Trục lợi từ đại dịch: Cần làm rõ động cơ trốn thuế
Hiện đã xuất hiện tình trạng một số người nộp thuế thực hiện kê khai phát sinh thuế phải nộp, tuy không bị tác động, ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19, nhưng lấy lý do vì dịch bệnh chưa nộp kịp thời tiền thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước.
Giải quyết thủ tục thuế tại Cục thuế Hà Nội.
Đại dịch Covid 19 đã tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp (DN). Nhiều DN phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động. DN khá hơn, cố gắng cầm cự để duy trì sản xuất.
Từ chây ỳ đến kêu khó
Khó khăn là có thật, nhưng cũng có những DN đang “vin” vào dịch để không chịu thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Bằng chứng là bên cạnh những DN chây ỳ nợ thuế cũ nhiều năm, còn có cả DN cố tình không đóng thuế mới.
Điển hình của trường hợp này là Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex. Đến nay, số lượng các căn hộ đã được DN cơ bản bán hết, tuy nhiên DN vẫn nợ tiền thuế 58 tỷ đồng, trong đó nợ tiền sử dụng đất 52 tỷ đồng, tiền chậm nộp là 7,5 tỷ đồng.
Lý giải nguyên nhân chậm nộp thuế, ông Đoàn Thanh Bình, Tổng Giám đốc Prosimex cho biết, nợ mới phát sinh do Kiểm toán Nhà nước mới thực hiện kiểm toán và phát sinh nghĩa vụ thuế từ tháng 6/2019.
“Theo kế hoạch thì tháng 12/2019, DN phải thực hiện nộp nghĩa vụ thuế vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, từ tháng 12/2019 đến nay, do tình hình dịch Covid-19 kéo dài, nên DN chưa bán được hàng, dẫn đến gặp khó khăn”- ông Bình nói.
Video đang HOT
Hay một DN khác nữa là Cty cổ phần Sông Đà -Thăng Long. Công ty này đã nợ thuế nhiều năm, tổng số tiền nợ thuế 375 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 128 tỷ đồng, tiền phạt do chậm nộp là 242 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Đà -Thăng Long cũng giải thích, số tiền nợ trên là tiền thuế giá trị gia tăng, còn tiền sử dụng đất của các dự án bất động sản tại Hà Nội DN đã hoàn thành.
“Từ năm 2011 đến nay Công ty gặp 2 lần khủng khoảng kinh tế nên có khó khăn. Hiện Công ty đã, đang cơ cấu lại nguồn vốn, tài sản và cam kết từ nay đến cuối năm 2020 sẽ nộp khoảng 50% số tiền nợ thuế vào ngân sách nhà nước”.
Một số trường hợp khác là để nợ kéo dài, dẫn đến số tiền phạt chậm nộp lớn hơn số tiền nợ gốc nhiều lần. Điển hình của tình trạng này là Tổng công ty Phát triển phát thanh truyền hình thông tin.
Theo báo cáo của Cục Thuế Hà Nội, hiện số nợ của DN này là 255 tỷ đồng, trong đó tiền sử dụng đất là 34 tỷ đồng, tiền chậm nộp là 220 tỷ đồng. Số tiền chậm nộp này gấp 10 lần số nợ gốc, thời gian nợ kéo dài 9 năm.
Giải thích về lý do dẫn đến số nợ thuế trên, đại diện Tổng công ty Phát triển phát thanh truyền hình thông tin cho biết, do khó khăn trong việc bán hàng, cũng như khách hàng gặp khó khăn nên DN chưa thu hồi được nợ đối với các căn hộ đã bán… Vì thế, DN chưa có nguồn để nộp ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, đại diện DN này cũng cam kết đến ngày 31/7/2020 DN sẽ nộp số tiền sử dụng đất còn nợ. Còn số tiền chậm nộp, DN sẽ có kế hoạch nộp trong năm 2020 – 2021.
