Trùm “cái bang” nhởn nhơ làm giàu
Ở các xã vùng quê Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa có rất nhiều kẻ chuyên sống dựa vào người già, tàn tật và trẻ em xin ăn. Họ sống phè phỡn, nhà cửa khang trang trong khi những người bị chăn dắt thì bị bóc lột thậm tệ, thậm chí còn bị đánh đập, bỏ đói…
Theo lời kể của nhiều nạn nhân bị các đối tượng chăn dắt, bắt đi ăn xin, bán kẹo, vé số ở TP HCM, Hà Nội, Vinh…, chúng tôi tìm về các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Sống trong lo lắng, đau khổ là tâm trạng của những gia đình có người thân rơi vào tay bọn chuyên chăn dắt người này.
Người bỏ mạng, kẻ biệt tăm
Theo một cán bộ UBND xã Quảng Thái, từ những năm 1980, do cuộc sống khó khăn, nhiều người dân ở xã này đã kéo nhau đi ăn xin. Phong trào ăn xin sau đó lan rộng ra các xã lân cận như Quảng Lợi, Quảng Lộc, Quảng Lưu…
“Lúc đầu, người ta đi theo kiểu tự phát, đói khổ quá nên phải kiếm cái ăn. Từ sau năm 2000, việc đi xin ăn, bán vé số ở các thành phố được đầu nậu tổ chức thành những đường dây hoạt động rất chặt chẽ” – vị này cho biết.
Phát hiện gia đình nào có người già, tàn tật, trẻ em, các đối tượng này liền tiếp cận, rủ đến các thành phố “làm việc”. Anh T. ngụ xã Quảng Bình, cho biết: “Tôi bị teo cơ, liệt nửa người từ nhỏ. Năm 2001, một người ở xã Quảng Thái đến rủ tôi đi làm rồi đưa vào TP HCM. Hằng ngày, có người chở tôi đi ăn xin khắp nơi, không chịu đi thì họ đánh đập, bỏ đói. Chúng tôi kiếm được bao nhiêu tiền, họ lấy hết”.
Ngôi biệt thự sang trọng của trùm “ cái bang” Hà Văn Bảy ở xã Quảng Lợi, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Quảng Khê, một xã nghèo ở huyện Quảng Xương, có rất nhiều em nhỏ, người già bị dụ dỗ, ép buộc đi xin ăn, bán hàng cho những tay trùm “cái bang”. Ông Hoàng Văn Hùng, cán bộ chính sách xã Quảng Khê, băn khoăn: “Nhiều gia đình nghèo khó, khi nghe được đưa đi Sài Gòn, Hà Nội làm việc là theo ngay, nhất là các cháu nhỏ và người già. Chúng tôi không ngờ họ bị bắt buộc phải đi ăn xin, bán vé số, sống lay lắt, vật vã tại các thành phố. Cách đây không lâu, tôi phải vào TP HCM đón 6 cháu nhỏ bị đưa đi ăn xin về địa phương”.
Ông Lê Đình Dậy ở thôn 7, xã Quảng Khê là nạn nhân điển hình của những kẻ chuyên chăn dắt người ăn xin. Căn nhà nhỏ lụp xụp cạnh bờ sông Lý của ông giờ hoang lạnh vì vắng bóng người. Ông Dậy vốn tâm thần không bình thường nên ai nói gì cũng nghe theo. Vì thế, đã 2 lần ông bị dụ dỗ đưa vào Nam ăn xin.
Anh Lê Đình Hùng – con trai ông Dậy, sống ở nhà kế bên – bức xúc: “Cách đây 3 năm, một người tên Hiền ở xã Quảng Thái đưa bố tôi vào Sài Gòn ăn xin. Gia đình vào đó tìm mãi mới đưa được ông về. Một năm trước đây, lợi dụng lúc không có ai ở nhà, một tay trùm chăn dắt khác lại đến đưa ông đi ăn xin. Gia đình tôi chỉ biết ông bị chúng đưa vào Nam, còn hiện giờ ở đâu, sống chết thế nào đều không rõ”.
