Trump gọi cho các lãnh đạo ASEAN tìm trợ lực đối phó Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi điện thoại cho một số lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long để thảo luận về Triều Tiên hồi cuối tuần, Nhà Trắng cho biết.
Tổng thống Donald Trump đang ra sức tìm kiếm sự hỗ trợ của các lãnh đạo ASEAN để đối phó với Triều Tiên
Theo Strait Times, Nhà Trắng khẳng định rằng, sau khi nói chuyện với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về Triều Tiên hôm qua, ông Trump đã nói chuyện với Thủ tướng Singapore, Lý Hiển Long và sau đó dự kiến gọi cho Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha để tìm kiếm sự hợp tác của họ trong nỗ lực kiềm chế các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Theo Nhà Trắng, ông Trump và ông Lý Hiển Long đều khẳng định “mỗi quan hệ sâu sắc và lâu dài giữa Mỹ và Singapore”.
Các cuộc điện đàm diễn ra trước một cuộc họp ở Washington giữa các ngoại trưởng ASEAN và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson.
Các cuộc gọi cho các nhà lãnh đạo khu vực nhằm mục đích tìm kiếm “sự ủng hộ của mọi người cho một kế hoạch hành động” nếu tình hình tại Triều Tiên suy giảm, ABC News dẫn lời Chánh Văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus cho biết.
Ông Priebus nhấn mạnh thêm rằng, chính quyền Trump cần hợp tác với càng nhiều đối tác trong khu vực càng tốt để chống lại Triều Tiên.
Video đang HOT
Quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên căng thẳng gay gắt và không ngừng leo thang trong những tuần gần đây, sau các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng.
Mới nhất, Bình Nhưỡng vừa bắn thử tên lửa đạn đạo hôm 29.3. Cuộc thử nghiệm dường như đã thất bại. Đây là lần thử thứ tư liên tiếp của Triều Tiên kể từ tháng 3.
Sau đó cùng ngày, khi được hỏi về động thái này của Triều Tiên trên kênh CBS , vài giờ sau khi tTriều Tiên hử tên lửa, ông Trump khẳng định không loại trừ việc sử dụng quân đội chống lại nước này nếu Bình Nhưỡng muốn tiến hành một cuộc thử hạt nhân.
Ông Trump đã có 16 cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Các nhà phân tích nhận định rằng, các cuộc điện đàm và các cuộc hội đàm đã phản ánh chính sách đối ngoại có ý thức hơn và nhiều tương tác hơn của chính quyền Trump khi ông cố gắng xây dưng các mối quan hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo trên thế giới.
Ông Priebus cho biết, ông Trump liên lạc thường xuyên với Thủ tướng Nhật Abe và đã trở nên rất gần gũi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong khi đó, cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa ông Trump và ông Duterte – lần thứ hai kể từ khi ông Trump thắng cử – được cho là “ấm áp” và “rất thân thiện”.
Nhà Trắng cho biết, 2 nhà lãnh đạo đã thảo luận về mối quan ngại của ASEAN về an ninh khu vực, bao gồm mối đe dọa từ Triều Tiên. Ông Trump cũng mời ông Duterte tới Nhà Trắng để thảo luận về liên minh giữa Mỹ và Philippines.
Theo Danviet
Thủ tướng Lý Hiển Long: 'Cần tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông'
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hôm nay cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quan điểm chung của ASEAN về đảm bảo luật pháp quốc tế và tự do đi lại ở Biển Đông.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phải, trao đổi với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sáng nay. Ảnh: Giang Huy
"Tất cả các tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS). Chúng tôi hy vọng các bên hợp tác chặt chẽ với nhau để quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông được đảm bảo", ông Lý nói trong họp báo sáng nay sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội.
"Tôi và ngài Thủ tướng cũng trao đổi các vấn đề đa phương cùng quan tâm, nhấn mạnh duy trì tham vấn, hợp tác chặt chẽ, cùng các nước thành viên xây dựng một ASEAN đoàn kết, thống nhất nội khối, năng động, sáng tạo và phát huy vai trò trung tâm của hiệp hội trong xử lý các vấn đề chiến lược ở khu vực", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.
Thủ tướng Việt Nam cho biết thêm hai nhà lãnh đạo nhất trí cùng xây dựng Biển Đông thành một khu vực hòa bình, hữu nghị, tuân thủ luật pháp quốc tế, bảo đảm tự do hàng hải, hàng không và cùng phát triển.
Thủ tướng Singapore và người đồng cấp Việt Nam cũng nhất trí các bên liên quan cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC), tham gia quá trình xây dựng để tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thời gian tới.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí các bên không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực ở Biển Đông.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam đánh giá cao Singapore trong vai trò quốc gia điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc, khẳng định Việt Nam hợp tác với Singapore thúc đẩy mối quan hệ này. Hai nhà lãnh đạo đã bàn chiến lược phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước trong giai đoạn mới.
Theo Thủ tướng Lý Hiển Long, ông cùng lãnh đạo Việt Nam đã chứng kiến lễ ký kết 6 văn kiện hợp tác về kinh tế, gồm xây dựng Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore ở tỉnh Quảng Ngãi, Dự án nhà máy điện Dung Quất, Dự án xây dựng công viên phần mềm ở Đà Nẵng (được cấp phép cho ngân hàng United Oversea Bank - UOB), và cam kết tiếp tục hợp tác để xây dựng khu công nghiệp Việt Nam- Singapore thứ 8 ở Quảng Trị.
Singapore năm ngoái là nhà đầu tư lớn thứ ba ở Việt Nam, năm nay Singapore tiếp tục trong top 4 nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Lý hy vọng chuyến thăm Việt Nam từ ngày 21/3 đến 24/3 này sẽ tạo bước tiến lớn để thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Việt Anh
Theo VNE
Tài năng toán học của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long Ông Lý Hiển Long từng đạt danh hiệu xuất sắc về toán học ở Đại học Cambridge và được giảng viên hết lời ca ngợi. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Ảnh: Washington Post Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 21/3 đến 24/3 nhằm tăng cường mối quan hệ Đối tác chiến lược và hợp...