Trump đề nghị khôi phục tượng Liên minh bị kéo đổ

Theo dõi VGT trên

Trump yêu cầu khôi phục tượng tướng Liên minh miền Nam duy nhất ở thủ đô Washington bị người biểu tình kéo đổ tuần trước.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi Bộ trưởng Nội vụ Mỹ David Bernhardt và yêu cầu Cục Công viên Quốc gia Mỹ khôi phục lại bức tượng bị kéo đổ của chuẩn tướng Liên minh miền Nam Albert Pike, ở quảng trường Tư pháp, tây bắc thủ đô Washington, một quan chức quân đội cấp cao cho biết hôm 25/6.

Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cho biết Bộ trưởng Bernhardt đã thể hiện rõ vai trò của ông khi xảy ra hành động vô pháp, bạo lực chống đối cảnh sát và phá hoại tài sản công của người biểu tình.

Trump đề nghị khôi phục tượng Liên minh bị kéo đổ - Hình 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một sự kiện ở thủ đô Washington hôm 25/6. Ảnh: Reuters.

Tượng của tướng Liên minh miền Nam Pike được dựng lên ở thủ đô Washington năm 1901. Bức tượng đã trở thành đề tài tranh cãi trong nhiều thập kỷ, khi một số quan chức địa phương nhiều lần kêu gọi dỡ bỏ nó. Các nhà hoạt động từ lâu cũng cáo buộc các bức tượng Liên minh là tượng đài cho chủ nghĩa da trắng thượng đẳng.

Trump đã gọi hành vi kéo đổ tượng của nhóm biểu tình là “đáng xấu hổ”. Tổng thống Mỹ cho biết ông dự định ký một sắc lệnh hành pháp trong tuần này để bảo vệ các di tích liên bang và trừng phạt nghiêm những kẻ mạo phạm di tích, trong bối cảnh các bức tượng lịch sử đang bị người biểu tình nhắm mục tiêu tấn công.

Người biểu tình kéo đổ và đốt tượng chuẩn tướng của Liên minh miền Nam Albert Pike tại thủ đô Washington, Mỹ, tối 19/6. Video: WUSA9.

Động thái của Trump với tượng tướng Pike gần như không phải lần đầu ông lên tiếng về lịch sử Liên minh miền Nam. Lầu Năm Góc gần đây cho biết họ rất cởi mở để thay đổi tên những căn cứ quân sự được đặt theo các tướng Liên minh, song Trump đã phản đối kịch liệt.

“Những căn cứ phi thường và vô cùng hùng mạnh này đã trở thành một phần trong di sản nước Mỹ vĩ đại”, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh.

Biểu tình chống phân biệt chủng tộc sau cái chết của George Floyd đã lan khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Người biểu tình liên tục đòi dỡ bỏ và đập phá những bức tượng lịch sử gây tranh cãi như tượng nhà buôn nô lệ ở Anh, tượng người tìm ra châu Mỹ Christopher Columbus, tượng cựu tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần lên tiếng chỉ trích các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc, nói rằng những người biểu tình đã cư xử tồi tệ. Ông cáo buộc đám đông đang cố gắng phá hoại lịch sử và mạo phạm di tích. Trump cũng cảnh báo nghiêm trị bất cứ ai phá hoại các bức tượng hoặc đài tưởng niệm, nói rằng mức phạt có thể lên tới 10 năm tù.

Lý do tượng Liên minh bị người biểu tình Mỹ trút giận

Hàng chục bức tượng nổi tiếng ở Mỹ bị kéo đổ khi biểu tình vì George Floyd biến thành cuộc tấn công nhắm vào dấu tích của Liên minh miền Nam.

Tượng Jefferson Davis, tổng thống của Liên minh miền Nam, tại thành phố Richmond, bang Virginia, bị người biểu tình lật đổ. Tượng Robert E. Lee, vị tướng được kính trọng nhất của Liên minh, cũng bị dỡ bỏ ngay trước một trường trung học mang tên ông ở bang Alabama. Giữa làn sóng biểu tình đòi chấm dứt phân biệt chủng tộc sau cái chết của George Floyd, hàng chục bức tượng của lực lượng Liên minh đã bị phá hoặc dỡ bỏ trên khắp nước Mỹ.