Nhiều người dân Quảng Xương cho biết năm 2012, một tay trùm tên Trịnh Đình Sáu ở xã Quảng Lộc đã dụ dỗ đưa một cụ già ở xã này vào TP HCM. Trong quá trình “đi làm” cho kẻ chuyên chăn dắt người già, trẻ em này, cụ đã chết khi đang xin ăn.
“Rất khó xử lý”!
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại các xã Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Lộc… có rất nhiều tay trùm chăn dắt, bóc lột người già, tàn tật và trẻ em. Những kẻ này đều có thâm niên hàng chục năm trong “nghề” và đều giàu có, nhà cửa khang trang, sống phè phỡn, nhởn nhơ. Nổi bật trong số đó là vợ chồng Trịnh Đình Sáu – Nguyễn Thị Trúc, Nguyễn Đình Trử, Nguyễn Văn Tòng (xã Quảng Lộc); Hà Văn Bảy, Trình Viết Thuận, Trần Văn Long, Phạm Văn Minh, Phạm Văn Thành (xã Quảng Lợi); ông Hiền, bà Thu (xã Quảng Thái)…
Video đang HOT
Thế nhưng, điều đáng ngạc nhiên là nhiều lãnh đạo địa phương lại tỏ ra thờ ơ trước vấn nạn này. Quảng Thái là xã có lượng người đi ăn xin rất đông và cũng là địa phương có nhiều kẻ cầm đầu các đường dây chuyên tổ chức đưa người đi ăn xin, bán vé số ở các thành phố. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi về các tay trùm “cái bang”, ông Trần Công Tính, Chủ tịch UBND xã Quảng Thái, cho biết “mới nghe”. “Hiện tượng này là có nhưng xã chưa phát hiện trường hợp nào cụ thể” – ông Tính nói.
Ông Bùi Ngọc Vinh, Trưởng Công an xã Quảng Lộc, giải thích: “Các đối tượng chăn dắt chủ yếu đến các xã khác – nhất là ở miền núi, nơi người dân còn nhận thức hạn chế – để gom người rồi thuê xe khách đưa đi. Chúng đưa người ta đến tận TP HCM, Hà Nội nên dù nghe thông tin, chúng tôi cũng rất khó có bằng chứng để xử lý”.
Theo ông Vinh, xã Quảng Lộc trước đây có một đối tượng tên Nguyễn Văn Tòng đã dụ dỗ đưa một người khuyết tật ở xã Quảng Tân vào miền Nam ăn xin. “Gia đình người khuyết tật này đã nhiều lần làm đơn nhờ công an can thiệp, yêu cầu Tòng đưa người thân của họ về. Tuy nhiên, Tòng là đối tượng nghiện ma túy, lại không thường xuyên ở địa phương nên chúng tôi rất khó xử lý” – ông Vinh phân trần.
Trong khi đó, ông Trịnh Viết Hà, Phó trưởng Công an xã Quảng Lợi, cho biết: “Đi ăn xin, bán vé số thì xóm nào cũng có. Họ đi không báo với xã nên chúng tôi không nắm rõ. Trên địa bàn xã cũng có một số người thu gom các cháu nhỏ, người già đưa đến các thành phố để ăn xin, bán hàng rong. Thời gian qua, công an đã bắt và xử lý một số đối tượng về hành vi này, như các tên Long, Thuận ở xóm Tiên Trang”.
Trở về thân tàn ma dại
Thủ đoạn của những tay trùm “cái bang” ngày càng kín kẽ. Khi dụ dỗ đưa người “đi làm”, chúng thường ký cam kết sẽ trả công với mức 1,5-2 triệu đồng/ tháng, bao ăn ở. Sau khi đưa đến các thành phố, chúng bắt họ đi ăn xin, bán hàng rồi bóc lột thậm tệ.
