Trưa nay ăn gì: Lấy vị thanh mát sò điệp đưa vào món mì xào giòn rụm
Mì xào giòn sò điệp là phiên bản mì xào hải sản được nhiều người yêu thích. Thay vì sợi mì đem luộc thì cho vào chảo ngập dầu, chiên phồng lên. Cuối cùng, xào sò điệp cùng ít gia vị làm thành nước sốt đậm đà.
Bữa trưa đầu tuần đã gần đến, Trưa nay ăn gì sau những lựa chọn dành cho tín đồ hải sản và sợi mì đã đưa ra chọn lựa là mì xào giòn hải sản. Nếu như mì xào giòn thông thường mang hương vị ẩm thực Hoa có nước sốt sền sệt (do pha thêm bột năng) thì mì xào hải sản tại các quán ăn chỉ lấy nền nước tương làm sốt, kết nối mì cùng đồ xào.
Với món mì xào giòn sò điệp hôm nay, thực khách trải nghiệm được cả hai độ giòn: rụm của sợi mì sau chiên và giòn sần sật của sò điệp. Thời gian gần đây, sò điệp rất được người tiêu dùng ưa chuộng và quán ăn cũng chọn nó làm điểm nhấn trong thực đơn cơm văn phòng. Ngoài thịt sò điệp tách vỏ thì hiện thị trường thực phẩm còn có còi sò điệp, phần kết nối vỏ với thớ thịt, có độ dai giòn hơn.
Mặt bằng chung, quán ăn hay ưa dùng sò điệp Việt Nam bởi giá bán hợp lý, có thể nấu số lượng nhiều. Còn tại các nhà hàng cao cấp thì họ chọn lựa còi sò điệp Nhật Bản bởi chất lượng, độ thơm dù giá cả đắt hơn 2-3 lần.
Video đang HOT
Ngoài sò điệp tươi sống, hiện nay nhiều nơi bán ưa chuộng hàng đông lạnh bởi có thể bảo quản lâu, phù hợp để bán quán. Cái cần quan tâm chỉ là chọn nơi bán hải sản uy tín để bảo đảm chất lượng cho sò điệp.
Cũng như các loài nghêu, sò, ốc khác, sò điệp có tích trữ lượng nước trong thân nên sau khi sơ chế, mọi người cần để ra ngoài cho ráo nước. Nếu không khi đem xào, nước chảy ra từ sò điệp sẽ át đi hương vị và làm mất đi mùi mà người nấu hướng đến.
Về sợi mì, quán ăn ưa chuộng mì sợi trứng vàng bởi nó phù hợp để chiên trong chảo ngập dầu. Thành phẩm thu về cũng thơm ngon hơn sợi mì gói. Quá trình chiên mì khá đơn giản, chỉ là chảo ngập dầu sôi, thả mì vào, khoảng 1 phút hơn khi mì phồng lên thì nhanh tay gắp ra và để ráo, tốt nhất là lót thêm miếng giấy thấm dầu để rút bớt dầu còn trong sợi mì.
Nước sốt kết nối giữa mì và sò điệp ngày hôm nay chỉ đơn giản là nước tương, tỏi băm, xào cùng rau, củ ưa thích. Sò điệp cho vào cuối bởi xào từ đầu rất dễ bị nhừ miếng thịt sò. Những ai ưa vị béo có thể ứng dụng một mẹo nhỏ là ướp thịt sò điệp trước đó với sốt mayonnaise rồi mới đem xào.
Lúc này, chỉ cần chuẩn bị một đĩa lớn, cho mì xào giòn lên, rưới hỗn hợp sốt gồm rau, củ và sò điệp lên mặt mì. Nếu ưa thích độ giòn, bạn có thể để mì riêng, đồ xào riêng, ăn đến đâu gắp đến đó. Món nước gợi ý cho mì xào giòn sò điệp là ly nước rong biển hay nước sâm thanh mát.
