“Trùm hacker” là sinh viên của lớp kĩ sư tài năng
Số tiền kiếm được từ việc bán thông tin thẻ tín dụng chôm chỉa, cậu sinh viên lớp kĩ sư tài năng của Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh đưa hết cho bố để mua đất tại Bình Dương và TP Hồ Chí Minh.
Báo CAND đã đưa tin ban đầu về việc Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao triệt phá “ thế giới ngầm” (gọi tắt là UG) của bọn tội phạm sử dụng công nghệ cao, bắt 9 đối tượng trong ổ nhóm lập ra các diễn đàn trong UG của tội phạm sử dụng công nghệ cao, hack thông tin thẻ tín dụng (cc) của người nước ngoài để ship hàng hóa về Việt Nam nhằm chiếm đoạt nhiều tỉ đồng.
Tiếp tục mở rộng vụ án, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt giữ thêm một số đối tượng khác, trong đó đáng chú ý có 1 “ trùm hacker”, chuyên hack vào các tài khoản của người nước ngoài để trộm cắp thông tin thẻ tín dụng (cc). Đáng tiếc rằng đây là một sinh viên rất giỏi, đang học lớp kĩ sư tài năng của Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh…
Tìm ra “trùm hacker” là một sinh viên của lớp kĩ sư tài năng
Đó là Nguyễn Văn Hòa, 23 tuổi, trú tại khu phố 6, phường 3, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, hiện đang là sinh viên lớp kĩ sư tài năng (Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh) vừa bị cơ quan CSĐT – Bộ Công an bắt giữ. Riêng đối tượng này bị khởi tố và bắt tạm giam với tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác, bởi đây chính là “trùm hacker” của các diễn đàn trong thế giới ngầm UG.
Đáng tiếc rằng, Hòa học rất giỏi, đặc biệt là về công nghệ thông tin. Chính vì niềm đam mê về công nghệ mà Hòa có thể ngồi nhiều giờ, nhiều ngày để nghiên cứu và viết lập trình. Nguyên nhân chính đã đẩy Nguyễn Văn Hòa vào con đường phạm tội chính là việc tham gia vào diễn đàn UG – trở thành công cụ để kiếm tiền bất hợp pháp cho các đối tượng khác.
“Trùm hacker” Nguyễn Văn Hòa bị bắt giữ cùng tang vật vụ án.
Theo lời khai của Hòa, cậu ta bắt đầu hoạt động trong “thế giới ngầm” từ năm 2010. Đây là đối tượng trực tiếp sử dụng kiến thức về công nghệ thông tin để tấn công vào các trang web nước ngoài để lấy cắp thông tin, thẻ tín dụng của người nước ngoài. Lấy cắp được thông tin và thẻ tín dụng, cậu ta lên mạng Internet để bán cho các đối tượng trong nước lấy tiền. Tất cả số tiền đó được chuyển đến tài khoản mang tên Nguyễn Văn Hòa tại Ngân hàng Đông Á. Tổng số tiền mà các đối tượng mua cc chuyển đến tài khoản của Nguyễn Văn Hòa hơn 7 tỉ đồng.
Theo ước tính, Hòa đã tấn công vào rất nhiều trang web và lấy cắp được khoảng 300.000 thông tin thẻ tín dụng. Nếu mỗi thông tin thẻ tín dụng này mà được các đối tượng sử dụng để ship một mặt hàng trị giá khoảng 3 triệu đồng thì tổng số tiền mà các chủ thẻ nước ngoài bị chiếm đoạt lên tới 900 tỉ đồng. Mặc dù kiếm được rất nhiều tiền nhưng Hòa lại không hề ăn chơi thậm chí không hề quan tâm tới việc chăm sóc bản thân. Khi bắt giữ Hòa, các điều tra viên cũng cảm thấy ngạc nhiên khi thấy người Hòa hôi hám bẩn thỉu, móng tay, móng chân toàn đất… Thậm chí nơi ăn ở của đối tượng này cũng rất nhếch nhác, không hề được sự quan tâm, chỉ dẫn của gia đình.
Video đang HOT
Toàn bộ số tiền kiếm được từ việc bán cc, theo Hòa khai, cậu ta đã gửi hết về nhà cho ba là ông Nguyễn Đông H.. Số tiền mà Hòa đã gửi cho gia đình là hơn 4 tỉ đồng, đặc biệt trong hai ngày 23 và 24-4-2012, Hòa đã gửi 1 tỉ đồng. Toàn bộ số tiền mà Nguyễn Văn Hòa gửi về gia đình được dùng để mua đất tại Bình Dương và TP Hồ Chí Minh.
