Trump hứng chỉ trích vì đặt hạn chót với TikTok
Trump bị chỉ trích vi hiến và tống tiền khi yêu cầu TikTok phải đạt thỏa thuận bán lại cổ phần trong 45 ngày nếu muốn hoạt động ở Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3/8 tuyên bố ông chuẩn bị phê duyệt thỏa thuận bán cổ phần của TikTok, nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc, cho Microsoft hoặc một công ty khác của Mỹ, sau khi cảnh báo về lệnh cấm hoạt động vì lý do an ninh quốc gia. Ông chủ Nhà Trắng cũng gây bất ngờ khi ra điều kiện thương vụ này phải mang về nguồn thu đáng kể cho Bộ Tài chính Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng Trump không có thẩm quyền để đưa ra yêu cầu trên, đồng thời lo ngại động thái này sẽ gây tổn hại cho kinh doanh và quan hệ quốc tế.
“Đây không phải một chính sách có lợi. Tôi không nghĩ nó đúng với hiến pháp”, James Lewis, giám đốc về chính sách công nghệ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói.
Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng tháng trước. Ảnh: NYTimes.
Bobby Chesney, giáo sư luật tại Đại học Texas, người chuyên nghiên cứu về an ninh quốc gia và các vấn đề hiến pháp, cũng cho rằng đề xuất của Trump “hoàn toàn không phù hợp” và “không có cơ sở pháp luật”.
Video đang HOT
Cựu công tố viên liên bang Michael Bromwich nêu ý kiến trên Twitter rằng yêu cầu của Trump giống như hành vi kiếm tiền bất chính.
“Nếu đề nghị này là nghiêm túc và hợp pháp, nó sẽ tạo nên tiền lệ nguy hiểm cho việc chiếm hữu các doanh nghiệp nước ngoài thông qua ban hành sắc lệnh và mở ra cánh cửa khiến các công ty Mỹ phải chịu đối xử tương tự”, các nhà báo Spencer Jakab và Dan Gallagher viết trong bài bình luận trên Wall Street Journal hôm 3/8, đồng thời cho rằng Microsoft nên từ chối thương vụ này.
“Nếu cái giá phải trả bao gồm cả một khoản nộp cho Bộ Tài chính Mỹ, các công ty Mỹ có thể mất nhiều hơn được khi tham gia”, hai nhà báo này nhận định.
TikTok hiện có khoảng một tỷ người sử dụng trên khắp thế giới. Giới chức Mỹ những tuần qua bày tỏ quan ngại khả năng TikTok bị Bắc Kinh sử dụng cho mục đích bất chính. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho hay dữ liệu về người dân Mỹ mà các công ty như TikTok đang thu thập có thể gồm “nhận dạng khuôn mặt, thông tin về nơi cư trú, số điện thoại, bạn bè”.
Mạng xã hội này và công ty sở hữu ByteDance phủ nhận mọi liên quan tới chính quyền Trung Quốc.
Trung Quốc có thể đáp trả Mỹ vì 'bắt nạt' TikTok
Báo Trung Quốc cáo buộc Washington bắt nạt các công ty công nghệ Trung Quốc sau khi ông Trump tuyên bố TikTok có 45 ngày tìm ra công ty mua lại ứng dụng này tại Mỹ.
Khẳng định này được China Daily đưa ra trong bài xã luận đăng tải hôm 4/8.
"Mỹ bắt nạt các công ty công nghệ Trung Quốc là hệ quả của tầm nhìn 'được ăn cả, ngã về không' của chính sách 'nước Mỹ trên hết', buộc Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đệ trình ra tòa hoặc chiến đấu sinh tử trong lĩnh vực công nghệ", China Daily viết.
Tờ báo này nhấn mạnh Bắc Kinh có rất nhiều cách để đáp trả nếu chính quyền Trump thực hiện kế hoạch của họ.