Trưa nay ăn gì: Lấy ốc bulot, sò điệp và vẹm xanh làm thành lẩu hải sản tam vị
Hải sản ngoại nhập luôn là niềm cảm hứng cho các đầu bếp chế biến thành các món ăn ngon miệng, hấp dẫn. Theo đó, món lẩu tam vị giới thiệu hôm nay là sự kết hợp của ốc bulot Pháp, vẹm xanh New Zealand và sò điệp Nhật Bản.
Nước lẩu hầm từ hải sản, xương cá hồi và một số gia vị như gừng, sả, lá chanh, ớt. Tổng thể nước lẩu mang đủ các tầng hương vị chua, mặn, the, ngọt và kết thúc vị cay nơi đầu lưỡi. So với hương vị nước dùng các món lẩu khác thì đây là sự sáng tạo khá thú vị trong ẩm thực. Về hải sản nấu kèm, hôm nay chọn ốc bulot của Pháp, thêm vẹm xanh New Zealand và sò điệp Nhật Bản.
Đây là hải sản nổi tiếng của quốc gia Pháp, thường chế biến cùng bơ, tỏi theo phong vị châu Âu. Tại Việt Nam, ốc bulot ví như ốc hương bởi hương thơm đặc trưng dù vẻ ngoài không quá bóng bẩy. Thông thường, ốc nhập về dạng đông lạnh, trước đó đã được sơ chế, hấp qua để giữ độ ngọt. Thế nên, mọi người chỉ việc rã đông, rửa sạch ốc và lột lấy thịt cho vào lẩu.
Đến từ vùng biển lạnh New Zealand, vẹm xanh là hải sản được đánh bắt, sơ chế, đóng gói theo quy trình cẩn thận. Cụ thể, sau khi đánh bắt, vẹm xanh cho vào dây chuyền để tách vỏ, hấp và cấp đông theo quy trình cẩn thận. Chính vì vậy, khi chúng đến tay người tiêu dùng thì vẫn bảo đảm chất lượng. Ngoài hấp, nướng, nấu cháo thì vẹm xanh còn phù hợp làm lẩu hải sản tam vị.
Sò điệp xuất hiện ở nhiều vùng biển, trong đó Việt Nam cũng khai thác và đưa đến các quán ốc để chế biến món ăn. Tuy nhiên, thịt sò điệp Nhật Bản được đánh giá cao bởi chúng sống ở độ sâu 10m, gần các rạn đá nên thịt ngọt vị đặc trưng, chắc, dai giòn. Với kích cỡ lớn hơn sò điệp Việt Nam, sò điệp Nhật Bản dần được người tiêu dùng Việt ưa chuộng.
Ngoài nước lẩu và ba loại hải sản kể trên, lẩu tam vị hôm nay còn có set rau ăn kèm gồm cải thảo, cải xanh, cải thìa, rau mồng tơi. Gia vị cho thêm vào lẩu có cà chua, thơm, ớt. Món ăn kèm tùy chọn mì vàng, mì gói, phở, hủ tiếu. Cuối cùng là nước chấm muối ớt xanh, nước mắm mặn xắt vài lát ớt. Giá cho phần lẩu tùy vào lượng người dùng, dao động từ 400.000 - 700.000 đồng.
Để thưởng thức nồi lẩu này, mọi người có thể đến các quán ăn sau, tuy nhiên, thời gian đợi để món ăn phục vụ tận bàn mất từ 15- 30 phút.
Trưa nay ăn gì: Bún cá cờ nghe tên thì lạ nhưng ăn rồi sẽ nhớ mãi Tuy không quá quen thuộc như các loại cá khác, nhưng thịt phi lê cá cờ rất hợp vị để chế biến trong món bún. Gợi ý bún cá cờ thanh ngọt, vị biển cả là lựa chọn thú vị mà mọi người nên thử cho bữa trưa đầu tuần. Nhắc đến bún cá trong ẩm thực vùng miền thì rất đa dạng...