Với một số người, các bức tượng này là di sản, nhưng nhiều người khác lại xem chúng là biểu tượng của nạn phân biệt chủng tộc ở cả quá khứ và hiện tại của nước Mỹ.

Nhiều nhà sử học nói rằng các bức tượng Liên minh có nguồn gốc từ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Chúng được dựng lên khắp miền nam nước Mỹ vào cuối thế kỷ 19, như một lời nhắc nhở với người Mỹ gốc Phi rằng quyền lực thuộc về người da trắng.

"Không chỉ các bức tượng đại diện cho chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, mà mục đích xây dựng chúng cũng để chứng minh sự tồn tại mãi mãi của chủ nghĩa này", James Grossman, giám đốc điều hành Hiệp hội Lịch sử Mỹ, cho hay.

Lý do tượng Liên minh bị người biểu tình Mỹ trút giận - Hình 1

Người biểu tình dùng rìu đập tượng chiến sĩ Liên minh miền Nam ở Portsmouth, bang Virginia, hôm 10/6. Ảnh: AP.

Tranh luận về giá trị các bức tượng Liên minh bắt đầu từ năm 2015, khi Dylann Roof, người tự nhận là da trắng thượng đẳng, xả súng giết 9 người ở nhà thờ người da màu ở Charleston, bang Nam Carilona. Bức ảnh Roof chụp cùng lá cờ Liên minh đã làm dấy lên cuộc tranh luận liệu có nên giữ lại biểu tượng này hay không.

Tượng Liên minh đã trở thành mục tiêu của nhiều cuộc biểu tình, trong đó nổi tiếng nhất là cuộc diễu hành "Unite the Right" ở Charlottesville, bang Virginia, năm 2017.

"Nhiều nhà hoạt động tổ chức và tham gia biểu tình đòi công bằng chủng tộc nhận ra không thể thay đổi hệ thống hành pháp ở Mỹ nếu không thay đổi được văn hóa Mỹ, bị ảnh hưởng sâu sắc bởi chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và chuẩn mực về phân biệt chủng tộc. Tượng Liên minh là biểu tượng rõ ràng nhất cho điều này", Khalil Gibran Muhammad, giáo sư sử học, chủng tộc và chính sách công tại Đại học Harvard, nói.

Nghiên cứu năm 2019 của Southern Poverty Law Center (SPLC), tổ chức phi lợi nhuận ở bang Alabama, cho biết 780 bức tượng Liên minh đã được dựng lên ở 23 bang của Mỹ. Hầu hết tượng Liên minh đều được xây dựng giữa năm 1890 và 1929, khoảng 30 năm sau Nội chiến Mỹ.

Nội chiến Mỹ bùng nổ năm 1861, sau khi Abraham Lincoln, thành viên đảng Cộng hòa, đắc cử tổng thống và muốn xóa bỏ chế độ nô lệ. 7 bang miền nam phản đối chính sách này và tuyên bố ly khai chính phủ liên bang, thành lập chính phủ riêng do Jefferson Davis làm tổng thống, hay còn gọi là Liên minh miền Nam. 4 bang khác sau đó gia nhập liên minh này.

Cuộc chiến giữa Liên minh miền Nam và Liên bang miền Bắc của Tổng thống Lincoln kết thúc sau khi tướng Robert E. Lee và Joseph Johnston đầu hàng quân miền Bắc tháng 4/1865. Cuộc nội chiến đã giúp người da màu ở Mỹ thoát khỏi kiếp nô lệ và lần đầu tiên trong lịch sử được công nhận quyền bỏ phiếu. Nhưng phải tới một thế kỷ sau, nước Mỹ mới xóa bỏ hoàn toàn các điều luật mang tính phân biệt chủng tộc chống lại người da màu.

Nhiều người miền nam da trắng tin vào tư tưởng "Chính nghĩa đã mất", trong đó xem Nội chiến là cuộc chiến đấu anh hùng vì chính nghĩa. Dù các nhà sử học đều nhất trí rằng mục đích của Nội chiến là giữ chế độ nô lệ, những người tin vào "Chính nghĩa đã mất" vẫn một mực cho rằng đây là cuộc đấu tranh vì quyền tự trị, ly khai và quyền của các bang miền Nam.

