Trục liên thông văn bản quốc gia: Nền tảng xây dựng Chính phủ số
Trong 6 tháng (từ ngày 12/3 đến ngày 30/9/2019), Trục liên thông văn bản quốc gia đã thực hiện gửi hơn 651.000 văn bản. Theo tính toán, việc ứng dụng Trục liên thông văn bản quốc gia sẽ tiết kiệm cho ngân sách hơn 1.200 tỷ đồng/năm.
Theo tính toán, việc ứng dụng Trục liên thông văn bản quốc gia sẽ tiết kiệm cho ngân sách hơn 1.200 tỷ đồng/năm.
Chính phủ điều hành không giấy tờ
Cuối tuần qua, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.
Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) cho biết, triển khai Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg, từ tháng 9/2018 đến tháng 9/2019, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với 31 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 63 tỉnh, thành phố trên cả nước và Văn phòng Trung ương Đảng thực hiện kết nối, liên thông, thí điểm và chính thức gửi, nhận văn bản điện tử thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia.
Việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước đã bước đầu đạt kết quả, góp phần giảm đáng kể chi phí gửi, nhận văn bản giấy và thời gian gửi, nhận văn bản giữa các cơ quan nhà nước. “Quan trọng hơn là đã giúp thay đổi tác phong, lề lối làm việc từ giải quyết công việc dựa trên giấy tờ sang giải quyết công việc trên môi trường điện tử”, ông Phan nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đồng thời, thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước còn giúp nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian xử lý công việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Ngoài ra, việc liên thông văn bản điện tử thông suốt từ Trung ương đến các cấp địa phương là cơ sở, nền tảng để triển khai kết nối, liên thông các hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp, hình thành hệ thống Chính phủ điện tử kết nối thông suốt từ trung ương đến địa phương.
Tiết kiệm hơn 1.200 tỷ đồng mỗi năm
Tại Giải thưởng Kinh doanh quốc tế 2019 của Tổ chức Stevie Awards, Trục liên thông văn bản quốc gia VXP của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam ( VNPT) đã vinh dự nhận giải Vàng.
Bà Trương Thị Xuân Thúy, Giám đốc Ban Khách hàng tổ chức – doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Dịch vụ viễn thông VNPT VinaPhone cho hay, Trục liên thông văn bản quốc gia do VNPT xây dựng được chính thức được đưa vào sử dụng từ tháng 3/2019, đến nay đã có 95/95 cơ quan, bộ, ngành, địa phương kết nối. Các phần mềm quản lý văn bản và điều hành đã được kết nối, liên thông cả theo chiều dọc, chiều ngang thông suốt và có tính hệ thống. Văn bản điện tử được gửi, nhận nhanh chóng, an toàn giữa các cơ quan nhà nước.
Theo Văn phòng Chính phủ, mỗi năm, Trục liên thông văn bản quốc gia đã tiết kiệm cho Nhà nước hơn 1.200 tỷ đồng, bao gồm tiền giấy, mực, sao lưu, tiền gửi qua bưu chính và chi phí thời gian, công sức…
Theo ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, Trục liên thông văn bản quốc gia của VNPT đã góp phần vào quá trình chuyển đổi số của Chính phủ. Đây cũng là nền tảng hình thành Chính phủ điều hành không giấy tờ, giúp nâng cao hiệu suất công việc, tiết kiệm đáng kể chi phí và là hệ thống đặc biệt quan trọng, nền tảng cốt lõi bảo đảm xây dựng thành công Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số.
Vượt lên ý nghĩa của một giải thưởng danh giá, Trục liên thông văn bản quốc gia của VNPT mang giá trị thực tiễn xã hội lớn khi giúp tiết kiệm chi phí hành chính, giảm thời gian xử lý văn bản, giúp lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương nắm bắt được tình trạng xử lý văn bản, hồ sơ, công việc trên hệ thống. Trong tương lai, người dân, doanh nghiệp sẽ không còn phải đến cơ quan hành chính nhà nước, không cần gặp trực tiếp cán bộ khi cần giải quyết thủ tục hành chính, là cơ sở vững chắc để hình thành nền hành chính công minh bạch, do dân và vì dân.
Với ý nghĩa đó, Trục liên thông văn bản quốc gia và hệ sinh thái các giải pháp công nghệ thông tin phục vụ chính phủ điện tử được VNPT dày công nghiên cứu, xây dựng đã minh chứng cho những nỗ lực của nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu khu vực với mong muốn góp phần xây dựng một xã hội hiện đại, cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.
Báo cáo của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) cho hay, đến nay, 95/95 các bộ, ngành, địa phương và Văn phòng Trung ương Đảng đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử ở 2 cấp chính quyền với Trục liên thông văn bản quốc gia.