Sự sa ngã của Nguyễn Văn Hòa thật đáng tiếc, bởi nếu phát triển đúng, có thể cậu ta sẽ là một con người tài năng và có ích cho đất nước. Thế nhưng, bây giờ, Hòa đang phải đối mặt với một mức án thích đáng của pháp luật. Đây là bài học dành cho các học sinh, sinh viên trẻ, có khả năng về công nghệ thông tin, nếu không tỉnh táo trước sự cám dỗ của việc phạm tội trong “thế giới ảo” thì sẽ trượt dài và mất hết tương lai, bởi dù tưởng là ảo nhưng hành vi phạm tội trước sau cũng sẽ bị cơ quan Công an phát giác.
Thêm nữa là bài học cho các gia đình trong việc quản lí con cái trong thời công nghệ. Không quan tâm, hỏi han, kiểm tra về số tiền mà con cái kiếm được quá lớn, đã vội thỏa mãn với “thành tích” đó chính là cái giá đắt phải trả cho bậc phụ huynh khi tận mắt chứng kiến con mình bị bắt. Lúc này, sự ân hận cũng đã quá muộn màng.
Khởi tố 13 đối tượng, bắt tạm giam 12 đối tượng phạm tội
Thông tin mới nhất chúng tôi nhận được, chiều 16/1, Viện KSND tối cao đã phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can của Cơ quan CSĐT Bộ Công an đối với 13 đối tượng. Theo đó, 12 đối tượng bị khởi tố về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (theo điều 226b của BLHS), gồm: Huỳnh Phước Mẫn; Phạm Thái Thành; Lê Văn Hào Hoa; Phạm Trí Nhựt Quang; Vương Quốc Nhã; Vũ Việt Dũng; Lê Vĩnh Anh Văn; Nguyễn Ngọc Hảo; Vũ Đình Hùng; Nguyễn Quang Nhựt; Đỗ Hà Duy Thanh và Nguyễn Thị Diệu Ni (hai vợ chồng); khởi tố đối tượng Nguyễn Văn Hòa về tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác. Viện KSND tối cao cũng đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam đối với 12 đối tượng, đối tượng Nguyễn Thị Diệu Ni được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cơ quan điều tra đang lấy lời khai của một đối tượng bị bắt giữ.
Theo lời khai của các đối tượng bị bắt giữ thì chúng đều tham gia vào hai diễn đàn dành cho giới tội phạm trong UG, chuyên trộm cắp cc của người nước ngoài, trao đổi, cung cấp các công cụ kĩ thuật để xâm nhập trái phép vào các website, mua bán và sử dụng trái phép cc của người nước ngoài, câu kết với nhau để mua hàng hóa trên mạng bằng cc trộm cắp được. Trên diễn đàn này, bọn chúng trộm cắp, chia sẻ, cho nhau các cc trộm cắp được, hoặc bán với giá cũng rất rẻ, từ 1-2 USD/cc.
Có các cc này, các đối tượng dùng mua hàng trên các trang bán hàng qua mạng như: newegg.com, walmart.com, bnamin.com… để mua các loại hàng hóa (nhiều nhất là các loại hàng điện tử đắt tiền như điện thoại di động Iphone, Ipad, máy tính xách tay…), sau đó trực tiếp ship, hoặc thuê người ship hàng về Việt Nam với tỉ lệ chia cho người ship thuê là 20-30% giá trị lô hàng. Số tiền các đối tượng thu được từ những việc làm bất chính trên rất lớn. Chẳng hạn, Huỳnh Phước Mẫn được hưởng lợi 800 triệu đồng; Lê Văn Hào Hoa thu được 1,3 tỉ đồng; Phạm Trí Nhựt Quang được 200 triệu đồng; Nguyễn Ngọc Hảo được 700 triệu đồng…
Ngoài ra, một số đối tượng còn thu được khá nhiều tiền từ các việc quản trị các diễn đàn trong UG. Như Huỳnh Phước Mẫn là người tạo ra diễn đàn vietexpert.info. Theo quy định, mỗi thành viên tham gia phải nộp vào tài khoản WMZ (tiền điện tử) của Mẫn 100 USD. Vũ Đình Hùng, tham gia quản trị kĩ thuật diễn đàn vietexpert.info từ năm 2012 với mục đích cài đặt, cấu hình, bảo trì các dịch vụ web trên máy chủ.
