Trump chỉ trích New York sơn ‘biểu tượng thù ghét’
Trump gọi việc thành phố New York sơn dòng chữ “Mạng sống người da màu quan trọng” lên Đại lộ thứ Năm là “biểu tượng của sự thù ghét”.
“ Thành phố New York đã cắt giảm ngân sách một triệu USD của cảnh sát, nhưng thị trưởng New York đang lên kế hoạch sơn dòng chữ màu vàng ‘Mạng sống người da màu quan trọng’ to, đắt tiền lên Đại lộ thứ Năm, bôi xấu đại lộ sang trọng này”, Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng Twitter hôm 1/7.
Trump cho rằng dòng chữ này sẽ gây thêm tức giận cho những người thuộc tầng lớp tinh hoa của New York, những người yêu thành phố và vẫn nhớ rõ câu khẩu hiệu khủng khiếp “Nhốt chúng vào rọ, chiên chúng như thịt xông khói” trong phong trào biểu tình “Mạng người da màu quan trọng”.
“Có thể cảnh sát tuyệt vời của chúng ta, những người đã bị vô hiệu hóa và khinh miệt bởi một thị trưởng ghét và không tôn trọng họ, sẽ không để biểu tượng thù hận này gắn với con phố lớn nhất New York. Thay vào đó hãy dùng tiền để chiến đấu với tội phạm”, ông viết thêm.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp ở Nhà Trắng hôm 26/6. Ảnh: AFP.
Các cuộc biểu tình sắc tộc “Mạng sống người da màu quan trọng” đã diễn ra trên khắp nước Mỹ sau cái chết của George Floyd hồi tháng 5. Thành phố New York là một trong những nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do biểu tình.
Trước bài đăng của Trump, Thị trưởng New York Bill de Blasio nói rằng việc sơn dòng chữ trên Đại lộ thứ Năm, ngay bên ngoài Tháp Trump, sẽ được hoàn thành trong vài ngày nữa. Văn phòng thị trưởng tuần trước quyết định cho sơn những dòng chữ này trên đại lộ.
“Rõ ràng chúng tôi muốn Tổng thống nghe thấy bởi ông ấy không bao giờ thể hiện sự tôn trọng với những từ đó”. de Blasio nói.” Khi nghe về ‘Mạng sống người da màu quan trọng’, ông đã cho thấy một thực tế tiêu cực khủng khiếp không tồn tại và bỏ qua ý nghĩa cơ bản là chúng ta phải tôn vinh vai trò của người Mỹ gốc Phi trong lịch sử và xã hội của chúng ta”.
Việc sơn dòng chữ trên đại lộ diễn ra sau khi thành phố quyết định cắt giảm ngân sách từ 95,3 tỷ USD xuống còn 88,19 tỷ USD, trong đó cắt giảm ngân sách dành cho cảnh sát. Các nhà hoạt động cải cách không hài lòng, cho rằng khoản cắt giảm này không đủ để giảm vai trò của Sở Cảnh sát New York trong thành phố.
Trong những tuần biểu tình rầm rộ phản đối bạo lực cảnh sát, Trump không đồng tình với thông điệp của người biểu tình. Hồi giữa tháng 6, ông nói nhiều người biểu tình đã xuống đường mà không biết họ đang biểu tình vì điều gì. Thay vào đó, Tổng thống Mỹ tập trung vào việc bảo vệ lực lượng thực thi pháp luật khỏi những cáo buộc phân biệt chủng tộc có hệ thống.
Thị trưởng Washington Muriel Bowser tháng trước ra lệnh sơn dòng chữ “Mạng sống người da màu quan trọng” gần Nhà Trắng, cũng như đổi tên một con phố gần đó thành “Black Lives Matter Plaza” để gửi thông điệp tới Tổng thống. Nhiều nhà hoạt động chỉ trích động thái này, mô tả đó là biểu hiện vô nghĩa, không có các bước đi thực tế.
Thêm một cảnh sát ở New York bị buộc tội sử dụng vũ lực quá mức với người biểu tình
Theo phóng viên TTXVN tại New York, cảnh sát của thành phố New York bị cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức đối với người biểu tình, Vincent D'Andraia, đã bị bắt giữ ngày 9/6 và bị buộc tội "hành hung sai trái" khi đoạn video được phát trên mạng cho thấy viên cảnh sát này đã đẩy một phụ nữ ngã xuống đất trong cuộc biểu tình sau cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd.
Cảnh sát gác tại Quảng trường Thời đại nhằm ngăn người quá khích trong cuộc biểu tình phản đối hành vi bạo lực của cảnh sát dẫn đến cái chết của người da màu George Floyd, ngày 31/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Việc buộc tội cảnh sát D'Andraia cho thấy sức ép chính trị ngày càng gia tăng đối với lực lượng cảnh sát và giới chức địa phương, buộc họ phải xử lý những hành động sai trái của cảnh sát sau hàng loạt các vụ biểu tình bạo loạn những tuần vừa qua. Người bị đẩy, cô Dounya Zayer, 20 tuổi, cho biết cú đẩy mạnh đã khiến cô bị choáng, lên cơn co giật và vụ việc đã được phóng viên của tờ Newsweek quay video ghi lại.
Luật sư quận Brooklyn, Eric Gonzalez cho biết không thể tha thứ cho việc sử dụng vũ lực quá mức đối với những người có quyền biểu tình hòa bình. Cảnh sát D'Andraia đã bị nghỉ việc không lương sau vụ việc trên và nếu bị kết tội, ông sẽ đối mặt với án tù 1 năm và mức phạt hành chính 1.000 USD.
Hiện các công tố viên đang cân nhắc có thể buộc tội tới 40 cảnh sát vì những vi phạm tương tự trong khi đối phó với người biểu tình những ngày qua. Một số vụ đã bị quay video và hiện đang bị điều tra. Một tổ chức bảo vệ quyền dân sự cũng cho biết đã nhận được hàng trăm các đơn tố cáo cảnh sát có hành động sai trái đối với người biểu tình kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra sau cái chết của công dân George Floyd.
Cùng ngày, cảnh sát trưởng thành phố New York, Dermot Shea cho biết việc điều tra một cảnh sát đập người biểu tình vào cửa xe ô tô của cảnh sát cũng đã đươc chuyển cho bên công tố để xem xét xử lý.
Trong khi đó, Chủ tịch hiệp hội bảo vệ quyền của cảnh sát, ông Patrick Lynch, nơi đại diện quyền lợi cho 24.000 cảnh sát tại thành phố New York, đã lên tiếng chỉ trích Thị trưởng Bill de Blasio và các quan chức đứng đầu ngành cảnh sát thành phố đã "bỏ mặc" quân của mình để gỡ uy tín cho chính họ; rằng chính giới chức thành phố cử cảnh sát tới nơi biểu tình làm nhiệm vụ mà không hề có kế hoạch rõ ràng cũng như các hậu thuẫn cần thiết.
Fan K-pop tuyên bố 'phá' mít tinh của Trump Fan K-pop và người dùng Tiktok cho biết đã cố tình đăng ký nhưng không tham dự, khiến buổi mít tinh của Trump ở Oklahoma ít người hơn dự kiến. Mary Jo Laupp, một người dùng Tiktok, được cho là đã dẫn đầu nỗ lực trên mạng xã hội nhằm "phá hoại" cuộc mít tinh của Tổng thống Donald Trump hôm 20/6 tại...