‘Trùm’ cầm đầu lừa lao động Việt Nam sang Campuchia là người Trung Quốc
Cục Cảnh sát hình sự cảnh báo người dân trước khi đi làm việc ở nước ngoài cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm định đến làm việc, thông tin nhân thân của người giới thiệu, cùng đi ra nước ngoài làm.
Công an làm việc với một nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia – Ảnh: Bộ Công an
Ngày 4-7, Bộ Công an có thông tin và khuyến cáo về tình trạng người dân bị lừa sang Campuchia lao động, làm “việc nhẹ, lương cao” nhưng thực chất là bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản, nguy hiểm đến tính mạng.
Bộ Công an cho biết các nạn nhân bị lừa sang Campuchia làm việc chủ yếu trong độ tuổi từ 18 – 35 tuổi, thông qua tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội ( Zalo, Facebook…) hoặc từ bạn bè, người quen rủ rê, giới thiệu sang Campuchia làm “việc nhẹ nhàng, lương cao”.
Tuy nhiên, sau khi qua Campuchia, nạn nhân bị tuyển vào làm việc tại các cơ sở tổ chức hoạt động lừa đảo như đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo… trên không gian mạng.
Đáng chú ý, nạn nhân còn bị cưỡng ép lao động từ 12 – 16 tiếng/ngày, không cho ra khỏi cơ sở. Bị bán sang các chủ sử dụng lao động khác hoặc bắt gọi điện về cho gia đình, người thân tại Việt Nam để nộp tiền chuộc từ 3.000 USD đến 30.000 USD mới cho về nước.
Nhiều trường hợp bỏ trốn khi chưa có tiền chuộc, đã bị các đối tượng sử dụng lao động đánh đập, ngược đãi, bán sang cơ sở khác nhau.
Video đang HOT
Các cơ sở cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản của công dân Việt Nam tập trung chủ yếu tại Campuchia ở các khu vực như Bavet – tỉnh Svay Rieng, Poipet – tỉnh Banteay Meanchay, thành phố Shihanoukville – tỉnh Preah Shihanouk, Chrey Thom – tỉnh Kandal và tại thành phố Phnom Penh.
Người cầm đầu hoạt động cưỡng bức lao động và đòi tiền chuộc, cưỡng đoạt tài sản là những người Trung Quốc, có sự tham gia, giúp sức của một số người Việt hiện đang hoạt động tại Campuchia.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng chức năng Việt Nam phối hợp với lực lượng chức năng Campuchia giải cứu hơn 250 trường hợp bị lừa sang lao động trái phép tại Campuchia.
Hiện nay, tình hình công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Campuchia làm việc tại các cơ sở đánh bạc trực tuyến, bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp.
Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cảnh báo và đề nghị người dân cần cảnh giác trước các lời mời, kêu gọi qua Campuchia làm “việc nhẹ, lương cao”, không mất chi phí đi lại… của các đối tượng trên mạng xã hội.
Trước khi xác định nhận lời mời đi làm, nhất là đi làm việc ở nước ngoài cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm định đến làm việc, đặc điểm, thông tin nhân thân của người giới thiệu và cùng đi làm việc tại đó.
Người dân nên tham khảo ý kiến của mọi người và cung cấp thông tin cho gia đình, người thân về địa điểm nơi làm việc và công việc của mình, thông tin về người cùng đi trước khi quyết định xuất cảnh.
Khi phát hiện thông tin về các đối tượng, đường dây lôi kéo, môi giới, tổ chức đưa người sang Campuchia làm việc, nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo, mua bán người, cần thông báo cho người thân, gia đình và kịp thời trình báo cho cơ quan công an.
Phá đường dây mua bán hơn 6,2 triệu dữ liệu cá nhân trên toàn quốc
Đường dây mua bán dữ liệu, thông tin cá nhân trái phép với 6,2 triệu dữ liệu khách hàng trên toàn quốc vừa bị Công an tỉnh Thừa Thiên Huế triệt phá.
Chiều 15/1, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (ANM&PCTPSDCNC) vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế và một số đơn vị nghiệp vụ triệt xóa đường dây mua bán dữ liệu, thông tin cá nhân trái phép của khách hàng có quy mô liên tỉnh và lớn nhất từ trước đến nay.