Trong quá trình quản trị kĩ thuật diễn đàn, Hùng có thể ra “thanked” (số lần được các thành viên cảm ơn trong bài viết, số “thanked” càng nhiều, thành viên có thể xem những bài viết có mức độ ẩn cao) để bán cho các thành viên trong diễn đàn với giá 10 USD/ 100 thanked. Từ ngày 12/6/2012 đến nay, Hùng đã bán được 24.770 thanked, tương đương 2.477 USD…
Theo CAND
Mánh lừa đoạt tiền qua điện thoại
Ngày 16/1, ông N.V.N (ngụ Q.1, TP HCM) đã đến tòa soạn Báo Thanh Niên gửi đơn tố cáo một nhóm người lạ gọi đến điện thoại bàn của nhà ông tự xưng là tổng đài VNPT, công an, Viện KSND hù dọa chủ thuê bao nợ tiền cước, dính líu pháp luật, bỏ tù nếu không chuyển tiền cho chúng.
Ông N. đến tòa soạn gửi đơn tố cáo
Ở tù nếu không chuyển tiền
Theo đó, khoảng 13 giờ ngày 13/1/2014, nạn nhân nhận được điện thoại (ĐT) bàn thông báo ông đang sử dụng thuê bao số ĐTDĐ 091693968... nợ tiền cước hơn 8,9 triệu đồng, nếu không thanh toán sẽ bị truy tố. Chưa dứt lời, người kia buông lời xoa dịu: "Quý khách thắc mắc xin bấm tiếp số 9 gặp tổng đài VNPT xác minh".
Lập tức, ông N. bấm số 9 và có người tự xưng là tổng đài VNPT, xác nhận nội dung trên. Thậm chí, "tổng đài" còn đọc chính xác họ tên, số CMND của ông N. khiến ông tin đó là sự thật. Chưa hết, người này chuyển máy cho nạn nhân gặp "Công an TP Hà Nội", rồi một người đàn ông tự xưng là điều tra viên, tiết lộ rằng ông N. đang liên quan một vụ án ngân hàng ở Hà Nội. Tài khoản ngân hàng của ông được dùng để chuyển tiền cho đường dây buôn lậu quốc tế... "Điều tra viên" yêu cầu ông N. thành khẩn khai báo toàn bộ tài sản hiện có (2 lượng vàng - PV).
Nói đến đây, ông N. lại được gặp cả đại diện của "Viện KSND Hà Nội" để xét hỏi tiếp. Sau đó, ông N. bị dọa sẽ ở tù nếu không bán 2 lượng vàng rồi chuyển tiền mặt vào tài khoản của "bà viện trưởng" mang tên Ngô Thị Mỹ Tiên để "phục vụ công tác điều tra". Ông N. được hứa hẹn rằng sau khi "chuyên án" kết thúc, "ban chuyên án" sẽ trả lại số tiền trên. Đến 15 giờ 30 cùng ngày, ông N. mang 2 lượng vàng bán được hơn 70 triệu đồng, chuyển hết vào tài khoản trên.
"Chúng đóng kịch rất giỏi và dùng lời lẽ, ngôn từ giống hệt cơ quan tố tụng. Chúng liên tục đe dọa gây áp lực để cho mình không còn tỉnh táo. Khi bình tĩnh lại thì tiền đã chuyển cho chúng và đã bốc hơi" - ông N. bức xúc.
"Hù" dính đường dây ma túy xuyên Việt
Tương tự, theo lời trình bày của ông Lê Văn H. (45 tuổi, ngụ P Hố Nai, TP Biên Hòa, Đồng Nai), trưa 24/12/2013, ông nhận cuộc ĐT thông báo mình đã vay 39 triệu đồng của một ngân hàng ở Hà Nội nhưng chưa trả. Vì thế, ngân hàng đang kiện ông ra tòa về tội chiếm đoạt tài sản. Người thông báo cũng bảo ông H. bấm phím số 9 và rồi được người khác tiếp chuyện.
