Trump bán vũ khí cho UAE sát giờ Biden nhậm chức
Mỹ và UAE ký thỏa thuận mua bán 50 tiêm kích tàng hình F-35 và 18 UAV vũ trang chỉ một giờ trước khi Biden tuyên thệ nhậm chức.
Các nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề cho biết chính quyền Donald Trump đã ký thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá 23 tỷ USD với Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vào sáng 20/1, chỉ một giờ trước khi Tổng thống Joe Biden tuyên thệ nhậm chức.
Tiêm kích F-35 Mỹ triển khai đến UAE năm 2019. Ảnh: USAF .
Một quan chức Mỹ cho biết tài liệu hợp đồng được chuẩn bị từ tuần trước giúp UAE có cơ hội chấp thuận lịch trình giao hàng và cấu hình vũ khí được đàm phán từ trước, cũng như chính thức hóa yêu cầu mua khí tài. Hai bên từng hy vọng đạt thỏa thuận vào tháng 12/2020, nhưng thời điểm giao hàng, giá trị hợp đồng, chuyển giao công nghệ và huấn luyện kèm theo đã khiến quá trình đàm phán bị kéo dài. Điều khoản đàm phán ban đầu cho thấy UAE có thể nhận tiêm kích F-35 đầu tiên vào năm 2027.
Ngoài 50 tiêm kích F-35, UAE cũng đặt mua 18 máy bay không người lái (UAV) MQ-9 kèm theo vũ khí và trang thiết bị, đánh dấu hợp đồng bán UAV lớn thứ hai của Mỹ cho một quốc gia.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Mỹ và đại sứ quán UAE tại thủ đô Washington không bình luận về thông tin. Tổng thống Biden từng khẳng định sẽ đánh giá lại thương vụ này.
Mọi thương vụ bán vũ khí của Mỹ ở Trung Đông đều phải đáp ứng thỏa thuận hàng thập kỷ với Israel rằng khí tài do Washington sản xuất không làm suy yếu lợi thế quân sự của Tel Aviv, đảm bảo vũ khí họ cung cấp cho Israel có năng lực vượt trội so với vũ khí họ bán cho nước khác.
Giới chức Israel từng nhiều lần bày tỏ lo ngại khả năng Mỹ bán tiêm kích tàng hình F-35 cho các nước Arab, cho rằng nó sẽ ảnh hưởng tới cán cân sức mạnh quân sự trong khu vực.
Cựu tổng thống Trump hồi tháng 9/2020 chủ trì lễ ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ lịch sử giữa Israel và UAE, Bahrain tại Nhà Trắng, sự kiện được coi là chiến thắng ngoại giao lớn của Trump.
Tổng thống Trump đối đầu với các thượng nghị sĩ trong thương vụ tỷ đô
Ba thượng nghị sĩ Mỹ ngày 18-11 cho biết sẽ tìm cách ngăn chặn nỗ lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump bán 50 tiêm kích F-35 và các hệ thống vũ khí khác trị giá hơn 23 tỉ USD cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), tạo nên 1 cuộc đối đầu mới ngay trước khi Tổng thống rời nhiệm sở.
Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Bob Menendez, Chris Murphy và Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Rand Paul sẽ đưa ra 4 nghị quyết riêng biệt về việc không chấp thuận kế hoạch bán máy bay không người lái Reaper, máy bay chiến đấu F-35 USD, tên lửa không đối không và các loại vũ khí khác trị giá hơn 23 tỷ đô la Mỹ cho UAE của Tổng thống Donald Trump.
Lý do được đưa ra là, vụ mua bán khổng lồ có thể làm thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông vì cho đến hiện tại Israel là nước duy nhất có F-35 của Mỹ trong khu vực. Hơn nữa, nhiều nhà lập pháp Mỹ lo lắng về việc UAE có thể sẽ sử dụng những loại vũ khí này trong các cuộc tấn công gây hại cho dân thường ở Yemen, nơi cuộc nội chiến được coi là một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.
Tiêm kích F-35 có mặt trong danh sách vũ khí Mỹ sẽ bán cho UAE
Trước đó, vào ngày 10-11, chính quyền Tổng thống Trump đã chính thức trình lên quốc hội kế hoạch bán 50 tiêm kích F-35, 18 hệ thống máy bay không người lái được vũ trang tiên tiến và một gói tên lửa không đối không và không đối đất trong một thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá hơn 23 tỉ USD với UAE.
Thỏa thuận này, theo biện giải của chính quyền ông Trump, là nhằm mục đích ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng từ Iran, bất chấp những mối lo ngại từ phía Israel.
Tuy nhiên với việc Tổng thống đắc cử Joe Biden sắp nắm quyền, thì ông Biden có thể cho dừng thương vụ này lại với những lý do an ninh quốc gia. Điều này khiến số phận thương vụ mua bán vũ khí trị giá hàng chục tỷ USD của ông Trump khó có thể đoán định.
Thực tế là, theo luật pháp Mỹ, mặc dù các nghị quyết đưa ra nhưng sẽ chỉ là hành động "đào xới" vấn đề để thu hút sự chú ý của các nhà lập pháp khác và có thể trì hoãn thương vụ trên nhưng không có khả năng ngăn chặn 1 cuộc mua bán sẽ diễn ra.
Từ trái qua phải: Ngoại trưởng Bahrain Abdullatif bin Rashid al Zayani, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế UAE Sheikh Abdullah bin Zayed al Nahyan tại lễ ký kết thỏa thuận hòa bình.
Luật của Mỹ cho phép các thượng nghĩ sĩ bỏ phiếu đệ trình những nghị quyết không phê chuẩncác thỏa thuận mua bán vũ khí lớn. Tuy nhiên, để có hiệu lực, các nghị quyết bác bỏ phải thông qua Thượng viện vốn do Đảng Cộng hòa chiếm đa số, đồng thời cũng phải được sự chấp thuận của Hạ viện cũng như phải "vượt qua" quyền phủ quyết của Tổng thống Trump.
Các nguồn tin cho biết chính quyền Tổng thống Trump đang nỗ lực tìm cách gấp rút tiến hành thương vụ mua bán này, động thái mới nhất chính là việc làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình giữa UAE và Israel.
UAE bỏ đạo luật tẩy chay Israel, Mỹ ráo riết thực hiện tầm nhìn về Trung Đông Mỹ đang hồ hởi thực hiện tầm nhìn hòa bình về Trung Đông, với việc UAE hủy bỏ đạo luật tẩy chay Israel. Chưa đầy 2 tuần sau thỏa thuận hướng tới bình thường hóa quan hệ, Chính phủ Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vừa thông báo sắc lệnh hủy bỏ đạo luật tẩy chay Israel, đánh dấu việc mở...