Trump cứng rắn lắc đầu, để mặc chính phủ Mỹ “sập”
Tổng thống Donald Trump đã từ chối ký nghị quyết của Thượng viện nhằm giữ cho chính phủ Mỹ hoạt động. Lý do là nghị quyết này không bao gồm số tiền để xây tường biên giới.
Không có ngân sách, nhiều cơ quan chính phủ Mỹ sẽ phải tạm thời đóng cửa. Ảnh: Reuters.
Theo RT, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders đã lên tiếng xác nhận rằng Tổng thống Trump “không muốn ký nghị quyết mà bỏ lại vấn đề an ninh biên giới”.
“Các bức tường có tác dụng [đảm bảo an ninh] dù chúng ta có thích nó hay không”, ông Trump nói trong một sự kiện tại Nhà Trắng.
Video đang HOT
“Chúng có tác dụng hơn bất kỳ biện pháp nào khác”.
Được biết, các đồng minh của Tổng thống Trump thuộc nhóm Freedom Caucus tại Hạ viện Mỹ đã hối thúc nhà lãnh đạo phủ quyết dự luật ngân sách, vốn được thông qua tại Thượng viện vào hôm thứ Tư (19.12) nhưng vẫn còn chờ Hạ viện bỏ phiếu.
“Chúng tôi sẽ hỗ trợ ông Trump. Nếu ông phủ quyết dự luật này, chúng tôi cũng sẽ theo”, Hạ nghị sĩ bang Bắc Carolina Mark Meadows (đảng Cộng Hòa) tuyên bố.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ bang New York Chuck Schumer (đảng Dân Chủ) – Lãnh đạo phe Thiểu số tại Thượng viện Mỹ – lại thúc giục ông Trump bỏ qua lời kêu gọi của các đồng minh tại Hạ viện. Theo ông Schumer, động thái đóng cửa chính phủ sẽ không giúp nhà lãnh đạo “thuyết phục bất kỳ vị nghị sĩ Dân Chủ nào ủng hộ việc tăng thuế để xây dựng một bức tường đắt ‘cắt cổ’, không cần thiết và kém hiệu quả”.
Theo RT, đây không phải lần đầu tiên chính phủ Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, bị đóng cửa. Cụ thể, chính phủ Mỹ đã bị đóng cửa 3 ngày vào hồi tháng 1 năm nay và vài giờ vào tháng tiếp theo do sự bất đồng giữa ông Trump và các chính trị gia Dân Chủ trong các vấn đề di cư và chính sách kiểm soát biên giới.
Theo Danviet
Nga lo Mỹ vẫn nhúng tay can thiệp vào Syria dù rút quân
Một thượng nghị sĩ Nga cảnh báo, Mỹ vẫn có thể nhúng tay can thiệp vào Syria thông qua các đồng minh của nước này bất chấp quyết định rút quân hoàn toàn khỏi Syria của Tổng thống Donald Trump.
Mỹ vẫn có thể nhúng tay can thiệp vào Syria dù rút quân khỏi chiến trường này
Theo hãng tin Tass, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev nhấn mạnh, Mỹ vẫn có thể tiếp tục hành động ở Syria thông qua các đồng minh, bao gồm cả những đối tác chính thức lẫn không chính thức.
Ông Kosachev nói rằng, quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Trump là "bước đi không thể tránh được sau những tuyên bố của Mỹ trước đó về sự "thất bại của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)".
"Theo logic, một khi kẻ thù (IS) bị đánh bại, Mỹ còn chiến đấu chống lại ai?", ông Kosachev viết.
Thượng nghị sĩ Nga bình luận thêm rằng, hiện ông Trump đang phải đối mặt với "hai thách thức trong nước ở Mỹ", một trong số đó là "yêu cầu Mỹ phải quan tâm đến lợi ích của mình nhiều hơn và ngừng chiến tranh vì lợi ích của những người khác".
Mặt khác, một bộ phận khác lại thúc giục ông Trump "giữ cho Syria tránh xa khỏi chính quyền Assad và Nga vì đây có thể được coi là một thất bại của Mỹ".
"Đây là lý do tại sao quyết định rút quân của Trump có thể có hai mặt. Đó là bất chấp rút quân, Mỹ vẫn tiếp tục hành động ở Syria thông qua các đồng minh, kể cả chính thức và không chính thức", thượng nghị sĩ Kosachev nhận định.
Trước đó, hôm 19.12, Tổng thống Donald Trump tuyên bố trên Twitter rằng Mỹ đã đánh bại IS và vì thế quân nhân Mỹ sẽ sớm rút khỏi Syria để trở về nhà.
Theo Danviet
Bão tố bủa vây Trump ở Washington vì Bộ trưởng Mattis từ chức Nhiều nhà lập pháp Mỹ thuộc cả 2 đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ đã gay gắt lên án các chính sách của chính quyền Trump bao gồm cả quyết định rút quân khỏi Syria khiến Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis phải từ chức. Tổng thống Mỹ Donald Trump đang bị chỉ trích gay gắt sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mattis...