[Trực tiếp] ‘Napoleon đỏ’ qua đời ở tuổi 103
Hãng thông tấn hàng đầu thế giới Reuteur đã ví Đại tướng Võ Nguyên Giáp với hoàng đế – danh tướng tài ba của nước Pháp và thế giới.
Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng cho biết Trung ương sẽ sớm có thông báo chính thức và khẳng định tang lễ Đại tướng sẽ được tổ chức trang trọng với nghi lễ quốc gia đặc biệt.
Reuteur: “Napoleon đỏ” qua đời. Võ Nguyên Giáp, vị tướng Việt tự học, người vạch chiến lược đánh bại Pháp và Hoa Kỳ để trở thành một trong những chỉ huy quân sự đáng chú ý nhất của thế kỷ 20, đã qua đời hôm thứ Sáu ở tuổi 102.
Những chiến thắng của “Napoleon đỏ” trước kẻ thủ là quân đội phương Tây được trang bị tốt hơn hẳn đã góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
Giáp là một huyền thoại ở Việt Nam, với vị thế đứng thứ hai, chỉ sau nhà lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh. Còn với các nhà sử học , ông là một vị tướng xếp hạng ngang hàng với các gã khổng lồ như Montgomery, Rommel (Con cáo sa mạc) và MacArthur.
“Đầu hàng” không có trong từ vựng của tôi, ông từng nói. Theo tướng Giáp, bất kỳ đội quân nào cho tự do đều có năng lực sáng tạo để đạt được những điều đối thủ không bao giờ tưởng tượng nổi.
Thông tin về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời và những giai thoại về cuộc đời của ông đã lan rộng khắp trên Twitter, đặc biệt ở Pháp và Ý, từ tối hôm qua.
Ngôi nhà ở số 30 phố Hoàng Diệu (quận Ba Đình, Hà Nội) được dọn dẹp thật sạch sẽ để chuẩn bị tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tờ Người lao độngviết.
Mọi thứ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp dường như vẫn ăm ắp trong ngôi nhà ấy, nơi Đại tướng đã sống mấy chục năm cuối đời, nhất là những bức ảnh nụ cười vừa hồn hậu vừa lạc quan của Đại tướng.
Trên con đường Hoàng Diệu từ sáng nay, những chiếc xe không vun vút lao đi mà đều đi chậm lại. Không ai bảo ai, từ người già đến người trẻ, những ánh mắt đều đồng loạt hướng về ngôi nhà.
Các chiến sỹ cảnh vệ như chết lặng mỗi khi nhìn về ngôi nhà Đại tướng mà họ hết lòng bảo vệ nhiều năm qua.
Anh Võ Hồng Nam, con trai út của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: Đại tướng đã trút hơi thở cuối cùng một cách nhẹ nhàng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người có phong cách giản dị, dễ gần. Trong ảnh, tướng Giáp cùng một số trợ lý và con cái họ trong ngôi nhà riêng của Đại tướng vào năm 2008. Ảnh: Trần Việt Đức
Video đang HOT
Ông Bùi Kế, thư ký cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp 11 năm, từ 1968 đến 1979 cảm động nhớ lại: “”Đang làm việc, thấy thư ký mệt Đại tướng cứ nói thư ký đi nghỉ rồi nói bác sỹ lấy thuốc cho uống. Có lần trên chuyến đi tàu hải quân, đi từ Hải Phòng về Thái Bình, tôi mệt ngủ thiếp đi, khi tỉnh dậy thấy Đại tướng đang bóp đầu để tôi đỡ đau. Có ai như Đại tướng không?”
Dù chưa chính thức công bố Quốc tang trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng có nhiều người dân, hàng xóm láng giềng đã đến quét dọn nhà cửa, lối đi dẫn vào nhà, dọn vén những cây cối bị gãy đổ sau cơn bão số 10 vừa qua ở nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp để chuẩn bị cho công tác hậu sự. Không khí “não nề” là cảm nhận chung của nhiều người. Người dân Lệ Thủy, dân Quảng Bình và người dân cả nước tiếc thương vô hạn cho sự ra đi đột ngôt của vị anh hùng, niềm tự hào dân tộc.
Ông Lương Ngọc Bính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết đã nhận được tin báo từ một lãnh đạo tỉnh đã nghỉ hưu. Đang họp Hội nghị Trung ương 8 tại Hà Nội, ông Bính cho hay đang đợi thông báo chính thức từ trung ương để tỉnh nhà phối hợp trong việc tổ chức tang lễ.
Tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời như sét đánh ngang tai khiến niềm tiếc thương và nỗi đau không thể diễn tả bằng lời. Nhiều người đã dùng những vần thơ để tỏ lòng thành kính với Đại tướng.
Nhiều người dân rơi lệ tiếc thương trước nhà Đại tướng.
