Trực thăng Apache bị bắn hạ bằng tên lửa Trung Quốc?
Trang Presstv.ir (Iran) dẫn nguồn tin quân sự Yemen ngày 5/8 cho biết một chiếc trực thăng Apache của Saudi Arabia đã bị phiên quân Houthi bắn hạ.
Vụ việc xảy ra với chiếc trực thăng tấn công AH-64 Apache tại quận Harad, tỉnh phía Tây Hajjah và thủ phạm là một loại tên lửa phòng không vác vai do phiến quân Houthi sở hữu.
Sau khi thông tin về chiếc trực thăng này bị bắn hạ được đăng tải, trang tin Akhbaar24.com của Saudi Arabia đã phủ nhận thông tin này và cho rằng, trực thăng tấn công Apache chỉ hạ cánh khẩn cấp do gặp lỗi kỹ thuật khi bay gần biên giới al-Tawal giữa Yemen và Saudi Arabia
Trong khi đó, lực lượng phiến quân Houthi đã lên tiếng xác nhận về vụ việc này và cho biết thủ phạm của vụ bắn hạ này chính là loại tên lửa phòng không vác vai QW-1M có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo một số nguồn tin quân sự cho biết, tên lửa QW-1M được Trung Quốc đưa vào sử dụng từ thập niên 1990 và từng nhượng quyền sản xuất cho Pakistan.
Video đang HOT
Jane’s Defense Weekly dẫn lời các chuyên gia nhận định tên lửa QW-1M do Công ty China Precision Machinery Import and Export sản xuất rất giống SA-18 Grouse của Liên Xô và được sử dụng công nghệ sao chép từ tên lửa FIM-92 Stinger của Mỹ.
Nhiều nguồn tin chưa được xác nhận từ phương Tây cho rằng Trung Quốc lấy được mẫu FIM-92 Stinger từ các tay súng Afghanistan, Pakistan hoặc thậm chí là Iran làm nguyên mẫu phát triển QW-1M.
Không chỉ bị bắn hạ tại Yemen, theo thống kê được Jane’s Defense Weekly công bố, đã có ít nhất 10 trực thăng Apache bị bắn hạ ở Iraq kể từ cuộc tấn công do Mỹ phát động vào nước này năm 2003.
Trong khi đó, theo tài liệu về cách bắn hạ Apache do một người ủng hộ IS sử dụng tên gọi Nasser Al-Sharia đăng tải hồi cuối năm 2014 cho biết IS nên phục kích máy bay của Mỹ từ cự ly 1.500m hoặc chưa đầy 1 dặm (1.609m) bởi khi đó, máy bay nằm rõ trong tầm ngắm của xạ thủ.
Cũng theo tài liệu này, xạ thủ cần phải tiêu diệt phi hành đoàn khi họ đang cố gắng thoát khỏi chiếc máy bay. Như vậy, loại trực thăng này sẽ không có cách nào tránh được đòn tấn công.
Một chiếc trực thăng Apache hoạt động tại Iraq. (Ảnh trong bài: Trực thăng Apache bị bắn hạ tại Yemen và Iraq).
Theo Đất Việt
Mỹ và Ai Cập đối thoại chiến lược nhằm hàn gắn quan hệ
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 1-8 đã đến thủ đô Cairo của Ai Cập với nỗ lực thu hẹp những bất đồng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Tâm điểm trong chuyến thăm Cairo của ông Kerry là việc Mỹ và Ai Cập nối lại cuộc đối thoại chiến lược giữa hai nước, vốn đã bị tạm ngừng trong 6 năm qua.
Ngoại trưởng John Kerry và Ngoại trưởng Sameh Shoukri gặp nhau tại Cairo ngày 2-8. (Ảnh: AP)
Ngày 2-8, Ngoại trưởng John Kerry và người đồng cấp Sameh Shoukri đã đồng chủ trì cuộc đối thoại chiến lược Mỹ - Ai Cập. Cuộc đối thoại này diễn ra ngay sau khi Mỹ tuyên bố bắt đầu chuyển giao 8 máy bay F-16 cho Ai Cập như một phần của gói hỗ trợ quân sự mà Washington dành cho Cairo.
