Trực quan cách một cơn đột quỵ xảy ra và tàn phá não bộ
Khi động mạch dẫn máu đến nuôi bộ não bị “khóa cứng” trong quá trình xảy ra đột quỵ, khí oxy và dưỡng chất không thể tiếp cận được với các tế bào não, khiến những tế bào này bắt đầu chết đồng loạt chỉ trong vòng vài phút.
Trực quan cách một cơn đột quỵ xảy ra và tàn phá não bộ
Hiểu một cách đơn giản, đột quỵ ( Tai biến mạch máu não) là một tổn thương đến não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho cơ quan này bị gián đoạn hoặc suy giảm đáng kể, khiến não bị thiếu oxy và dinh dưỡng, hệ quả là các tế bào não bắt đầu chết đồng loạt trong vòng vài phút. Đột quỵ rất dễ gây tử vong cũng như để lại nhiều di chứng nặng nề nếu người bệnh qua khỏi.
Đột quỵ xảy ra như thế nào?
Các động mạch đảm nhận nhiệm vụ dẫn truyền máu để nuôi bộ não. Trung ương thần kinh cần một lượng máu tương đối lớn và ổn định, để đảm bảo có đủ oxy cùng các chất dinh dưỡng cho các hoạt động diễn ra được bình thường.
Loại đột quỵ thường gặp nhất là đột quỵ do thiếu máu cục bộ (chiếm khoảng 85% tổng số ca đột quỵ). Đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường xảy ra bên trong các động mạch xuất hiện mô mỡ (gọi là mảng bám) làm hẹp con đường lưu thông máu bên trong động mạch. Có hai loại đột quỵ thiếu máu cục bộ phổ biến là:
-Đột quỵ do huyết khối: Hình thành cục máu đông ở động mạch ở cổ hoặc não ngăn cản dòng chảy của máu đến bộ não.
-Đột quỵ do tắc mạch: Cục máu đông được hình thành ở một vị trí nào đó trong cơ thể (chủ yếu là ở tim) và sau đó được dòng chảy của máu đưa dần lên não. Nếu cục máu đông này đến được các động mạch nằm gần hoặc bên trong não bộ, nó có thể gây tắc nghẽn mạch máu.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Khi động mạch dẫn máu đến nuôi một phần não đó của bộ não bị “khóa cứng”, trong quá trình xảy ra đột quỵ, khí oxy và dưỡng chất không thể tiếp cận được với các tế bào não, khiến những tế bào này bắt đầu chết chỉ trong vòng vài phút.
Một dạng đột quỵ ít phổ biến hơn là đột quỵ do xuất huyết, xảy ra khi các mạch máu bị suy yếu và vỡ ra khiến máu bị rò rỉ ra các mô của não. Hệ quả của việc này là dòng máu nuôi não bị tắc nghẽn, đồng thời lượng máu bị rò rỉ sẽ làm tăng áp lực lên các mô não, khiến chúng bị tổn thương. Xuất huyết có thể xuất hiện ở trong não hoặc ở khoảng không giữa não và lớp bảo vệ bên ngoài. Theo thống kê, khoảng 15% các ca đột quỵ là do xuất huyết não gây ra.
Đột quỵ do xuất huyết.
Loại đột quỵ cuối cùng thường được gọi là đột quỵ nhỏ (TIA). TIA xảy ra khi cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch dẫn máu đi nuôi não. Tuy nhiên khác với đột quỵ do thiếu máu cục bộ, trong trường hợp của TIA cục máu đông sẽ tự vỡ ra sau một thời gian ngắn và động mạch sẽ thông suốt trở lại. Chính vì điều này mà TIA thường không gây ra các tổn thương lâu dài đối với cơ thể. Tuy nhiên, TIA lại là dấu hiệu cảnh báo cho nguy cơ đột quỵ cao hơn. Do đó, nếu đã đã xảy ra đột quỵ nhỏ, bệnh nhân cần thăm khám để các bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng.
Đột quỵ nhỏ (TIA).
Dấu hiệu của đột quỵ
-Đột nhiên bị tê buốt hoặc liệt cơ mặt, tay, chân, đặc biệt là khi triệu chứng này chỉ xảy ra ở một bên của cơ thể.
-Choáng váng đột ngột và gặp các vấn đề về phát âm hoặc không thể hiểu được người khác đang nói gì.
-Đột nhiên gặp vấn đề về thị giác với một hoặc cả hai mắt.