Facebook: Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương không kìm nén được cảm xúc: “Cháu buồn và thướng nhớ lắm bác ạ, cả đất nước đang thương nhớ bác, một người anh hùng vĩ đại của Dân Tộc Việt Nam và Thế Giới. Cháu đã luôn lo sợ thời khắc này sẽ đến, nhưng cái gì đến rồi cũng sẽ phải đến.
Bác là niềm tự hào của các thế hệ con người Việt Nam với Thế Giới, bác truyền cho cháu một tinh thần yêu nước vững chắc, một nghị lực sống vững vàng vì vậy dù đi bất cứ nơi đâu trên khắp thế giới cháu luôn luôn biết tự hào mình là một con người Việt Nam yêu nước.
Bác yên nghỉ bác nhé! những gì bác đã làm cho cuộc đời này rất lớn lao, không đong đếm được.
Cháu không thể quên cảm xúc tràn đầy tình yêu thương những lúc được gặp bác!
p/s: Võ Nguyên Giáp, người viết thêm những trang sử hào hùng cho Dân Tộc Việt Nam.
Cháu Hồ Quỳnh Hương.”
Võ Thành Trung – con trai của Võ Hồng Nam (là con út của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) với bà Mạc Thúy Hường ghi lại cảm xúc trên trang cá nhân: “Ông ơi, sao tim con nghẹn lại. Một ngày mùa đông năm 1996, vừa tiếp khách xong, ông gọi con lại khi thấy con chơi ngoài vườn, “thơm ông nào”, ông kéo con lại gần hơn. Chắc con sẽ không bao giờ nhớ được khoảnh khắc này với trí nhớ không hề tốt của con sau 17 năm. May mắn vào lúc ấy, có một bác trong đoàn khách đã dùng ống kính tele ghi lại. Đôi khi những khoảnh khắc đẹp nhất cuộc đời mỗi người lại được ghi lại bởi một người lạ. Thương ông, nhớ ông! Cảm ơn bác đã chụp tấm hình này. Ba tôi có 21 tấm tất cả, nếu có ai biết người đã chụp tập hình này, có thể giúp T có những cầm hình còn lại được không ạ? Cảm ơn mọi người”.
Trung tướng Triệu Xuân Hòa, Phó trưởng ban Ban chỉ đạo Tây Nguyên, nguyên Tư lệnh quân khu 7: “Tôi chưa biết chuyện. Trời đất ơi, bây giờ sao?!”. Tôi chưa nhận được thông báo nào về việc này. Giờ phải chờ nguồn tin chính thống xác nhận trên truyền hình chứ trên mạng họ đồn thổi thì biết tin sao được?! Nếu quả thật như vậy thì đây là tin sốc. Tôi cảm thấy vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của vị Tổng tư lệnh, vị tướng tài ba của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Là thế hệ sau, nhưng may mắn hơn nhiều người, tôi từng được thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tôi rất ngưỡng mộ vị tướng này. Được gặp ông là vinh dự lớn trong cuộc đời tôi”.
Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng cho biết Trung ương sẽ sớm có thông báo chính thức và khẳng định tang lễ Đại tướng sẽ được tổ chức trang trọng với nghi lễ quốc gia đặc biệt.
Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ cử hành theo nghi lễ quốc gia đặc biệt
Tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc có bài viết “Nhà lãnh đạo quân sự quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ Việt Nam Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời”. Bài viết cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhân vật có tuổi thọ lâu nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam và thế giới.
New York Times viết:” Tướng Võ Nguyên Giáp, người “hất cẳng” nước Mỹ khỏi Việt Nam” đã từ trần. Theo báo, ông được gọi là Tổng tư lệnh miền Bắc Việt Nam kiên định và lôi cuốn với hai chiến dịch đánh đuổi Pháp và đế quốc Mỹ ra khỏi Việt Nam, đánh bại một “siêu cường bị dồn vào bế tắc”, “Người quyến rũ và linh hoạt, một người yêu nước mãnh liệt, và là một nhà sử học về quân đội Việt Nam uyên bác, với sức hút từ cá tính đã truyền cảm hứng cho quân đội của mình và truyền nhiệt huyết cho dân tộc mình.”
Fox News: “Vị tướng lãnh đạo Quân đội Việt Nam, người đã đánh bại Pháp và Mỹ qua đời”. Ông là người anh hùng dân tộc, với huyền thoại chỉ đứng sau người thầy, cố chủ tịch Hồ Chí Minh.”
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain vĩnh biệt ‘kẻ thù danh dự’ Võ Nguyên Giáp
Telegraph cùng với nhiều báo khác đã trân trọng ví Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “Napoleon đỏ”.
Báo Huffington Post viết: “Võ Nguyên Giáp, vị tướng lừng danh của Việt Nam đã mất ở Hà Nội”.