Các đối tượng có liên quan gồm: Lê Đất (sinh năm 1988); Nguyễn Thanh Quý (SN 1984); Ngô Thị Hồng Nhung (SN 1998) và Thái Thị Oanh (SN 1999, cùng trú tại Thừa Thiên Huế) và Nguyễn Thị Huyền Trang (SN 1987, trú tại TP Thái Nguyên).
Trước đó, qua công tác trinh sát, cơ quan chức năng phát hiện nhóm Facebook "Group mua bán data mới 2020" với khoảng 300 thành viên có các hoạt động nghi vấn mua, bán, trao đổi dữ liệu thông tin cá nhân của người dùng; trong đó các tài khoản thường xuyên đăng tải các nội dung thông tin liên quan việc bán thông tin khách hàng với giá 1.000đ/thông tin; việc mua bán trao đổi thường tiến hành qua Zalo, Messenger và chuyển tiền thanh toán qua các tài khoản ngân hàng.
Qua điều tra xác minh, lực lượng công an xác định trên địa bàn tỉnh, các đối tượng Đất, Quý, Nhung và Oanh thường xuyên đăng tải các nội dung thông tin liên quan đến việc bán thông tin cá nhân trên mạng xã hội.
Từ những tài liệu chứng cứ thu thập được, Phòng ANM&PCTPSDCNC phối hợp với Phòng CSHS và một số đơn vị nghiệp vụ khác đã đồng loạt kiểm tra, bắt giữ các đối tượng trên.
Công an làm rõ đường dây mua bán dữ liệu khách hàng trên toàn quốc.
Theo điều tra ban đầu, từ tháng 8/2020, các đối tượng đã bàn bạc tạo nhóm tìm nguồn mua dữ liệu cá nhân bán cho các đối tượng có nhu cầu. Trong đó Lê Đất đóng vai trò quản lý nhóm, chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn cung cấp dữ liệu cá nhân sau đó mua lại rồi bán cho khách hàng. Đối tượng còn đăng tải các nội dung quảng cáo mua bán dữ liệu cá nhân trên các hội nhóm trên mạng xã hội và trực tiếp tiến hành giao dịch với người có nhu cầu.
Các đối tượng Quý, Nhung, Oanh được giao nhiệm vụ lọc, sắp xếp các nguồn dữ liệu, kiểm tra tình trạng của các tài khoản đã mua và đăng quảng cáo trên mạng xã hội.
Còn đối tượng Nguyễn Thị Huyền Trang là nguồn cung cấp dữ liệu chính cho nhóm của Lê Đất từ 7000-10.000 dữ liệu/ngày và tổng số dữ liệu đã cung cấp là khoảng 1 triệu thông tin cá nhân.
Đối tượng Trang tại TP Thái Nguyên.
Đối tượng Lê Đất khai nhận: "Từ tháng 11/2020 đến thời điểm bị bắt giữ, các đối tượng đã mua và quản lý khoảng 6,2 triệu thông tin dữ liệu cá nhân trên cả nước với tổng số tiền khoảng 720 triệu đồng. Riêng tại tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 75 nghìn thông tin dữ liệu cá nhân. Tổng số tiền mà các đối tượng đã giao dịch trên 3 tỷ đồng. Số tiền thu lợi bất chính từ hoạt động mua bán dữ liệu thông tin cá nhân là trên 2,3 tỷ đồng.
Ngoài ra, các đối tượng còn sử dụng tài khoản truy cập trái phép vào mạng riêng ảo (VPN) nội bộ của Công ty tài chính FeCredit để truy cập vào hệ thống công ty với mục đích để kiểm tra trạng thái hồ sơ khách hàng đã từng vay tại ngân hàng.
Hành vi trên của các đối tượng gây mất an toàn thông tin, an ninh mạng, xâm phạm nghiêm trọng đến thông tin cá nhân của người dân, gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn cả nước.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam các đối tượng về tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" tại Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Săn lùng tê tê, gom về giao cho các nhà hàng đặc sản thú rừng Từ việc bắt giữ đối tượng vận chuyển cá thể tê tê, cơ quan Công an đã làm rõ đường dây mua, bán động vật nguy cấp, quý hiếm. Ngày 3/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ba Vì, Hà Nội cho biết, sau một thời gian tách hồ sơ điều tra, đã ra quyết định khởi tố bị can...