"Bất ngờ vì thông tin cá nhân của tôi, người này biết chính xác 100%. Họ nói tôi liên quan đến vụ vay tiền có thể bị bỏ tù. Sau đó, họ hướng dẫn tôi bấm số 113 gặp cảnh sát thụ lí hồ sơ, thông tin chi tiết hơn", ông H. chưa hết bàng hoàng kể.
Lập tức, ông H. bấm số 113 gặp người đàn ông tự xưng là công an đang thụ lí vụ việc. "Người này buộc tôi phải khai báo đầy đủ những câu hỏi để anh ta ghi âm làm bằng chứng trước tòa; đồng thời yêu cầu tôi tắt tất cả các thiết bị điện tử, ĐTDĐ, internet... không cho phép người nào đứng bên cạnh để nghe, nếu có người thứ ba biết chuyện thì sẽ bị phạt tù từ 7 - 8 năm vì đây là thông tin bí mật nên không thể tiết lộ cho ai biết", ông H. nhớ lại.
Ngoài ra, ông H. cũng bị yêu cầu phải khai rõ trị giá tài sản của gia đình. Chưa dừng lại ở đó, nạn nhân còn bị cho là liên quan đến đường dây buôn ma túy nên phải nộp 50 triệu đồng cho tòa án để được bảo lãnh tại ngoại.
"Sau khi điều tra nếu tôi trong sạch thì sẽ trả lại tiền. Nếu không nộp số tiền trên, trong vòng 24 giờ sẽ bị bắt tạm giam để điều tra", ông H. kể tiếp. Sau đó, bọn chúng cho ông H. số tài khoản để chuyển tiền. Tuy nhiên, ông H. không có tiền nộp nhưng không thấy chúng gọi lại...
Khá giống các trường hợp trên, anh Trịnh Quốc L. (32 tuổi, ngụ P.Hố Nai, TP.Biên Hòa, Đồng Nai), kể: Khoảng 10 giờ ngày 3/1/2014, anh cũng nhận được ĐT bàn gọi đến, người đầu dây bên kia giới thiệu đang công tác ở TAND H.Thống Nhất (Đồng Nai). Người này thông báo cho anh L. biết anh đang bị truy tố về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và chống đối người thi hành pháp luật... cũng do vay mượn tiền ngân hàng. Do am hiểu pháp luật, anh L. cự lại rồi người lạ cúp máy luôn.
Một cán bộ của Công an TP HCM khẳng định: "Đây là trò lừa đảo qua ĐT, na ná như thủ đoạn của nhóm người nước ngoài lưu trú Việt Nam gọi ra nước ngoài tự xưng là cơ quan công an, viện KSND, tòa án, ngân hàng và đề nghị chủ tài khoản cung cấp tài khoản ngân hàng do đang bị tin tặc tấn công... Theo quy định ngành, Cảnh sát 113 không có thẩm quyền thụ lí điều tra vụ án".
Tội phạm có thể sử dụng công nghệ cao
Theo ông Ngô Tuấn Anh - Phó chủ tịch phụ trách an ninh mạng Công ty Bkav, kẻ gian có thể sử dụng một tổng đài loại nhỏ để can thiệp vào đường dây ĐT cố định của nạn nhân. Cụ thể đường dây của nạn nhân có thể đã bị cắt và nối qua tổng đài của kẻ xấu như một trạm trung gian. Tổng đài trung gian này có khả năng được thiết lập chế độ để các cuộc gọi đi gọi đến hoàn toàn bình thường nhưng nếu gọi đến một số ĐT mà chúng định sẵn (ở đây là số 113) thì sẽ chuyển đến một số máy khác để đánh lừa nạn nhân là đang nói chuyện với Cảnh sát 113. Theo ông Ngô Tuấn Anh, hiện các loại tổng đài loại nhỏ này có thể dễ dàng kiếm được trên thị trường với mức giá chỉ vài triệu đồng.
Chiều 16/1, PV Thanh Niên đã liên hệ với lãnh đạo bộ phận truyền thông Tập đoàn VNPT, nhưng vị này cho biết sẽ xác minh thông tin rồi trả lời sau.
Theo Thanh Niên
Bắt khẩn cấp 7 nghi can huấn luyện trộm cắp thông tin tín dụng Sáng 9-1, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), cục Cảnh sát điều tra tội phạm về TT-XH (C45), Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, khám xét nơi ở của 9 nghi phạm ở nhiều nơi như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh. Đỗ Hà Duy Thanh, một thành viên quản trị của trang...