Giãn thuế, giảm thuế cho DN khó khăn để vượt qua khó khăn là nhiệm vụ được đưa ra trong bối cảnh DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Có đến gần 80.000 DN gặp khó khăn và hết sức khó khăn, tăng rất mạnh so với cùng kỳ các năm trước. Phía cơ quan quản lý đã có nhiều hoạt động hỗ trợ DN như: gia hạn 4-5 tháng nộp thuế. Song thực tế cũng chỉ ra có một lượng lớn DN có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Ông Đoàn Xuân Toản, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (Tổng cục Thuế) khẳng định, hiện đã xuất hiện tình trạng một số người nộp thuế thực hiện kê khai phát sinh thuế phải nộp, tuy không bị tác động, ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19, nhưng lấy lý do vì dịch bệnh chưa nộp kịp thời tiền thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước.
“Do cả hệ thống chính trị tập trung vào nhiệm vụ số một là phòng, chống Covid-19, đáng tiếc là có không ít DN đang nợ thuế “ăn theo” dịch bệnh, cố tình chây ỳ nợ thuế”- ông Toản nói.
“Rắn” trong xử lý
Dữ liệu tổng hợp cho biết, trong 6 tháng đầu năm, các cục thuế rà soát 6.300 DN nợ thuế lớn trên 1 tỷ đồng với tổng số tiền thuế nợ là 60.800 tỷ đồng.
Cơ quan thuế các cấp cũng đã đẩy mạnh việc ban hành thông báo nợ thuế bằng phương thức điện tử gửi người nộp thuế để đôn đốc, nhắc nhở nộp tiền thuế nợ và cung cấp thông tin cảnh báo tình hình nợ thuế cho người nộp thuế. Trong 6 tháng đã ban hành 19,6 triệu lượt thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp, đạt 100% số lượng phải ban hành.
Đặc biệt đã có 61.800 quyết định được quan hành để cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản; 9.000 quyết định cưỡng chế hóa đơn; 745 quyết định cưỡng chế, kê biên tài sản, thu tiền tài sản bên thứ ba nắm giữ; 14.800 quyết định cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hiện nay phía cơ quan quản lý đang đang chịu rất nhiều áp lực về thu ngân sách năm 2020 do bối cảnh kinh tế hết sức khó khăn từ đại dịch Covid-19, dự kiến vẫn còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Hiện nay hầu hết các DN đều đang rất khó khăn, nhiều DN tuy nhiên, không thể để cho DN trục lợi từ chính sách.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nói, cần rà soát, phân loại nợ, phân tích nguyên nhân nợ của từng đối tượng nợ thuế, lập danh sách các DN, cá nhân nợ thuế theo từng nhóm nợ. Từ đó rà soát các DN nào bị ảnh hưởng trực tiếp thì có biện pháp phù hợp hỗ trợ, còn DN chây ỳ, trốn thuế thì cần làm rõ động cơ trốn thuế của DN để có biện pháp xử lý.
Phía cơ quan thuế khẳng định, với trường hợp cố tình chây ỳ, lợi dụng dịch bệnh, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ, đặc biệt là những trường hợp có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh. Vì vậy, một mặt hỗ trợ, song hành cùng DN vượt qua khó khăn, mặt khác, cơ quan thuế cũng phải “rắn” với những trường hợp cố tình chây ỳ.
'Bóc mẽ' chiêu trò trốn thuế của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FN FDI) sử dụng mánh lới tinh vi để trốn thuế. Trong đó, chiêu trò được sử dụng nhiều nhất là chuyển giá, nâng chi phí đầu vào sản xuất cao hơn nhiều so với thực tế, từ đó kéo giảm lợi nhuận...
DN FDI có nhiều chiêu trò trốn thuế. ảnh minh hoạ
Đó là thông tin vừa được Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) đã chỉ ra tại nghiên cứu "Trốn và tránh thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam".