Trong buổi họp báo chiều 3/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, Uông Văn Bân, cũng khẳng định " Mỹ nói các công ty công nghệ Trung Quốc này đe dọa an ninh quốc gia của họ nhưng không đưa ra được bằng chứng nào" và cảnh báo thói " đạo đức giả và tiêu chuẩn kép" của Mỹ.
TikTok đang trở thành "điểm nóng" mới trong tranh chấp Mỹ-Trung. (Ảnh: Reuters)
Hồi đầu tháng, Tổng thống Trump tuyên bố TikTok có thời gian 45 ngày tìm ra công ty mua lại ứng dụng này tại Mỹ nếu không muốn bị ngừng hoạt động ở nước này.
"Tôi không thấy phiền dù đó là Microsoft hay một công ty lớn, một công ty an toàn, một công ty Mỹ mua nó. Vì vậy, TikTok sẽ đóng cửa vào ngày 15/9 trừ khi Microsoft hoặc công ty nào đó có thể mua nó và thực hiện một thỏa thuận", Tổng thống Donald Trump cho hay.
Đồng thời, người đứng đầu Nhà Trắng cũng nhấn mạnh, ông muốn chính phủ Mỹ nhận được " một số tiền đáng kể" từ thương vụ này. Tuy nhiên, không rõ chính phủ Mỹ sẽ nhận được "một số tiền đáng kể" từ vụ mua bán này như thế nào.
" Tôi đã nói rằng, nếu bạn mua nó bằng bất kể giá nào... Một phần rất đáng kể từ số tiền mua bán đó sẽ phải được chuyển vào Kho bạc Mỹ bởi vì chúng tôi làm cho thỏa thuận này có thể xảy ra", ông Trump nói.
Bình luận của ông Trump đã xác thực thông tin mà Reuters đăng tải hôm 2/8, cho rằng Tổng thống Mỹ đã đồng ý cho công ty ByteDance của Trung Quốc 45 ngày để đàm phán bán ứng dụng video ngắn phổ biến TikTok tại Mỹ cho Microsoft.
Hôm 2/8, Microsoft cho biết CEO Satya Nadella đã nói chuyện với ông Trump và "sẵn sàng tiếp tục thảo luận để đàm phán việc mua TikTok tại Mỹ. Cam kết mua lại TikTok phải được xem xét bảo mật và cung cấp lợi ích kinh tế phù hợp cho Mỹ, bao gồm cả Kho bạc Mỹ".
Giới chức Mỹ cho rằng TikTok có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ vì việc thu thập các thông tin liên quan đến dữ liệu cá nhân. Tuy nhiên, theo Giám đốc điều hành TikTok Kevin Mayer, công ty này đã cam kết tuân theo luật pháp Mỹ và cho phép các chuyên gia đánh giá chính sách kiểm duyệt và kiểm tra mã điều khiển thuật toán của nó.
Liên quan tới vụ việc, tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc nói rằng cách hành xử của Mỹ với ByteDance và Huawei, vốn đang nằm trong danh sách đen của Mỹ, là dấu hiệu cho thấy nỗ lực của Washington nhằm tách nền kinh tế Mỹ khỏi Trung Quốc.
Tờ báo này thừa nhận "khả năng hạn chế" của Bắc Kinh trong việc bảo vệ các công ty Trung Quốc nếu tính tới chuyện trả đũa các công ty Mỹ. Bởi Washington có ưu thế về công nghệ cũng như ảnh hưởng của họ với các đồng mình.
"Việc Trung Quốc mở cửa với thế giới bên ngoài và làm tan rã chiến lược chia cắt của Mỹ nên là những ưu tiên hàng đầu", tờ này nhấn mạnh.
Trump đặt hạn chót cấm TikTok tại Mỹ Trump nói TikTok có 45 ngày để đạt thỏa thuận bán lại cổ phần cho một công ty Mỹ, nếu không sẽ phải ngừng hoạt động tại nước này. "Tôi đã đặt thời hạn ngày 15/9, thời điểm họ phải chấm dứt hoạt động ở Mỹ, trừ khi Microsoft hoặc công ty nào đó mua lại cổ phần và đạt được một thỏa...