"Về cơ bản, các bức tượng này được dựng lên như để nhắc nhở cộng đồng ở đây rằng trật tự và văn hóa miền nam phải dựa theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng", Grossman nói.

Cho tới những năm 1910, các bức tượng Liên minh xuất hiện trên khắp miền Nam. "Đó là khi chúng ta thấy mọi bang miền Nam đều tin rằng Nội chiến và chế độ nô lệ là 'Chính nghĩa đã mất'", Muhammad nói. Ông thêm rằng khi đó người da trắng cho rằng họ nắm toàn quyền kiểm soát cộng đồng da màu và người da màu là những nô lệ hạnh phúc.

Người biểu tình đập đổ tượng Liên minh ở Portsmouth, bang Virginia, Mỹ, hôm 10/6. Video: Twitter/KAY.

Grossman cho biết lời kêu gọi dỡ bỏ tượng Liên minh đã xuất hiện từ lâu. "Đây là các cuộc tranh luận không hồi kết kéo dài từ cuối thế kỷ 19. Vấn đề là mỗi lần tranh cãi nổ ra, nó dần tàn lụi sau đó, bởi tiếng nói của nhóm người muốn dỡ bỏ tượng không được lắng nghe", ông nói.

Nhưng sau vụ xả súng ở Charleston năm 2015, nhiều giới chức thành phố đã bắt đầu dỡ tượng Liên minh. Thị trưởng New Orleans và Baltimore đã dỡ mọi bức tượng Liên minh trong thành phố của họ vào năm 2017. 114 bức tượng đã được dỡ bỏ trên cả nước Mỹ kể từ sau vụ xả súng, theo SPLC.

Tuy nhiên, nhiều bang sau đó đã ban luật nhằm ngăn động thái này của giới chức thành phố và nhiều người, gồm cả người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng, đã cùng nhau bảo vệ các bức tượng.

Năm 2017, trong cuộc biểu tình "Unite the Right" tại Charlottesville, bang Virginia, người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng đã tập trung xung quanh tượng Robert E. Lee để ngăn giới chức thành phố dỡ bỏ nó. Đụng độ đã xảy ra và James Alex Fields Jr., người đàn ông Ohio theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, đã lái xe đâm chết Heather Heyer. Gần 20 người khác bị thương trong cuộc đụng độ này.

Hơn 150 năm sau Nội chiến Mỹ và 3 năm sau cuộc đụng độ đẫm máu ở Charlottesville, biểu tình đòi dỡ tượng Liên minh lại bùng nổ, song song với biểu tình vì George Floyd. Từ biểu tình đòi công lý cho Floyd, người đàn ông da màu bị cảnh sát ghì chết ở Minneapolis, các phong trào đấu tranh vì người da màu đã chuyển mục tiêu tấn công vào biểu tượng của Liên minh.

Nhiều bức tượng Liên minh đã đổ xuống trên khắp miền Nam, từ Virginia, nơi thống đốc Dân chủ chấp nhận dỡ bỏ tượng mà người da trắng từng xem là thiêng liêng, đến Alabama, nơi các nhà lập pháp Cộng hòa thông qua lệnh cấm di dời hoặc dỡ bỏ các công trình tưởng niệm Liên minh.

"Cuộc chiến về tượng Liên minh chưa chấm dứt. Vẫn còn hơn 700 công trình như vậy tồn tại", Karen Cox, nhà sử học tại Đại học Bắc Carolina ở Charlotte, cho hay.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hôm 10/6 gửi đơn tới ủy ban lưỡng đảng phụ trách thư viện của quốc hội Mỹ, kêu gọi dỡ bỏ 11 bức tượng của các chiến sĩ hoặc quan chức Liên minh miền Nam trong tòa nhà quốc hội.

Nhiều lãnh đạo thành phố khắp nước Mỹ cũng đang xem xét lại tên của trường học, tuyến phố được đặt theo tên của lính Liên minh hoặc người theo chủ nghĩa phân chủng tộc khác.