Bên cạnh đó, Văn phòng Chính phủ đang triển khai kết nối với Văn phòng Quốc hội phục vụ gửi, nhận tài liệu, thông tin phục vụ các cuộc họp Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; triển khai thử nghiệm kết nối với các doanh nghiệp đã đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg, như VNPT, Viettel, EVN, VietnamPost, Vietcombank…
Theo Đầu Tư
EVN tiên phong kiến tạo nền kinh tế số
Trong nhiều năm qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản trị, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khách hàng.
Qua đó mang tới nhiều lợi ích cho khách hàng sử dụng điện, giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia diễn ra nhanh chóng và sớm đạt được mục tiêu đề ra.
Phó tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm đại diện cho EVN nhận giải thưởng Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc Việt Nam năm 2019.
Theo Phó tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm: 20 năm trước đây, tập đoàn đã là một trong những đơn vị tiên phong triển khai văn phòng điện tử (E-Office). Đến nay, 100% đơn vị của EVN đã sử dụng hệ thống E-Office để giải quyết công việc. EVN cũng triển khai ký số các văn bản điện tử trong toàn tập đoàn với kết quả hiện tại là 95% văn bản trong tập đoàn lưu hành qua hình thức điện tử. Đặc biệt, trong công tác kinh doanh-dịch vụ khách hàng, năm 2013, EVN là đơn vị đầu tiên trên cả nước phát hành hóa đơn điện tử với quy mô lớn. Việc phát hành hóa đơn điện tử không chỉ hiện đại hóa, thay đổi mạnh mẽ nghiệp vụ kinh doanh của EVN mà còn góp phần tạo tiền đề cho các phương thức thanh toán điện tử, giao dịch điện tử trên mạng giữa EVN và khách hàng. Cũng từ năm 2013, các dịch vụ điện được EVN phục vụ tương đương dịch vụ công trực tuyến cấp độ 1. Tới năm 2018, EVN thực hiện tương đương dịch vụ công cấp độ 4-cấp độ cao nhất. Các giao dịch của khách hàng với EVN, từ khâu yêu cầu dịch vụ đến ký hợp đồng và thanh toán, đều được thực hiện trực tuyến thông qua nền tảng công nghệ. Trong năm 2019, EVN đặt mục tiêu cung cấp các dịch vụ điện tới khách hàng theo hình thức giao dịch điện tử.
Việc đa dạng hóa kênh thanh toán tiền điện cũng được EVN triển khai những năm gần đây, trong đó có hình thức thanh toán tiền điện trực tuyến thông qua việc trích nợ tự động, Internet banking, mobile banking, ví điện tử... EVN đã có những bước tiến mạnh mẽ trong ứng dụng công nghệ hiện đại để chăm sóc khách hàng. Tại các trung tâm chăm sóc khách hàng ngành điện, EVN không chỉ tiếp nhận yêu cầu, tư vấn qua kênh tổng đài điện thoại, mà còn đa dạng phương thức phục vụ khách hàng qua website, email, webchat, fanpage, App chăm sóc khách hàng trên thiết bị di động... Đặc biệt, EVN đã ứng dụng thành công chatbot-sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tư vấn khách hàng.
Có thể thấy, việc triển khai chuyển đổi số mạnh mẽ và đúng hướng tạo sức bật lớn đối với EVN, tối đa tiện ích dịch vụ cho người sử dụng điện. Sự hài lòng của khách hàng đối với ngành điện ngày càng tăng. Chất lượng dịch vụ điện cũng được ghi nhận qua những đánh giá tích cực từ các tổ chức quốc tế. Năm 2018, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam được tổ chức Doing Business-Ngân hàng Thế giới xếp hạng thứ 27/190 quốc gia, nền kinh tế trên thế giới và lọt tốp 4 ASEAN. Vừa qua, EVN cùng một số đơn vị của ngành điện cũng đã được Hội Truyền thông số Việt Nam trao giải thưởng Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc Việt Nam 2019.
Ông Võ Quang Lâm cho biết: "Hiện nay, EVN đang tiếp tục tập trung triển khai thực hiện đề án nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4 vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của tập đoàn. EVN định hướng trở thành doanh nghiệp số trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số, CNTT và công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 vào mọi lĩnh vực hoạt động nhằm đưa EVN trở thành tập đoàn kinh tế phát triển bền vững, hiệu quả".
Theo Quân Đội Nhân Dân
EVN tích cực tham gia vào cách mạng số Với vai trò của một doanh nghiệp nhà nước trọng điểm, EVN đã sớm chủ động tham gia 'cuộc cách mạng' chuyển đổi số một cách toàn diện với quyết tâm cao. Chuyển đổi số - Xu thế tất yếu của thời đại Tại Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam năm 2019 (ICT Summit 2019), Phó...