Trục vớt cá mập trắng khổng lồ nặng nửa tấn với 2 vết cắn lớn sau gáy: Hung thủ là con quái vật to cỡ nào cơ chứ?
Một con cá mập được tìm thấy tại ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ, với 2 vết cắn kinh khủng phía sau đầu.
Bạn biết đấy, cá mập trắng khổng lồ vẫn luôn là những sinh vật săn mồi hàng đầu, một ông hoàng đứng trên đỉnh chuỗi thức ăn của đại dương. Vậy mà mới đây, các nhà khoa học vừa kéo lên một “ông hoàng” bị thương nghiêm trọng với 2 vết cắn lớn đằng sau gáy, và có vẻ như nó đến từ một sinh vật săn mồi còn to lớn hơn.
Cụ thể câu chuyện, con quái vật do đội nghiên cứu từ OCEARCH – một tổ chức phi lợi nhuận tìm ra. Họ đã cảm thấy rất shock khi kéo lên con cá mập dài hơn 4m, nặng 527kg với những thương thế hết sức trầm trọng. Vimy (tên họ đặt cho con cá mập) đã được gắn thẻ theo dõi từ trước đó vài tháng.
“Rõ ràng là có thứ gì đó đã cắn vào đầu nó,” – Chris Fischer, chủ tịch OCEARCH chia sẻ. “ Đó phải là một sinh vật khổng lồ, một con quái thú còn to lớn hơn thế. Rõ ràng, thứ có thể tóm cổ một sinh vật khổng lồ phải là một con còn ấn tượng hơn.”
Nhưng thủ phạm rốt cục là ai?
Xét nghiệm cho thấy có 2 vết cắn trên đầu Vimy, trong đó 1 vết từ hơn một năm trước còn 1 vết rất mới, chỉ xuất hiện trong chưa đầy 1 tuần. Thủ phạm phải dài ít nhất là gần 5m, bởi vậy có khả năng đó là một con cá mập trắng khác mà thôi.
Fischer chia sẻ thêm rằng đội nghiên cứu của ông đã nhìn thấy một con cá mập dài khoảng 5,1m ở cùng một khu vực vớt được xác Vimy, nhưng nó đã trốn thoát trước khi được gắn thẻ đánh dấu.
Theo các nhà sinh vật học, nhiều khả năng các vết cắn trên xuất hiện khi Vimy chiến đấu với một con quái vật khác để tranh giành bạn tình. Một giả thuyết khác là vì Vimy đã quá nóng vội khi muốn “mây mưa” cùng một chị cá mập cái to lớn hơn, dẫn đến việc phải nhận vết thương quá lớn.
“Cá mập là loài có tập tính giao phối hết sức… bạo lực. Việc chúng cắn đầu nhau là điều thường thấy chứ chẳng có gì hiếm cả.”
Video ghi lại quá trình gắn thẻ theo dõi cá mập
Vimy được gắn thẻ theo dõi vào ngày 4/10 vừa qua. Các chuyên gia nhờ vậy có thể theo dõi khu vực nó di chuyển. Đến ngày 14/10, nó mò đến khu vực ngoài khơi New Jersey (Hoa Kỳ) và phải nhận vết cắn nghiêm trọng tại đây.
Được biết, chương trình gắn thẻ theo dõi cá mập của OCEARCH được thực hiện từ năm 2007. Đến nay, họ đã gắn thẻ cho 417 con cá, nhằm tìm hiểu về thói quen và hành vi của sinh vật kỳ vĩ này.
Tham khảo: Daily Mail
Theo Helino
Jerusalem xây dựng nghĩa trang khổng lồ trong lòng đất
Lấy cảm hứng từ phong tục của người Do Thái cổ đại, Thủ đô của Israel đã xây dựng nghĩa trang khổng lồ trong lòng đất bên dưới nghĩa trang Har Hamenuchot. Khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp 23.000 ngôi mộ cho một quốc gia đang lo "đất chật người đông".
Công nhân tại công trường xây dựng nghĩa trang ngầm khổng lồ ở Jerusalem, Israel
Ngày 30-10-2019, Ban quản lý nghĩa trang Har Hamenuchot sẽ khai trương khu đầu tiên với 8.000 ngôi mộ tại khu phức hợp hầm mộ rộng lớn này. "Người đã chết là chôn cất mãi, vì vậy cần có không gian cho mọi người", Arik Glazer, Giám đốc điều hành của Rolzur Tunneling - công ty xây dựng lăng mộ đường hầm nói.
Nghĩa trang ngầm đầu tiên của kỷ nguyên mới
Dưới một ngọn núi ở ngoại ô Jerusalem, các công nhân đang hoàn thành nghĩa địa ngầm khổng lồ, nối thế giới thực với thế giới những người đã chết bằng 1 đường hầm dài 1,5km. Ở phía trên, nghĩa trang Har Hamenuchot dải trên sườn đồi nhìn ra đường cao tốc chính dẫn từ Tel Aviv tới Jerusalem.