“Họ ác lắm, bắt các cháu nhỏ, cụ già ngày đêm đi ăn xin, bán hàng. Ai không đi thì bị đánh đập, bỏ đói. Ở Quảng Xương, riêng tôi đã biết mặt tới vài chục tên chuyên tổ chức đưa người đi xin ăn, bán hàng. Kẻ nào cũng giàu có, nhà to cửa rộng, sống sung sướng cả. Chỉ tội những ai lỡ để con cháu, cha mẹ, ông bà theo chúng thì sau 1-2 năm trở về đều thân tàn ma dại” – bà M. ở xóm 8, xã Quảng Thái lo ngại.
Ở các xã vùng quê Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa có rất nhiều kẻ chuyên sống dựa vào người già, tàn tật và trẻ em xin ăn. Họ sống phè phỡn, nhà cửa khang trang trong khi những người bị chăn dắt thì bị bóc lột thậm tệ, thậm chí còn bị đánh đập, bỏ đói…
Theo lời kể của nhiều nạn nhân bị các đối tượng chăn dắt, bắt đi ăn xin, bán kẹo, vé số ở TP HCM, Hà Nội, Vinh…, chúng tôi tìm về các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Sống trong lo lắng, đau khổ là tâm trạng của những gia đình có người thân rơi vào tay bọn chuyên chăn dắt người này.
Người bỏ mạng, kẻ biệt tăm
Theo một cán bộ UBND xã Quảng Thái, từ những năm 1980, do cuộc sống khó khăn, nhiều người dân ở xã này đã kéo nhau đi ăn xin. Phong trào ăn xin sau đó lan rộng ra các xã lân cận như Quảng Lợi, Quảng Lộc, Quảng Lưu…
“Lúc đầu, người ta đi theo kiểu tự phát, đói khổ quá nên phải kiếm cái ăn. Từ sau năm 2000, việc đi xin ăn, bán vé số ở các thành phố được đầu nậu tổ chức thành những đường dây hoạt động rất chặt chẽ” – vị này cho biết.
Phát hiện gia đình nào có người già, tàn tật, trẻ em, các đối tượng này liền tiếp cận, rủ đến các thành phố “làm việc”. Anh T. ngụ xã Quảng Bình, cho biết: “Tôi bị teo cơ, liệt nửa người từ nhỏ. Năm 2001, một người ở xã Quảng Thái đến rủ tôi đi làm rồi đưa vào TP HCM. Hằng ngày, có người chở tôi đi ăn xin khắp nơi, không chịu đi thì họ đánh đập, bỏ đói. Chúng tôi kiếm được bao nhiêu tiền, họ lấy hết”.
Ngôi biệt thự sang trọng của trùm “cái bang” Hà Văn Bảy ở xã Quảng Lợi, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Quảng Khê, một xã nghèo ở huyện Quảng Xương, có rất nhiều em nhỏ, người già bị dụ dỗ, ép buộc đi xin ăn, bán hàng cho những tay trùm “cái bang”. Ông Hoàng Văn Hùng, cán bộ chính sách xã Quảng Khê, băn khoăn: “Nhiều gia đình nghèo khó, khi nghe được đưa đi Sài Gòn, Hà Nội làm việc là theo ngay, nhất là các cháu nhỏ và người già. Chúng tôi không ngờ họ bị bắt buộc phải đi ăn xin, bán vé số, sống lay lắt, vật vã tại các thành phố. Cách đây không lâu, tôi phải vào TP HCM đón 6 cháu nhỏ bị đưa đi ăn xin về địa phương”.
Ông Lê Đình Dậy ở thôn 7, xã Quảng Khê là nạn nhân điển hình của những kẻ chuyên chăn dắt người ăn xin. Căn nhà nhỏ lụp xụp cạnh bờ sông Lý của ông giờ hoang lạnh vì vắng bóng người. Ông Dậy vốn tâm thần không bình thường nên ai nói gì cũng nghe theo. Vì thế, đã 2 lần ông bị dụ dỗ đưa vào Nam ăn xin.