Theo PGS.TS Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), trốn và gian lận thuế diễn biến ngày càng phức tạp, quy mô lớn. Doanh nghiệp FDI lợi dụng lỗ hổng trong quy định về hải quan và thuế để trốn và gian lận thuế.
TS Nguyễn Hoàng Oanh (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết, "chiêu trò" phổ biến là chuyển giá. Có đủ hình thức chuyển giá, thường gặp là các doanh nghiệp FDI lợi dụng góp vốn vào DN trong nước bằng máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu hoặc đã khấu hao hết nhưng được đẩy giá lên rất cao so với giá trị thực. Hoặc nâng chi phí đầu vào sản xuất cao hơn nhiều so với thực tế, từ đó kéo giảm lợi nhuận, thậm chí lỗ và trốn được trách nhiệm nộp thuế thu nhập DN...
Hình thức chuyển giá cũng rất phổ biến là chuyển nợ quốc tế. Các doanh nghiệp mẹ đặt ngoài Việt Nam lợi dụng quy định chi phí lãi vay được khấu trừ khỏi thu nhập thực tế, từ đó khuyến khích các công ty con tại các nước có thuế suất cao chuyển khoản nợ sang doanh nghiệp có mức thuế suất thấp để hưởng lợi khoản khấu trừ thuế, lãi vay đối với khoản nợ.
Chuyển thuế trong các doanh nghiệp FDI còn được thực hiện dưới hình thức họ sẽ tài trợ hoặc thực hiện nghiên cứu ở quốc gia có mức thuế suất cao, sau đó chuyển lợi nhuận về quốc gia có mức thuế suất thu nhập thấp để né tránh thuế.
Các doanh nghiệp FDI còn trốn thuế bằng cách lợi dụng quy định cho trì hoãn thuế từ khoản lợi nhuận công ty con chuyển về công ty mẹ. Các chi nhánh công ty con của doanh nghiệp FDI nếu như có lợi nhuận sẽ có hai lựa chọn, hoặc là chuyển về công ty mẹ dưới dạng chuyển cổ tức, hoặc là có thể giữ lại lợi nhuận này. Nếu chọn hình thức chuyển về công ty mẹ sẽ rất tốn kém và công ty mẹ sẽ phải chịu thuế thu nhập DN với mức thuế suất cao hơn so với công ty con. Do đó các công ty con thường giữ lại lợi nhuận này để chuyển sang tài sản thụ động, rồi cho công ty mẹ vay lại với lãi suất ưu đãi, sử dụng khoản lợi nhuận này tiếp tục đầu tư tại một nước khác có thuế suất cao hơn để hưởng khấu trừ thuế ở nước đó.
PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng, để ngăn chặn việc DN FDI trốn thuế, cơ quan chức năng cần nghiên cứu áp dụng các biện pháp phòng chống trốn và tránh thuế đang áp dụng tại các nước tiên tiến. Như các nước châu Âu và Mỹ đặt ra quy tắc chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài nhằm hạn chế chuyển lợi nhuận từ quốc gia có thuế suất cao sang quốc gia có thuế suất thấp.
Ngoài ra còn có các quy tắc như: giảm thiểu dàn xếp chênh lệch về thuế ở các quốc gia, hạn chế chuyển nợ quốc tế, lợi nhuận từ nước này sang nước kia; cho phép đánh thuế vào các tài sản sở hữu trí tuệ trước khi chuyển sang các quốc gia; đưa ra mức trần về lãi vay mới được khấu trừ vào khoản thu nhập trước thuế, hạn chế các công ty có vốn mỏng vay nhiều, lợi dụng khấu trừ khoản lãi vay để trốn thuế.
Hàng chục nghìn doanh nghiệp báo lỗ triền miên để trốn thuế Hành vi gian lận thuế ngày càng diễn biến phức tạp, phạm vi ngày càng rộng, quy mô ngày càng lớn và thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thất thu thuế lớn. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố kết quả nghiên cứu "Trốn và tránh thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tư trực tiếp...