-Mất thăng bằng đột ngột, không thể đi và xuất hiện cơn đau đầu cấp tính có thể kèm theo nôn mửa.
Minh Nhật
Theo Nucleus Medical Media/dantri
Người đàn ông bất ngờ liệt nửa người, cảnh báo mùa tai biến
Người đàn ông 35 tuổi (Trung Quốc) đột nhiên mất cảm giác một nửa cơ thể. Bác sĩ chẩn đoán ông bị tắc mạch máu não.
Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là tình trạng nghiêm trọng và có nguy cơ tử vong cao ở nhóm bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch. Vừa qua tại Tây An, Trung Quốc, một người đàn ông đã thoát khỏi tay tử thần nhờ cấp cứu tách mạch kịp thời.
Theo Sohu, người đàn ông 35 tuổi được đưa đến Bệnh viện Đông y TP Tây An cấp cứu trong tình trạng mất cảm giác một bên cơ thể, phát âm không rõ ràng. Sau khi tiến hành chụp cắt lớp, bác sĩ Triệu Hải Thuận chẩn đoán bệnh nhân bị tắc mạch máu não và cần phải thực hiện điều trị tan huyết khối càng sớm càng tốt. Tính đến thời điểm đó, bệnh nhân đã tắc mạch 3,5 tiếng. Nếu không cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể mất mạng hoặc liệt vĩnh viễn.
Tuy nhiên, người nhà chỉ mang theo 1.000 tệ (3,3 triệu đồng) không đủ chi trả chi phí điều trị nên thời gian bị kéo dài. Đoán thấy tình trạng căng thẳng, bác sĩ Triệu đã đứng ra nhận trách nhiệm về mọi chi phí phẫu thuật giúp cứu sống bệnh nhân.
Bệnh nhân được bác sĩ cấp cứu. Ảnh: Sohu.
Bệnh nhân được chỉ định làm tan huyết khối dưới sự kết hợp giữa các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu và các bác sĩ khoa Nội thần kinh - Bệnh Viện Đông y Tây An. 30 phút sau phẫu thuật, bệnh nhân đã hồi tỉnh, có thể nói được rõ ràng và các chi mất cảm giác trước đó cũng hồi phục về cơ bản.
"Đối với bệnh nhân đột quỵ, thời gian chính là tính mạng. Thời gian vàng cho điều trị tan huyết khối tính từ thời điểm bắt đầu chỉ có 4-5 tiếng. Phát hiện càng sớm, điều trị càng sớm, tỷ lệ hồi phục càng cao. Càng để lâu, khi các tế bào não chết dần, dù có cứu được tính mạng cũng sẽ để lại di chứng về sau, khi đó không chỉ có người bệnh khổ mà người nhà cũng sẽ phải đối mặt với chuỗi ngày phục hồi chức năng gian khổ", bác sĩ Triệu nói.
Chuyên gia này cũng khuyến cáo mùa thu - đông là thời gian giao mùa, sự chênh lệch về nhiệt độ, thời tiết dễ làm cho những người có bệnh lý về tim mạch bị đột quỵ. Từ tháng 9 đến đầu tháng 10, bệnh viện này đã điều trị cho 23 trường hợp đột quỵ.
Vì thế, người dân cần ý thức được việc phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông như tránh nóng lạnh đột ngột, giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài đường, đặc biệt là khi có những đợt rét đậm trong mùa đông. Đối với người già yếu, các mạch máu dễ co lại đột ngột khi gặp lạnh, độ đậm đặc trong máu cũng sẽ cao hơn mùa hè nên tăng cường uống nước ấm để đảm bảo việc tuần hoàn lưu thông, giảm sự hình thành của các cục máu.
Ngoài ra, chế độ ăn uống khoa học và thể thao hợp lý, ít đường, ít muối, hạn chế rượu bia tránh trường hợp xung huyết não, không hút thuốc lá sẽ giúp người dân hạn chế nguy cơ đột quỵ. Khi phát hiện bệnh nhân có các dấu hiệu liệt, mất cảm giác, méo mồm, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Theo Zing
Những loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mắc huyết áp cao Chế độ ăn nhiều muối, nước tăng lực, cà phê... đều là những loại thực phẩm không tốt cho người mắc bệnh huyết áp cao. Cao huyết áp là tình trạng trong đó áp suất bên trong động mạch cao. Nó ảnh hưởng đến rất nhiều người nhất là người lớn tuổi, nhưng nhiều người không biết họ mắc bệnh này vì các...