Anh Lê Đình Hùng – con trai ông Dậy, sống ở nhà kế bên – bức xúc: “Cách đây 3 năm, một người tên Hiền ở xã Quảng Thái đưa bố tôi vào Sài Gòn ăn xin. Gia đình vào đó tìm mãi mới đưa được ông về. Một năm trước đây, lợi dụng lúc không có ai ở nhà, một tay trùm chăn dắt khác lại đến đưa ông đi ăn xin. Gia đình tôi chỉ biết ông bị chúng đưa vào Nam, còn hiện giờ ở đâu, sống chết thế nào đều không rõ”.
Nhiều người dân Quảng Xương cho biết năm 2012, một tay trùm tên Trịnh Đình Sáu ở xã Quảng Lộc đã dụ dỗ đưa một cụ già ở xã này vào TP HCM. Trong quá trình “đi làm” cho kẻ chuyên chăn dắt người già, trẻ em này, cụ đã chết khi đang xin ăn.
“Rất khó xử lý”!
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại các xã Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Lộc… có rất nhiều tay trùm chăn dắt, bóc lột người già, tàn tật và trẻ em. Những kẻ này đều có thâm niên hàng chục năm trong “nghề” và đều giàu có, nhà cửa khang trang, sống phè phỡn, nhởn nhơ. Nổi bật trong số đó là vợ chồng Trịnh Đình Sáu – Nguyễn Thị Trúc, Nguyễn Đình Trử, Nguyễn Văn Tòng (xã Quảng Lộc); Hà Văn Bảy, Trình Viết Thuận, Trần Văn Long, Phạm Văn Minh, Phạm Văn Thành (xã Quảng Lợi); ông Hiền, bà Thu (xã Quảng Thái)…
Thế nhưng, điều đáng ngạc nhiên là nhiều lãnh đạo địa phương lại tỏ ra thờ ơ trước vấn nạn này. Quảng Thái là xã có lượng người đi ăn xin rất đông và cũng là địa phương có nhiều kẻ cầm đầu các đường dây chuyên tổ chức đưa người đi ăn xin, bán vé số ở các thành phố. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi về các tay trùm “cái bang”, ông Trần Công Tính, Chủ tịch UBND xã Quảng Thái, cho biết “mới nghe”. “Hiện tượng này là có nhưng xã chưa phát hiện trường hợp nào cụ thể” – ông Tính nói.
Ông Bùi Ngọc Vinh, Trưởng Công an xã Quảng Lộc, giải thích: “Các đối tượng chăn dắt chủ yếu đến các xã khác – nhất là ở miền núi, nơi người dân còn nhận thức hạn chế – để gom người rồi thuê xe khách đưa đi. Chúng đưa người ta đến tận TP HCM, Hà Nội nên dù nghe thông tin, chúng tôi cũng rất khó có bằng chứng để xử lý”.
Theo ông Vinh, xã Quảng Lộc trước đây có một đối tượng tên Nguyễn Văn Tòng đã dụ dỗ đưa một người khuyết tật ở xã Quảng Tân vào miền Nam ăn xin. “Gia đình người khuyết tật này đã nhiều lần làm đơn nhờ công an can thiệp, yêu cầu Tòng đưa người thân của họ về. Tuy nhiên, Tòng là đối tượng nghiện ma túy, lại không thường xuyên ở địa phương nên chúng tôi rất khó xử lý” – ông Vinh phân trần.
Trong khi đó, ông Trịnh Viết Hà, Phó trưởng Công an xã Quảng Lợi, cho biết: “Đi ăn xin, bán vé số thì xóm nào cũng có. Họ đi không báo với xã nên chúng tôi không nắm rõ. Trên địa bàn xã cũng có một số người thu gom các cháu nhỏ, người già đưa đến các thành phố để ăn xin, bán hàng rong. Thời gian qua, công an đã bắt và xử lý một số đối tượng về hành vi này, như các tên Long, Thuận ở xóm Tiên Trang”.
Trở về thân tàn ma dại
Thủ đoạn của những tay trùm “cái bang” ngày càng kín kẽ. Khi dụ dỗ đưa người “đi làm”, chúng thường ký cam kết sẽ trả công với mức 1,5-2 triệu đồng/ tháng, bao ăn ở. Sau khi đưa đến các thành phố, chúng bắt họ đi ăn xin, bán hàng rồi bóc lột thậm tệ.