Lý do tượng Liên minh bị người biểu tình Mỹ trút giận - Hình 2

Người biểu tình vây xung quanh tượng Robert E. Lee ở Richmond, bang Virginia, hôm 4/6. Ảnh: AFP.

Lịch sử cho thấy mọi nỗ lực nhằm đòi công bằng chủng tộc đều dẫn tới phản ứng quyết liệt, theo Daina Ramey Berry, giáo sư sử học tại Đại học Texas. Sau vụ xả súng ở Charleston, bang Bắc Carolina đã thông qua luật cấm loại bỏ mọi di tích lịch sử.

Berry, Grossman và Muhammad đều cho biết họ hy vọng các bức tượng Liên minh được di dời tới bảo tàng để giúp mọi người có hình dung rõ hơn về lịch sử, đặc biệt là vấn đề phân biệt chủng tộc và nỗ lực đấu tranh đòi dỡ bỏ tượng.

Muhammad thêm rằng với các lãnh đạo thành phố đã đồng ý dỡ bỏ tượng, họ nên tiếp tục cùng những nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc tìm cách khắc phục các vấn đề của địa phương. Với các cộng đồng không chấp nhận dỡ bỏ tượng, Muhammad cho rằng quá trình đấu tranh này cần có sự chung tay của nhiều nhà hoạt động, với nhiều biện pháp khác nhau như biểu tình, diễu hành, kêu gọi hoặc có thể là hành vi bất tuân dân sự.

"Chúng ta sẽ không thể rút ra được bài học từ lịch sử, nếu vẫn giữ quan điểm cho rằng phân biệt chủng tộc nên được tôn vinh trong lịch sử Mỹ", Muhammad nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Xe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vongXe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vong
10:47:02 21/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ ra tối hậu thư cho EUTổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ ra tối hậu thư cho EU
07:01:15 21/12/2024
Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàngCác thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng
18:18:01 22/12/2024
EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"
09:50:14 21/12/2024
Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27
06:41:57 22/12/2024
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ KỳSyria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ
21:14:33 22/12/2024

Tin đang nóng

Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"
23:27:59 22/12/2024
Nhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặng
21:17:42 22/12/2024
Park Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờPark Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờ
21:10:23 22/12/2024
Không thể nhận ra Diva Mỹ LinhKhông thể nhận ra Diva Mỹ Linh
21:25:29 22/12/2024
BTV Hoài Anh xinh đẹp khi mặc quân phục, MC Thảo Vân hạnh phúc bên con traiBTV Hoài Anh xinh đẹp khi mặc quân phục, MC Thảo Vân hạnh phúc bên con trai
22:27:19 22/12/2024
Không thể nhận ra em gái Trấn ThànhKhông thể nhận ra em gái Trấn Thành
23:03:46 22/12/2024
Quỳnh Nga lột xác khiêu vũ xuất sắc khiến Khánh Thi ngỡ ngàngQuỳnh Nga lột xác khiêu vũ xuất sắc khiến Khánh Thi ngỡ ngàng
21:20:45 22/12/2024
Dung mạo "mỹ nhân tương lai" gây sốt của con gái út Hoa hậu Đặng Thu ThảoDung mạo "mỹ nhân tương lai" gây sốt của con gái út Hoa hậu Đặng Thu Thảo
20:54:07 22/12/2024

Tin mới nhất

Ông Trump dọa đánh thuế lên EU

Ông Trump dọa đánh thuế lên EU

06:58:49 23/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 20.12 đe dọa Liên minh châu Âu (EU) bằng thuế quan nếu EU không giảm được khoảng cách thương mại khổng lồ với Mỹ thông qua việc mua dầu khí.
Nỗi lo trước thềm năm mới

Nỗi lo trước thềm năm mới

06:44:22 23/12/2024
Khi tụ họp ở cuộc gặp cấp cao cuối cùng trong năm 2024, các thành viên EU ở trong tâm trạng lo âu nhiều hơn là phấn khởi.
Campuchia, Mỹ xem xét khôi phục cuộc tập trận chung bị tạm dừng sau gần 10 năm

