Trump gọi lãnh đạo 2 cường quốc để bàn “xử lý” Triều Tiên
Trump đã chủ động gọi cho Tập Cận Bình và Shinzo Abe để bàn về nguy cơ đến từ Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Trump vừa điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề Triều Tiên (Ảnh minh họa)
Ngày 24.4, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa điện đàm với hai lãnh đạo của Trung Quốc và Nhật Bản để bàn về nguy cơ hạt nhân đến từ Triều Tiên, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin.
Trong cuộc điện đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Trump rằng Bắc Kinh sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Washington về những vấn đề liên quan đến bán đảo Triều Tiên.
Ông Tập nhắc lại sự quyết tâm của Trung Quốc nhằm phi hạt nhân hóa và ổn định tình hình trên bán đảo Triều Tiên thông qua đàm phán hòa bình.
Đầu tháng này, ông Tập và ông Trump cũng đã có cuộc trò chuyện sâu sắc và đạt được sự đồng thuận quan trọng khi họ gặp nhau ở Mar-a-Lago, Florida, nước Mỹ. Hiện, Bắc Kinh đang chờ đón chuyến thăm của ông Trump đến Trung Quốc.
Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên chỉ có thể được giải quyết khi các bên liên quan cùng nhận trách nhiệm của mình, ông Tập nói thêm.
Video đang HOT
Ông Trump cũng đã gọi cho Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày hôm nay để bàn về Triều Tiên (Ảnh minh họa)
Cùng ngày, ông Trump cũng có cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về vấn đề Triều Tiên.
Ông Abe nói với phóng viên: “Tôi đã trao đổi sâu sắc với Tổng thống Trump về tình hình ở Triều Tiên. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý trong việc yêu cầu sự kiềm chế từ Triều Tiên, nơi vẫn đang tiếp tục các hành động khiêu khích nguy hiểm.
“Vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng đối với an ninh toàn cầu và Nhật Bản”, ông Abe nói thêm.
Cả hai cuộc điện đàm với ông Tập và Abe đều được lên kế hoạch trước và được khởi xướng bởi Mỹ, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.
Hôm qua, Bình Nhưỡng tuyên bố sẵn sàng đánh chìm một tàu sân bay của Mỹ để chứng tỏ sức mạnh quân sự.
Theo Danviet
Báo TQ đáp trả lời dọa "hậu quả thảm khốc" của Triều Tiên
Bị Triều Tiên đe dọa, Trung Quốc không hề "nao núng", thậm chí còn răn đe lại quốc gia cô lập này.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Ngày 22.4, Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải một bài bình luận được cho là chỉ trích Trung Quốc, tuy nhiên chỉ viết là "nước láng giềng" chứ không nêu rõ tên nước này. Trong bài bình luận có câu: "Nếu nước này tiếp tục áp đặt trừng phạt kinh tế lên Triều Tiên... họ sẽ phải sẵn sàng đối mặt với hậu quả thảm khốc trong quan hệ với Triều Tiên".
Đáp trả lại lời đe dọa, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đăng một bài viết với tiêu đề "Bài báo của truyền thông Triều Tiên sẽ không ảnh hưởng tới chính sách của Trung Quốc".
Theo Thời báo Hoàn cầu, đây là lần thứ hai truyền thông nhà nước Triều Tiên chỉ trích Bắc Kinh nhưng không nêu tên cụ thể.
Ngày 23.2, KCNA từng đăng một bài phê bình cáo buộc "hành vi ích kỷ" của Trung Quốc đã "hoàn toàn ngăn chặn thương mại quốc tế liên quan đến việc cải thiện mức sống của người dân, tương tự như hành động của kẻ thù của Triều Tiên".
Theo Thời báo Hoàn cầu, các bài viết của KCNA không chỉ thể hiện sự bất mãn trước hành động trừng phạt Bình Nhưỡng của Bắc Kinh, mà còn cho thấy quyết tâm tiếp tục thử tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Báo Trung Quốc nói lập trường của Bắc Kinh sẽ không bị ảnh hưởng bởi truyền thông Triều Tiên (Ảnh minh họa)
Quốc gia cô lập này đang cố gắng gây áp lực và tạo ảnh hưởng đến thái độ của Bắc Kinh chương trình hạt nhân của mình, báo Trung Quốc viết. Tuy nhiên, Thời báo Hoàn cầu khẳng định động thái này sẽ không có tác dụng gì ngoài việc cô lập thêm Bình Nhưỡng.
"Nếu Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6, Bắc Kinh chắc chắn sẽ ủng hộ Liên Hợp Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề hơn. Nếu Bình Nhưỡng ngừng chương trình hạt nhân, mối quan hệ Trung Quốc - Triều Tiên có thể sẽ được khôi phục lại tình trạng bình thường", theo báo Trung Quốc.
Thời báo Hoàn cầu cũng viết rõ: "Cho dù KCNA có đăng tải bao nhiêu bài viết, cho dù Triều Tiên có sử dụng những biện pháp gì, lập trường của Bắc Kinh vẫn không bị ảnh hưởng."
Báo Trung Quốc viết rằng: "Vấn đề cơ bản trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên là những mâu thuẫn giữa Triều Tiên và Mỹ" (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, bài báo Trung Quốc cũng gửi gắm thông điệp đến Tổng thống Mỹ Donald Trump: "Vấn đề cơ bản trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên là những mâu thuẫn giữa Triều Tiên và Mỹ. Trung Quốc không có vai trò giải quyết mâu thuẫn đó.
"Mặc dù Triều Tiên chịu sự trừng phạt quốc tế, Bình Nhưỡng không phải là nước duy nhất gây ra căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Washington cũng nên suy nghĩ về những sai trái của mình.
"Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn nói rằng chính sách về Triều Tiên trước đây của Nhà Trắng là một sai lầm, nhưng những gì ông làm bây giờ không khác gì người tiền nhiệm Barack Obama. Trump sẽ không đến được đích nếu ông chỉ đổi giày trong khi vẫn tiếp tục đi theo con đường cũ", theo Thời báo Hoàn cầu.
Theo Danviet
Công việc "chết như chơi" ở biên giới Triều Tiên-Hàn Quốc Khi căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, một cựu chiến binh Hàn Quốc đã kể lại công việc và cuộc sống ở một trong những đường biên giới kiên cố nhất thế giới. Lính Hàn Quốc canh gác tại biên giới giáp Triều Tiên Trong số 130.000 lính Hàn Quốc nhập ngũ mỗi năm, chỉ có một số ít tận...