“Họ ác lắm, bắt các cháu nhỏ, cụ già ngày đêm đi ăn xin, bán hàng. Ai không đi thì bị đánh đập, bỏ đói. Ở Quảng Xương, riêng tôi đã biết mặt tới vài chục tên chuyên tổ chức đưa người đi xin ăn, bán hàng. Kẻ nào cũng giàu có, nhà to cửa rộng, sống sung sướng cả. Chỉ tội những ai lỡ để con cháu, cha mẹ, ông bà theo chúng thì sau 1-2 năm trở về đều thân tàn ma dại” – bà M. ở xóm 8, xã Quảng Thái lo ngại.
Theo Khampha
Cuộc đấu trí với hai kẻ sát nhân
Vừa giết người xong, cặp đôi đi bộ ra đường thì gặp công an và bị phát hiện trên quần áo có vết máu. Khi cảnh sát lấy lời khai, người con gái một mực không trả lời.
Kẻ sát nhân Nguyễn Anh Tuấn.
Đêm 17/1/2001, Công an xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP HCM phát hiện cặp nam nữ đang rảo bước trên hương lộ 39. Giáp mặt công an, cả hai cố tỏ ra bình tĩnh nhưng vẫn lộ rõ vẻ âu lo. Thấy cặp đôi có nhiều biểu hiện đáng ngờ, lực lượng tuần tra lại gần, qua ánh đèn pin rọi chiếu thấy trên quần áo gã thanh niên có nhiều vết máu tươi. Để làm rõ nghi vấn, công an mời cả hai về trụ sở làm việc.
Cùng lúc, ông Phạm Văn Minh (tổ phó an ninh tổ 1, ấp 2) điện báo quần chúng vừa phát hiện xác một người đàn ông nằm chết bên vệ đường hương lộ 39. Quan sát hiện trường, công an nhận định nạn nhân chết do bị đâm vào động mạch cổ, xuất huyết nhiều dẫn đến tử vong. Bên cạnh là chiếc xe Super Cub 50 mới tinh đổ nghiêng, trên xe loang lổ nhiều vết máu. Mở rộng hiện trường, cơ quan điều tra thu giữ chùm chìa khóa xe và một vài mảnh giấy.
Chị Nguyễn Thị Huê (nhà ở gần hiện trường) cho biết, đêm hôm đó khi thức giấc cho con bú chị có nghe tiếng xô xát, la hét ở ngoài lộ. Tò mò, chị chạy ra ngó thì thấy hai người đàn ông và một người phụ nữ đang giằng co, xô đẩy. Chị định tri hô nhưng vì con khóc nên đành chạy về nhà. Tổng hợp tất cả các thông tin, thiếu tá Trần Danh Di (Trưởng Công an xã Phú Xuân) nhận định khả năng đây là vụ giết người, cướp tài sản nên điện thoại báo công an huyện.
Tại cơ quan điều tra, bộ đôi không xuất trình được bất kỳ giấy tờ tùy thân. Người thanh niên khai tên Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1980, trú phường Hưng Dũng, Nghệ An), cô gái đi cùng bảo là vợ tên Lưu Huỳnh Kim (sinh năm 1983, tạm trú phường Tân Kiểng, quận 7).
Tuấn trả lời rành mạch từng câu hỏi, bảo mới từ quê vào TP HCM thăm Kim. Lý giải về vết máu trên người, Tuấn nói: "Buổi tối, chúng tôi rủ nhau đi hóng mát thì gặp vụ tai nạn giao thông. Chúng tôi cố gắng giúp đỡ định đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu nhưng họ đã tử vong nên đành thôi".
Riêng Kim không khai. Biết đang đối mặt với những kẻ lưu manh chuyên nghiệp, Công an huyện Nhà Bè đã tách họ riêng từng phòng. Lời khai gian dối của hai người nhanh chóng bị lật tẩy bởi chiều tối hôm đó trên địa bàn không xảy ra vụ tai nạn giao thông nào. Sau nhiều giờ vận dụng tất cả các biện pháp nghiệp vụ cứng rắn và mềm dẻo nhưng Tuấn - Kim vẫn ngoan cố, chỉ đến khi lên cơn vã thuốc, Kim mới bắt đầu khai nhỏ giọt.