Campuchia, Mỹ xem xét khôi phục cuộc tập trận chung bị tạm dừng sau gần 10 năm

06:37:45 23/12/2024
Trong cuộc gặp nói trên, hai bên đều bày tỏ cam kết tăng cường và mở rộng hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng, theo Khmer Times hôm nay dẫn thông báo từ Văn phòng Thủ tướng Campuchia.
Lãnh tụ tối cao Iran lên tiếng về các lực lượng ủy nhiệm

Lãnh tụ tối cao Iran lên tiếng về các lực lượng ủy nhiệm

06:00:23 23/12/2024
Lãnh tụ Ayatollah Khamenei nhấn mạnh rằng các phong trào như Hezbollah, Hamas hay Jihad Hồi giáo không hành động vì lợi ích của Iran.
Israel đối mặt thách thức lớn trước các cuộc tấn công từ Houthi

Israel đối mặt thách thức lớn trước các cuộc tấn công từ Houthi

05:49:24 23/12/2024
Các cuộc tấn công này gây sức ép nặng nề lên hệ thống phòng không của Israel, đặc biệt là hệ thống đánh chặn Vòm Sắt (Iron Dome) và các hệ thống phòng thủ khác.
Thách thức của ngành du lịch Thái Lan khi du khách Trung Quốc không tăng

Thách thức của ngành du lịch Thái Lan khi du khách Trung Quốc không tăng

05:44:27 23/12/2024
Mặc dù một xu hướng mới cho thấy có nhiều du khách Trung Quốc tự đến du lịch Thái Lan (không qua công ty du lịch), nhưng điều này không hỗ trợ quá nhiều cho bức tranh du khách Trung Quốc đến Thái Lan.
Những hệ luỵ khôn lường nếu Armenia rời CSTO do Nga đứng đầu

Những hệ luỵ khôn lường nếu Armenia rời CSTO do Nga đứng đầu

05:33:52 23/12/2024
Thêm vào đó, sự bất mãn của người dân về các chính sách kinh tế và an ninh có thể tạo thêm áp lực lên chính phủ của Thủ tướng Pashinyan.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0

Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0

05:28:33 23/12/2024
Bên cạnh đó, việc đề cử nghị sĩ Lori Chavez-DeRemer, một đảng viên Cộng hòa ủng hộ công đoàn, vào vị trí Bộ trưởng Lao động cũng thu hút sự chú ý đặc biệt.
Lãnh đạo lâm thời Bangladesh thúc đẩy hợp tác quốc tế tại hội nghị D-8 ở Ai Cập

Lãnh đạo lâm thời Bangladesh thúc đẩy hợp tác quốc tế tại hội nghị D-8 ở Ai Cập

05:24:41 23/12/2024
Sự kiện này quy tụ lãnh đạo từ các quốc gia Hồi giáo đang phát triển nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế và giải quyết những thách thức toàn cầu.
EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga

EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga

05:20:44 23/12/2024
Nguồn cung sang Hungary cũng tăng đáng kể - gấp 1,5 lần, lên 233 triệu euro. Ngoài ra, Hà Lan tăng nhẹ nhập khẩu dầu từ Nga lên 60,7 triệu euro từ mức 40,5 triệu euro một tháng trước đó.
Sân bay thành phố Vologda của Nga khôi phục phong cách thời Xô viết

Sân bay thành phố Vologda của Nga khôi phục phong cách thời Xô viết

05:09:35 23/12/2024
Việc xây dựng nhà ga mới sẽ bắt đầu năm 2025 với chiều dài đường băng được tăng từ 1.500 m lên 2.500m để có thể tiếp nhận các máy bay chở khách cỡ lớn.
Lần đầu tiên chiến đấu cơ có người lái của Mỹ bị bắn hạ trong khi làm nhiệm vụ ở Biển Đỏ

Lần đầu tiên chiến đấu cơ có người lái của Mỹ bị bắn hạ trong khi làm nhiệm vụ ở Biển Đỏ

05:01:39 23/12/2024
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại khu vực, Yemen đã thực hiện nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào một số mục tiêu chiến lược.