Tác giả viết: Qua gần 3 thập kỷ, tướng Giáp đã lãnh đạo quân đội mình chống lại những kẻ thù mạnh hơn, được trang bị vũ khí tối tân hơn, được tiếp tế tốt hơn. Vào năm 1954, ông đã kết thúc “hoàn hảo” 70 năm chính quyền thực dân Pháp đô hộ ở Indochia, tạo nên một thất bại nhục nhã khi quân đội Pháp bị bao vây trong trận đánh lịch sử 55 ngày Điện Biên Phủ… Sự kết hợp của tinh thần chiến đấu và chiến thuật tâm lý đối với những kẻ áp bức thuộc địa và khiến ông trở thành biểu tượng huyền thoại của Quốc gia.
The Diplomat cho biết, nhiều năm sau này, các nhà lãnh đạo khắp thế giới, khi thăm Việt Nam, vẫn xếp hàng để gặp ông, trong đó có Tổng thống Brazil Lula da Silva, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, nhà lãnh đạo Nam Phi Thabo Mbeki.
Truyền thông thế giới đã đồng loạt đưa tin về tin buồn này đối với dân tộc Việt Nam và cả thế giới, về “một trong 21 vị danh tướng của thế giới, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutuzov, Jukov…”
Chiều ngày 4/10/2013 Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam đã từ trần vào lúc 18 giờ 8 phút, hưởng thọ 103 tuổi.
Đại tướng qua đời tại Bệnh viện Quân Y 108 (Hà Nội), nơi Đại tướng được chăm sóc trong thời gian qua.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đại tướng vốn là một thầy giáo dạy sử đã trở thành “người anh cả” của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phương Anh
Theo Nguoiduatin
Chuyện Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhạc sĩ Văn Cao
Hai con người, hai tính cách, hai tài năng luôn dành cho nhau sự trân trọng và quan tâm đặc biệt.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh bại liên tiếp thực dân Pháp, phát xít Nhật và Đế quốc Mỹ. Còn nhạc sĩ Văn Cao là tác giả của Tiến Quân Ca, bài Quốc ca đã vang lên trong ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Hai con người, hai tính cách, hai tài năng của dân tộc luôn dành cho nhau sự trân trọng và quan tâm đặc biệt.
1. Là một người bạn của nhạc sĩ Văn Cao, nhiếp ảnh gia Quang Phùng luôn theo sát và ghi lại những hình ảnh về nhạc sĩ tài ba này. Dù đã ngoài bát thập, trải bao bể dâu cuộc đời, nhiếp ảnh gia Quang Phùng vẫn nhớ như in ngày 7/12/1989.
Nhiếp ảnh gia Quang Phùng nói: "Khi ấy, một đại sứ nước ngoài đã tổ chức lễ tôn vinh nhạc sĩ Văn Cao - người sáng tác Quốc ca cuối cùng còn sống trên thế giới tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Buổi lễ diễn ra rất trang trọng. Hôm ấy, nhạc sĩ Văn Cao rất vui và có uống rượu. Do buổi lễ của Đại sứ nước ngoài tổ chức nên mọi người rất lo cho phần trò chuyện của nhạc sĩ Văn Cao. Vừa lúc đó, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp xuất hiện, bắt tay và nói chuyện với nhạc sĩ Văn Cao để nhạc sĩ bình tâm. Và tôi chụp được tấm ảnh lịch sử trong khoảnh khắc đó" - Ông Quang Phùng nói.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhạc sĩ Văn Cao tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 7/12/1989. Ảnh: Quang Phùng
Còn "người ghi chân dung nghệ sĩ bằng ảnh" Nguyễn Đình Toán lại có một kỷ niệm khác. Ông kể: "Hôm đó là mồng 5 Tết Nhâm Thân (1992). Tôi có nhận được bức thư tay của nhạc sĩ Văn Cao nhờ tôi đến chụp ảnh cho ông trong ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới thăm".
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhạc sĩ Văn Cao tại nhà nhạc sĩ Văn Cao mồng 5 Tết Nhâm Thân (1992)- Ảnh: Nguyễn Đình Toán
"Bình thường, nhạc sĩ Văn Cao không thích chụp ảnh. Nhưng hôm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới thăm, nhạc sĩ vui vẻ lắm. Và đó cũng là một trong số ít lần nhạc sĩ Văn Cao viết thư nhờ bạn bè chụp ảnh" - Nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán chia sẻ.
Theo Phạm Mỹ
Thể thao Văn hóa
GS.Hoàng Tụy nói về lo lắng thường trực cuối đời Tướng Giáp "Đại tướng ra đi là sự mất mát lớn. Bản thân tôi xin ghi nhớ vai trò đặc biệt của Đại tướng, một nhà trí thức lớn, uyên bác, đối với công cuộc chấn hưng giáo dục - mối quan tâm lo lắng thường trực của Đại tướng những năm cuối đời". Giáo sư Hoàng Tụy rưng rưng chia sẻ với PV khi...