Dự án nghĩa địa ngầm được tính đến do Israel thiếu quỹ đất và phù hợp với phong tục địa táng, cấm hỏa táng của người Do Thái và Hồi giáo. Nghĩa trang trên đỉnh đồi hiện gần hết công suất, với gần 250.000 ngôi mộ. Giống như các đô thị ngày càng đông đúc khác, Tel Aviv đã phát triển các cấu trúc nghĩa trang thẳng đứng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, nhưng hiện giờ họ tìm thấy giải pháp táo bạo là cấu trúc dưới lòng đất. Ngay cả trong cái nóng oi ả của mùa hè, các hầm mê cung vẫn duy trì nhiệt độ quanh năm ổn định ở mức 23 độ C.
Đối mặt với tình trạng thiếu đất trầm trọng, thành phố Jerusalem tới cuối tháng 10-2019 sẽ khai trương khu hầm mộ hiện đại nhưng lấy ý tưởng từ phong tục chôn cất dưới lòng đất cổ xưa. Dự án kéo dài 4 năm, với vốn đầu tư hơn 50 triệu USD đã đào đường hầm mê cung vào một sườn đồi ở ngoại ô thành phố linh thiêng để có thể là nơi chôn cất 23.000 người.
Những ngôi mộ tập thể này được xây dựng bằng các máy đào điện khổng lồ và các bức tường bằng bê tông. Mọi người sẽ đi vào bằng thang máy. "Những gì bạn đang thấy ở đây là nghĩa trang ngầm đầu tiên của kỷ nguyên mới", Adi Alphandary, người đứng đầu bộ phận phát triển kinh doanh tại Rolzur - công ty xây dựng của Israel dẫn đầu dự án cho biết. Công ty chuyên đào đường hầm, thường là cho tàu hỏa hoặc đường bộ, tuy nhiên khách hàng của dự án này có nhu cầu tâm linh nhiều hơn.
Ở đây, những bức tường đá vôi xây 4 tầng với những ngôi mộ giống như khách sạn kiểu "con nhộng" của Nhật Bản. Thiết kế ánh sáng khối đa diện khổng lồ này do nghệ sĩ Yvelle Gabriel người Đức đảm trách. Toàn bộ dự án được đầu tư khoảng 50 triệu USD, thi công trong hơn 3 năm và phần đường hầm chỉ chiếm 5% tổng diện tích dành cho các ngôi mộ trong tương lai.
Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại
Dự án lấy một phần cảm hứng từ phong tục chôn cất trong hang động của người Do Thái cổ đại, đã được phát hiện tại các địa điểm xung quanh Thánh địa, từ di sản Beit Shearim gần Haifa, đến những sườn đồi đá quanh Jerusalem. "Khung cơ bản cho dự án này là nghĩa địa cổ tại Beit Shearim", ông Adi Alphandary nói. Những hầm mộ Beit Shearim ra đời khoảng giữa thế kỷ thứ 2 và thứ 4, đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2015.
Ông Amit Reem - nhà khảo cổ học của Cơ quan Quản lý Cổ vật Israel cho biết, theo truyền thống, các gia đình sẽ chôn cất thi hài của người quá cố trong hầm mộ, sau đó bịt kín cửa bằng một tảng đá trong 8 tháng. "Khi họ mở cửa hang, bên trong chỉ còn xương cốt. Sau đó, phần xương cốt này được đặt vào trong quách để vào trong buồng hang", nhà khảo cổ học giải thích. Tiếp nối truyền thống này, Hiệp hội chôn cất Kehillat Yerushalayim, nhóm lớn nhất phụ trách các lễ chôn cất của người Do Thái ở Jerusalem đã tài trợ cho dự án với quy tắc nghiêm ngặt, đó là không được hỏa táng và người quá cố phải được trả về với đất.
Mặt khác, các mộ thời hiện đại sẽ chỉ đơn giản là chôn cất một lần, ông Hananya Shahor, Giám đốc điều hành của hiệp hội chôn cất Do Thái ở Jerusalem cho hay. Nhưng các giáo sĩ mà họ tham khảo cho biết cách thức này "chấp nhận tới 100% theo truyền thống của người Do Thái". "Chúng tôi gần như chắc chắn rằng mọi người sẽ thích cách này nhiều hơn các hệ thống chôn cất cũ", ông Shahor nói.
Theo anninhthudo.vn
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không hề biết đau? Tiêm thuốc, nhổ răng hay chẳng may bị gãy tay, bị bỏng.. có vô vàn trường hợp sẽ khiến chúng ta ước rằng: "Mình không có cảm giác đau". Nhưng liệu rồi một khi đã đạt được ước muốn, cuộc sống có thực sự nở hoa hay rồi cuộc đời lại lâm vào bế tắc? Chườm đá, uống thuốc, gây tê, gây mê......