Theo đó, 23h ngày 16/1/2001, cô ta cùng Tuấn đón xe Honda ôm từ cư xá Thanh Đa về Tân Kiểng, rồi lại bảo tài xế chở về quận 7, sau cùng đến Nhà Bè. Khi đến ấp 2, thấy đường vắng người qua lại, trời lại tối cộng với khách cứ bắt chở đi lòng vòng khiến tài xế xe ôm sinh nghi, cảnh giác và không chịu đi tiếp. Tuấn tức giận bảo đáng lẽ trả 10.000 đồng một người nhưng tài xế lật kèo không đi đến nơi về đến chốn nên chỉ trả nửa số tiền dẫn đến đôi bên cự cãi, xô đẩy nhau. Khi tài xế té ngã bất tỉnh, quá hoảng sợ chúng bỏ đi.
Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm, trung tá Mai Văn Tấn biết rõ Kim vẫn còn khai gian, nói dối. Công an nhận thấy, nạn nhân cao trên 1,65m, dáng người to khỏe trong khi Tuấn nhỏ con lại gầy ốm. Nếu đánh tay đôi thì khả năng Tuấn thắng rất mong manh. Từ vết dao dâm trên cổ cho thấy nạn nhân bị tấn công bất ngờ từ phía sau, không kịp phản kháng. Tài xế xe ôm bị tấn công cách đó khoảng 40m, có thể sau khi bị cố sát, nạn nhân vẫn gắng sức điều khiển xe được một quãng thì mới gục ngã. Trước khi tử vong, anh ta còn kịp chụp chiếc chìa khóa xe và liệng ra xa, không để hai tên cướp lấy xe bôn tẩu.
Việc xác minh qua chiếc xe Cub gặp khó khăn bởi xe chưa có trong hồ sơ quản lý của Phòng CSGT. Trong người nạn nhân cũng không có giấy tờ tùy thân. Rất may từ những mảnh giấy vụn thu được ở hiện trường có ghi số điện thoại, công an xác minh được danh tính người xấu số là anh Nguyễn Trung Văn (sinh năm 1963, ngụ phường 1, quận Gò Vấp). Vợ anh Văn cho biết xe vừa mới mua, chưa kịp đăng ký. Anh Văn đeo tạm biển số giả đi chở khách lấy tiền phụ giúp gia đình.
Kim và Tuấn sau đó phải thừa nhận do cần tiền mua "cái chết trắng" sử dụng, chúng lên kế hoạch giết người, cướp tài sản, mục tiêu là các tài xế xe ôm. Sau khi sát hại anh Văn, Tuấn lục lấy bóp tiền nhưng do tài sản dính quá nhiều máu nên hắn hoảng sợ vứt ở vệ đường.
Lai lịch của kẻ thủ ác cũng được cơ quan điều tra nhanh chóng làm rõ. Tuấn từng "bóc lịch" về tội Lừa đảo và cố ý gây thương tích. Tháng 4/2000, sau khi được đặc xá, Tuấn vẫn chứng nào tật ấy. Để có tiền thỏa mãn những cơn nghiện, hắn trộm liên tục 13 xe đạp, ngoài ra còn thực hiện trót lọt hai vụ cướp xe máy... Cuối năm 2000, biết công an thành phố Vinh truy tìm, hắn bỏ trốn vào TP HCM rồi quen biết Kim.
Theo VNE
Vờ va chạm rồi cướp xe Băng cướp đi thành từng nhóm lúc rạng sáng, khi gặp "con mồi", tên đi trước sẽ vượt lên đạp ngã để nhóm còn lại vờ thăm hỏi và cướp tài sản. Ngày 1/7, Công an TP HCM tạm giữ hình sự 9 nghi can trong băng do Phạm Văn Thành (29 tuổi, ngụ quận Tân Bình) cầm đầu để điều tra hành...