Trùm truyền thông Hong Kong ra tòa
Trùm truyền thông Hong Kong Jimmy Lai ra tòa hôm nay trong phiên điều trần nhằm giành quyền tại ngoại.
“Phiên điều trần hôm nay có thể là phiên tòa quan trọng nhất trong lịch sử Hong Kong sau năm 1977″, Antony Dapiran, một luật sư người Hong Kong, nhận định về nỗ lực xin bảo lãnh của Jimmy Lai.
Jimmy Lai, 73 tuổi, ông chủ của Apple Daily, là một trong hơn 100 nhà hoạt động ở Hong Kong bị bắt theo Luật An ninh Quốc gia mà Bắc Kinh ban hành hồi tháng 6. Lai bị buộc tội “thông đồng với thế lực nước ngoài” vì đã kêu gọi các nước phương Tây áp đặt trừng phạt Hong Kong và Trung Quốc đại lục.
Trùm truyền thông Hong Kong Jimmy Lai tới phiên tòa sáng nay. Ảnh: AP
Lai bị bắt hồi tháng 12/2020 và ban đầu được tại ngoại, sau khi đồng ý tuân thủ nhiều yêu cầu nghiêm ngặt, bao gồm quản thúc tại gia và không được trả lời phỏng vấn hay phát ngôn trên mạng xã hội.
Video đang HOT
Nhưng vài ngày sau, Tòa phúc thẩm Hong Kong quyết định đưa ông trở lại nhà giam trong thời gian chờ đợi phiên điều trần tuần này. Trong phiên điều trần, các thẩm phán hàng đầu của Hong Kong sẽ phải xem xét trường hợp của Lai giữa Luật An ninh Quốc gia và hệ thống luật của đặc khu.
Giới chuyên gia pháp lý nhận định kết quả của phiên tòa sẽ cho thấy liệu cơ quan tư pháp Hong Kong có sẵn lòng đi ngược lại Luật An ninh Quốc gia hay không.
“Đây là cơ hội đầu tiên cho tòa án cấp cao nhất của Hong Kong thể hiện quan điểm của mình về Luật An ninh Quốc gia, cũng như thể hiện cơ quan này có thể làm theo hệ thống thông luật của Hong Kong và các biện pháp bảo vệ nhân quyền hiện hành hay không”, luật sư Dapiran nói.
Luật An ninh Quốc gia là bước ngoặt trong quan hệ Hong Kong với Trung Quốc đại lục từ khi thành phố được trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Luật này hình sự hóa hành vi và cho phép nhân viên an ninh Trung Quốc đại lục hoạt động trong đặc khu, cũng như trao quyền xét xử cho Trung Quốc đại lục trong một số trường hợp.
Luật An ninh Quốc gia do Bắc Kinh ban hành không có quy định bảo lãnh, trong khi đây là một biểu tượng của hệ thống luật pháp thông luật đặc thù của Hong Kong.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đại lục đã tuyên bố Lai có tội, mong đợi các thẩm phán Hong Kong sẽ sát cánh cùng Bắc Kinh trong vấn đề an ninh quốc gia, nghĩa là bất kỳ động thái nào đi ngược lại với Luật An ninh Quốc gia đều có thể khiến cơ quan tư pháp Hong Kong rơi vào tình thế xung đột với chính quyền trung ương.
Bắc Kinh ủng hộ bắt trùm truyền thông Hong Kong
Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau ủng hộ vụ bắt Jimmy Lai, cho rằng cần "trừng trị nghiêm khắc" những người đe dọa an ninh quốc gia.
"Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ cảnh sát đặc khu hành chính Hong Kong bắt Jimmy Lai và 7 người khác, nhấn mạnh rằng mọi sự cấu kết với các lực lượng bên ngoài đều đe dọa an ninh quốc gia. Tình trạng hỗn loạn ở Hong Kong cần bị trừng trị nghiêm khắc theo luật pháp", phát ngôn viên Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau (HKMAO) thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay cho biết.
Phát ngôn viên HKMAO mô tả Lai là "đại diện của những kẻ chống Trung Quốc và chống Hong Kong", cho rằng trùm truyền thông Hong Kong là "mối đe dọa cần loại bỏ" trước khi hòa bình và ổn định trở lại đặc khu.
Jimmy Lai trong xe cảnh sát sau khi bị bắt sáng 10/8. Ảnh: SCMP.
"Ông ta ngang nhiên kêu gọi người dân đấu tranh cho nước Mỹ, tham gia vào hoạt động lên kế hoạch, tổ chức và tiến hành biểu tình trái pháp luật, sử dụng công cụ truyền thông để phát tán tin đồn và kích động bạo lực", quan chức Trung Quốc nói, thêm rằng cần xử lý mạnh tay với Lai và những đồng phạm.
Cảnh sát Hong Kong bắt Jimmy Lai sáng 10/8 với cáo buộc thông đồng cùng các lực lượng nước ngoài và lừa đảo. Hai con trai của Lai cùng lãnh đạo tờ Apple Daily thuộc sở hữu của ông, trong đó có giám đốc điều hành Cheung Kim-hung và giám đốc tài chính Chow Tat-kuen, cũng bị bắt sau đó.
Lai, 71 tuổi, là chủ sở hữu Apple Daily và Next Magazine, hai tờ báo có quan điểm ủng hộ dân chủ và thường xuyên chỉ trích Trung Quốc đại lục. Ông là một trong số ít doanh nhân Hong Kong thường công kích Bắc Kinh, từng bị truy tố vì chống lệnh cấm tụ tập trong cuộc biểu tình ở thành phố hồi năm ngoái.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc từng mô tả Lai là "kẻ gây rối", "thủ lĩnh bè lũ 4 tên cấu kết với nước ngoài để phá hoại đất nước" và đứng sau cuộc biểu tình lớn ở Hong Kong hồi năm ngoái.
Phát ngôn viên Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về vụ bắt Jimmy Lai và những người khác, kêu gọi giới chức Hong Kong xem xét các trường hợp này để "đảm bảo vụ bắt giữ không ảnh hưởng tới các quyền được bảo vệ theo luật nhân quyền quốc tế và Luật Cơ bản của Hong Kong".
Luật an ninh Hong Kong hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật an ninh mới chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ, trong khi quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo.
Giám đốc Huawei có thể mắc kẹt giữa Canada và Mỹ Nỗ lực chống dẫn độ của giám đốc Huawei có thể kéo dài và gặp khó do những thỏa thuận "có đi có lại" giữa Washington và Ottawa, theo chuyên gia luật Canada. Đội ngũ pháp lý của Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, người bị bắt ở Canada hồi cuối năm 2018, thời gian qua đã nỗ lực đưa ra...