AFP cho hay, phát biểu khai mạc cuộc đối thoại, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukri tuyên bố: "Việc tiến hành cuộc đối thoại chiến lược ngày hôm nay là một cơ hội nghiêm túc đối với hai bên để xem xét lại những phần khác biệt trong quan hệ Ai Cập - Mỹ về mặt chính trị, quân sự và kinh tế, đồng thời đánh giá mối quan hệ này trên tất cả các khía cạnh". Ông Sameh Shoukri cho biết, ông hy vọng cuộc đối thoại lần này sẽ làm "sâu sắc hơn" sự hợp tác giữa hai nước.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã cam kết rằng, Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Ai Cập nếu như hai nước tạm thời giải quyết được rạn nứt trong quan hệ ngoại giao. Ông Kerry tuyên bố, Washington muốn hỗ trợ Cairo cả về kinh tế lẫn chính trị. "Mỹ cam kết hỗ trợ đối với an ninh và sự thịnh vượng kinh tế của nhân dân Ai Cập", Ngoại trưởng Kerry khẳng định.
Ông John Kerry cũng khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ huấn luyện cho quân đội Ai Cập nếu như phía Ai Cập có nhu cầu, đồng thời cho biết ngoài các máy bay F-16, trong năm nay Washington bàn giao cho Cairo trực thăng Apache, tàu tấn công và các hệ thống vũ khí khác.
Được biết tại cuộc đối thoại lần này, hai bên cũng thảo luận nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa nhằm đề ra hướng giải quyết các vấn đề quan trọng đối với mỗi nước, cũng như thúc đẩy các giá trị, mục tiêu và lợi ích chung của hai quốc gia. Cuộc đối thoại lần này được cho là sẽ tái khẳng định quan hệ đối tác lâu dài và bền vững giữa hai nước.
Một thời từng là đồng minh chiến lược, song quan hệ giữa Mỹ và Ai Cập đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau sự kiện Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak bị lật đổ đầu năm 2011. Tiếp đến, tháng 10-2013, Washington đã đình chỉ các khoản viện trợ hằng năm lên tới hơn 1 tỷ USD cho Ai Cập nhằm phản đối việc lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi vào tháng 7-2013.
Đáp lại thái độ ngày càng lạnh nhạt của Mỹ, Ai Cập cũng đã thẳng thừng từ chối gia nhập liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng do Mỹ dẫn đầu.
Quan hệ giữa hai nước gần đây đã bớt căng thẳng đi đôi chút với việc chính quyền Mỹ nối lại viện trợ cho Ai Cập kể từ tháng 3 vừa qua và bắt đầu bàn giao các thiết bị quân sự cho Ai Cập nhằm giúp quốc gia này đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ các phần tử cực đoan, đặc biệt là tại bán đảo Sinai.
Sau khi rời Ai Cập, Ngoại trưởng Mỹ Kerry sẽ tới Qatar để gặp Ngoại trưởng 6 nước Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) nhằm giải tỏa những lo ngại của các nước này về thỏa thuận hạt nhân vừa được ký kết giữa Iran và Nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức).
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, bên lề các cuộc họp của GCC, ông Kerry dự kiến cũng sẽ hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov để thảo luận về một số vấn đề, trong đó có cuộc khủng hoảng Syria, cuộc chiến chống IS...
Theo Anh Vũ
Quân đội Nhân dân
Ấn Độ xây dựng quân đội trang bị kiểu Mỹ cả về lục, hải, không quân Ấn Độ đã và đang xem xét, ký kết nhiều hợp đồng mua sắm vũ khí trang bị lục, hải, không quân từ Mỹ, thực hiện chủ trương "Ấn Độ sản xuất" của Thủ tướng Modi. Máy bay tuần tra săn ngầm P-8I Ấn Độ mua của Mỹ Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 14 tháng 7 dẫn trang mạng "Thời...