và khu vực, cùng đối phó với những thách thức như chống biến đổi khí hậu và đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh hàng hải trên Biển Đông.
Trên cơ sở đó, Đại sứ tin tưởng mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước trong chính quyền mới của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững và thực chất, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
(Ảnh: Đoàn Hùng/Vietnam )
Đại sứ Phạm Quang Vinh cũng thông báo cho các giáo sư, chuyên gia Học viện Quốc gia về quản lý hành chính công Hoa Kỳ về những bước tiến trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước của Việt Nam.
Đại sứ cho biết Việt Nam đang có một thế hệ trẻ năng động, tiếp cận công nghệ thông tin ở mức độ cao, mong muốn được hợp tác, tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ.
Đại sứ khẳng định sẽ tích cực phối hợp, thúc đẩy kết nối giữa học viện với các cơ quan, trường đại học ở trong nước, qua đó tăng cường hợp tác giáo dục-đào tạo, năng cao chất lượng hành chính công tại Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc thảo luận, các giáo sư và chuyên gia của Học viện Quốc gia về quản lý hành chính công Hoa Kỳ đều bày tỏ xúc động khi nhắc tới chặng đường lịch sử đã qua, cảm ơn Đại sứ Phạm Quang Vinh đã có những chia sẻ chân tình về quan hệ hai nước, ủng hộ quá trình hòa giải, nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ nói chung và hợp tác giữa Học viện với các cơ quan, trường đại học ở Việt Nam nói riêng.
Học viện Quốc gia về quản lý hành chính công Hoa Kỳ, thành lập năm 1967, là một tổ chức giáo dục và đào tạo, nghiên cứu độc lập, với mục tiêu tư vấn cho chính quyền xây dựng các cơ quan hiệu quả, minh bạch và đáng tin cậy.
Nhiều học viên của trường đã và đang làm việc trong Chính phủ, Quốc hội Hoa Kỳ, là thống đốc, thị trưởng, nghị sỹ tại các bang cũng như là những học giả, doanh nghiệp nổi tiếng./.
Theo ( TTXVN/Vietnam )
Chính sách đối ngoại mang màu sắc doanh nghiệp của Donald Trump Với tư cách là một doanh nhân, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể triển khai chính sách đối ngoại dựa trên nền tảng hoạt động của một doanh nghiệp. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters. Theo truyền thống, chính sách đối ngoại của một quốc gia luôn dựa trên hai nguyên tắc là bảo vệ nhân quyền...