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở Mỹ

Sức khỏe

06:51:34 23/12/2024
Các nhà khoa học đã tìm được hóa thạch của một loài thực vật ngoài hành tinh gần thị trấn bỏ hoang của bang Utah (Mỹ), theo báo cáo đăng trên chuyên san Annals of Botany.
Bi kịch cuộc đời của cô gái 19 tuổi có ngoại hình như bà lão

Bi kịch cuộc đời của cô gái 19 tuổi có ngoại hình như bà lão

Netizen

06:50:51 23/12/2024
Beandri Booysen (19 tuổi) nổi tiếng với ngoại hình khác lạ và những video truyền cảm hứng trên mạng xã hội. Dù tuổi còn trẻ nhưng ngoại hình của cô không khác gì một bà lão.
Mùa đông đến, mỗi ngày ăn 1 bát này vào bữa sáng để bổ sung khí huyết, đẹp da, chống lạnh và sưởi ấm cơ thể

Mùa đông đến, mỗi ngày ăn 1 bát này vào bữa sáng để bổ sung khí huyết, đẹp da, chống lạnh và sưởi ấm cơ thể

Ẩm thực

06:19:14 23/12/2024
Những món ngon có hương vị ấm áp nồng nàn này không chỉ giúp cơ thể chống lạnh mà còn có tác dụng bổ khí huyết tuyệt vời.
Thanh Vân Hugo ngưỡng mộ chuyện tình chàng trai nên duyên cùng mẹ đơn thân xinh đẹp

Thanh Vân Hugo ngưỡng mộ chuyện tình chàng trai nên duyên cùng mẹ đơn thân xinh đẹp

Tv show

06:18:29 23/12/2024
Cặp vợ chồng tham gia Vợ chồng son tiết lộ chuyện tình trải qua nhiều thăng trầm, từng chia tay nhưng vẫn may mắn tìm về bên nhau khiến Thanh Vân Hugo ngưỡng mộ.
Phim cổ trang mới chiếu đã khiến dân tình phát cuồng, nữ chính "mặt búng ra sữa" đúng chuẩn ngoan xinh yêu

Phim cổ trang mới chiếu đã khiến dân tình phát cuồng, nữ chính "mặt búng ra sữa" đúng chuẩn ngoan xinh yêu

Phim châu á

05:56:34 23/12/2024
Giữa thời điểm bộ phim Chuyện Nàng Ok đang gây sốt, màn ảnh Hàn lại tiếp tục có thêm một phim cổ trang nữa vừa ra mắt có tên Check in Hanyang.
Mỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanh

Mỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanh

Hậu trường phim

05:56:00 23/12/2024
Mỹ nhân Tây Du Ký này không chỉ tạo nhiều dấu ấn trong sự nghiệp diễn xuất mà còn rẽ hướng thành công khi kinh doanh.
Nguyên nhân nào thúc đẩy Liên bang Nga rút khỏi Syria

Nguyên nhân nào thúc đẩy Liên bang Nga rút khỏi Syria

04:52:44 23/12/2024
Có thể nói, việc Nga rút khỏi Syria nhấn mạnh động lực thay đổi trong chính sách đối ngoại của nước này. Nó phản ánh sự điều chỉnh trong cách tiếp cận nhằm khẳng định vị thế cường quốc toàn cầu có khả năng hoạt động trên nhiều mặt trận.
Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Sao việt

23:22:15 22/12/2024
Bên cạnh những ý kiến đánh giá khá khách quan, không ít người đã mang ngoại hình của Quỳnh Nga ra mổ xẻ và chê bai một cách đau lòng.
Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Sao thể thao

23:17:52 22/12/2024
Jude Bellingham vừa được được Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới vinh danh là tiền vệ kiến thiết xuất sắc nhất trong năm 2024.
Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Phim việt

22:12:50 22/12/2024
Kể từ khi công bố dự án, phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối nhận được sự quan tâm của khán giả bởi đây là dự án hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

Nhạc việt

21:41:20 22/12/2024
Là 1 bản nhạc sôi động với tiết tấu dồn dập gây nghiện, ai nấy cũng phải nhún nhảy nên cũng không khó hiểu khi fan nghe mãi Walk vẫn chưa chán.