“Trùm” xe điện Trung Quốc bị từ chối nhà máy tỷ USD tại Ấn Độ
BYD – hãng ô tô nội địa bán chạy nhất Trung Quốc – bị Ấn Độ từ chối cho xây nhà máy 1 tỷ USD tại nước này.
BYD là cái tên đang nổi lên khi lần đầu tiên vượt qua Volkswagen trong bảng xếp hạng vào quý đầu tiên của năm 2023 tại thị trường Trung Quốc, nhờ các mẫu xe điện đang rất được lòng khách hàng nội địa.
Mới đây, Ấn Độ đã bác kế hoạch xây nhà máy xe điện trị giá 1 tỷ USD của liên doanh giữa hãng xe BYD (Trung Quốc) và công ty Megha Engineering and Infrastructures (Ấn Độ).
Bộ Thương mại Ấn Độ, Cục Xúc tiến Công nghiệp và Thương mại Nội địa Ấn Độ đã từ chối với lý do lo ngại về an ninh.
Trước BYD, hãng xe Trung Quốc Great Wall Motor cũng đã bị từ chối kế hoạch mua nhà máy của General Motors tại Ấn Độ. Chi nhánh của hãng xe Trung Quốc SAIC Motor Corp tại Ấn Độ cũng đang bị điều tra cáo buộc vi phạm quy định tài chính.
Video đang HOT
Các sản phẩm xe điện của BYD được giới thiệu trong một sự kiện sự kiện tại Tokyo, Nhật Bản (Ảnh: Shoichiro Taguchi).
Ấn Độ hiện là nhà sản xuất và cũng là thị trường xe 2 bánh lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là thị trường ô tô lớn thứ ba thế giới chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Chính phủ nước này cũng đã đưa ra một loạt chính sách như giảm thuế cho người tiêu dùng để thúc đẩy thị trường xe điện.
Các hãng xe điện nội địa Ấn Độ cũng được ưu đãi lớn về thuế, phí, có thể giảm thời gian thử nghiệm để sớm đưa sản phẩm ra thị trường.
Do vậy, Ấn Độ được đánh giá là thị trường có tiềm năng lớn về năng lượng bền vững, trong đó có năng lượng mặt trời, pin và xe điện. Tháng trước, giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi khi ông Modi có chuyến thăm Mỹ.
“Ông ấy mong muốn chúng tôi sớm đầu tư lớn vào Ấn Độ. Tôi tự tin Tesla sẽ có mặt tại Ấn Độ và làm điều đó sớm nhất có thể”, Musk chia sẻ với Bloomberg sau cuộc gặp.
Không chỉ dừng lại ở Trung Quốc, tham vọng của BYD là sẽ thống lĩnh các thị trường mới nổi, gồm châu Âu, Đông Nam Á và Nam Á. BYD đã tiến vào thị trường Mexico, Tây Ban Nha và Anh. Sau khi xuất khẩu lô xe đầu tiên sang Na Uy năm 2021, BYD hiện còn bán sang Singapore, Thụy Điển.
Tại Đông Nam Á, BYD đang xây dựng cơ sở sản xuất đầu tiên ở Thái Lan với công suất 150.000 xe/năm. Ngoài ra, BYD cũng đang xem xét đặt thêm nhà máy ở một quốc gia lân cận khác như Việt Nam, Philippines và Indonesia.
Nam Phi: Việc bắt Tổng thống Vladimir Putin là lời tuyên chiến
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cảnh báo việc thi hành lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ là "lời tuyên chiến" chống lại Moscow.
Tổng thống Putin dự kiến tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng tới tại TP Johannesburg - Nam Phi.
Tổng thống Ramaphosa viết trong hồ sơ tòa án được công bố hôm 18-7: "Nga đã làm rõ rằng việc bắt giữ tổng thống đương nhiệm của họ sẽ là một lời tuyên chiến. Việc mạo hiểm tham chiến với Nga không phù hợp với hiến pháp của chúng ta".
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa bắt tay với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Nga hồi tháng 6-2023. Ảnh: Reuters
Ông Ramaphosa lập luận động thái như vậy cũng sẽ khiến ông thất bại trong nhiệm vụ bảo vệ Nam Phi.
Hồi tháng 3, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết bất kỳ nỗ lực nào để bắt giữ ông Putin cũng sẽ là lời tuyên chiến.
Là một thành viên của ICC, Nam Phi được yêu cầu tuân thủ lệnh của tòa án, bao gồm cả phán quyết hồi tháng 3 về việc bắt giữ ông Putin vì những cáo buộc liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Song song đó, nước này cũng là thành viên đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS (gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil) năm nay trong bối cảnh tìm cách duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Nga.
Ông Ramaphosa đến nay vẫn chống lại áp lực từ Mỹ trong việc lên án Moscow về cuộc xung đột ở Ukraine, duy trì sự trung lập về vấn đề này và cho rằng việc mở rộng về phía Đông của NATO đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng.
Đảng đối lập hàng đầu của Nam Phi, Liên minh Dân chủ (DA), yêu cầu chính phủ bắt giữ ông Putin và giao ông cho ICC nếu ông đặt chân vào nước này. Trong khi đó, theo đài RT, ông Ramaphosa cho hay Nam Phi đang tìm cách được miễn trừ nghĩa vụ tuân thủ lệnh của ICC vì việc bắt giữ ông Putin có thể gây nguy hiểm cho "an ninh, hòa bình và trật tự của nước này".
Phó Tổng thống Paul Mashatile được cho là đã đề nghị tổng thống Nga không tham dự hội nghị thượng đỉnh. Theo hãng tin Reuters, Điện Kremlin vẫn chưa công khai liệu tổng thống Nga có tham dự hội nghị thượng đỉnh hay không và ông Ramaphosa cũng cho biết chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra.
Những rào cản của Ấn Độ trên đường vượt qua nền kinh tế Mỹ Theo ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, Ấn Độ đang trên đà vượt mặt Mỹ trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, quốc gia Nam Á này sẽ cần phải vượt qua một số rào cản mang tính quyết định. Tổng thống Mỹ Joe Biden (bên phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Nhà Trắng....