Món ăn quý thơm ngon bậc nhất Trung Quốc, cách làm công phu, cái tên rất lạ
Món ăn này bao gồm tới 18 nguyên liệu chính, phần lớn đều là sơn hào hải vị không phải ai cũng từng được nếm thử như hải sâm, vây cá mập, bào ngư, nhân sâm, gân hươu, sò điệp, nấm…
Nếu nhắc tới ẩm thực Phúc Kiến ( Trung Quốc), món ăn đầu tiên mà nhiều người phải nghĩ tới đó chính là món Phật nhảy tường (hay Phật khiêu tường). Món ăn này nằm trong danh sách những món ăn nổi tiếng bậc nhất ở Phúc Kiến nói riêng và Trung Quốc nói chung.
“Phật nhảy tường” thực chất là một món súp được chế biến từ 18 nguyên liệu chính, chủ yếu là các nguyên liệu quý hiếm thượng hạng như vi cá mập, bào ngư, sò điệp, hải sâm, gân hươu… cùng một số nguyên liệu khác như thịt gà, nhân sâm, nấm, gân lợn.
Để nói về cái tên kỳ lạ của món ăn này thì có rất nhiều giai thoại, một trong số những câu chuyện truyền miệng đó được kể lại như sau. Vào thời nhà Đường (618-907), một tu sĩ nổi tiếng trên đường đến chùa Thiếu Lâm của tỉnh Phúc Kiến, ông ghé quán trọ ở Phúc Châu nghỉ chân. Ban đêm, gia đình bên cạnh chuẩn bị món ăn để hôm sau đãi khách khiến mùi thơm lan sang căn phòng nơi nhà sư ngủ. Không thể cưỡng lại sự cám dỗ, nhà sư phải trèo tường để xem mùi hương này là gì và xuất phát từ đâu. Kể từ đó, món ăn đó được đặt tên là Phật nhảy tường.
Ngoài độ ngon khó cưỡng, món ăn độc đáo này cũng rất bổ dưỡng. Nhiều tài liệu cho thấy, món Phật nhảy tường có tác dụng tăng trí nhớ, tăng thể lực, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, chống viêm. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng món ăn còn giúp đàn ông tăng cường sinh lực, tráng dương bổ thận.
Với những công dụng như vậy, chắc chắn nguyên liệu và quy trình để làm ra món ăn này phải rất công phu. Phật nhảy tường gồm tới 18 nguyên liệu chính, phần lớn đều là sơn hào hải vị không phải ai cũng từng được nếm thử. Mỗi loại đều được hấp riêng trong một hũ sau đó cho chung vào một thố bằng đất sét nhỏ miệng, thêm rượu Thiệu Hưng để dậy mùi thơm.
Video đang HOT
Ngoài ra, đầu bếp còn phải cho thêm tới 30 thành phần và 12 gia vị khác, thiếu một nguyên liệu cũng có thể khiến món ăn kém hấp dẫn đi. Sau đó, đầu bếp đậy kín thố đất cẩn thận bằng lá sen, hầm trên lửa nhỏ từ 5 – 6 tiếng. Trong quá trình hầm phải hạn chế để mùi thơm thoát ra.
Chế biến thì cầu kỳ, nguyên liệu thì quý hiếm, nên đương nhiên món Phật nhảy tường có giá cao ngất ngưởng. Theo đầu bếp Frankie Tong Yat-fai tại nhà hàng Trung tâm Hopewell ở Wan Chai, Hong Kong (Trung Quốc), món ăn này có mức giá rất khác nhau, tùy thuộc vào nguyên liệu mà người đầu bếp sử dụng. Hầu hết giá dao động từ 800 tới 1.200 đô la Hong Kong (khoảng 2,3 – 3,5 triệu đồng/bát). Nhà hàng cũng có thể phục vụ bát chất lượng hơn và kích cỡ lớn hơn với giá 4.000 đô la Hong Kong (gần 12 triệu đồng).
Cũng bởi quý hiếm, thơm ngon và bổ dưỡng như vậy nên món ăn này từng được chọn để phục vụ cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới như Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, Nữ hoàng Anh Queen Elizabeth II và được giới chuyên gia ẩm thực đánh giá cao.
Hiện ở Việt Nam thực khách cũng có thể thưởng thức món Phật nhảy tường ở một số nhà hàng Trung Hoa.
Trung Quốc lo "hiệu ứng domino" khi Lithuania cho Đài Loan mở văn phòng
Phản ứng gay gắt của Trung Quốc khi Lithuania cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện cho thấy Bắc Kinh lo ngại "hiệu ứng domino" có thể khiến các nước châu Âu khác hành động tương tự.
Đại sứ Lithuania Diana Mickeviciene tại Trung Quốc (Ảnh: SCMP).
Trung Quốc hôm 10/8 đã triệu hồi đại sứ tại Lithuania, đồng thời đề nghị Lithuania rút đại sứ của họ ở Bắc Kinh về nước. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc triệu hồi đại sứ từ một quốc gia thành viên của EU kể từ khi khối này ra đời năm 1993.
Lý do là bởi Lithuania có kế hoạch cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện tại nước này và lập cơ quan đại diện của Lithuania tại đảo Đài Loan trong năm nay.
Vài giờ sau thông cáo chỉ trích và rút đại sứ của Trung Quốc, Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho biết nước này sẽ tự quyết chính sách đối ngoại của mình, đồng thời hối thúc Bắc Kinh thay đổi quyết định.
"Quan hệ Trung Quốc - Lithuania nên dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Nếu không, đối thoại sẽ trở thành tối hậu thư một chiều không thể chấp nhận được trong quan hệ quốc tế. Ngoài ra, với tư cách một quốc gia có chủ quyền, Lithuania sẽ tự quyết định thiết lập quan hệ kinh tế, văn hóa với bất cứ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào miễn là không vi phạm các nghĩa vụ quốc tế", Tổng thống Nauseda nói.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời và tuyên bố sẵn sàng sáp nhập bằng mọi giá, kể cả bằng vũ lực. Việc Trung Quốc triệu hồi đại sứ ở các nước hiếm khi xảy ra. Lần gần đây nhất là vào năm 1995 khi Trung Quốc triệu hồi đại sứ tại Mỹ Li Daoyu sau khi Washington thông báo chuyến thăm của lãnh đạo Đài Loan.
Gửi tín hiệu đến châu Âu
Lý giải việc Bắc Kinh phản ứng gay gắt việc Lithuania cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện, giáo sư Zhu Songling của Viện nghiên cứu Đài Loan thuộc Đại học Công đoàn Bắc Kinh, cho rằng việc cho phép một văn phòng đại diện sử dụng tên Đài Loan được hiểu là ủng hộ Đài Loan độc lập và điều đó sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.
"Việc thay đổi tên văn phòng đại diện là một phần nỗ lực của chính quyền Đài Loan nhằm tìm kiếm một bước đột phá trong công nhận ngoại giao và Lithuania đang tìm cách làm hài lòng cả hai bên, điều này là không thể chấp nhận được với Trung Quốc. Bắc Kinh phải ngăn hành động của Lithuania, nếu không một số nước phương Tây có thể sẽ nối gót và gây ra hiệu ứng domino", ông Zhu nói.
Pang Zhongying, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Đại Dương, Thanh Đảo, Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh có lý do để lo ngại, bởi hồi tháng 2, Lithuania là một trong các nước đã từ chối lời mời của Trung Quốc tham dự hội nghị của Chủ tịch Tập Cận Bình với đại diện 17 quốc gia Trung và Đông Âu. Ba tháng sau đó, Lithuania thông báo rút khỏi cơ chế 17 1 - một cơ chế do Bắc Kinh lập ra nhằm thúc đẩy thương mại và đối thoại giữa Trung Quốc với các nước Trung và Đông Âu.
Theo chuyên gia Pang, việc Trung Quốc phản ứng gay gắt với Lithuania trong tuần này là nhằm "gửi đến thông điệp cho các nước khác nếu theo đuổi thúc đẩy mối quan hệ với Đài Loan giống như Lithuania, họ sẽ phải gánh hậu quả".
Theo ông Zhu, với việc triệu hồi đại sứ thay vì cắt đứt quan hệ ngoại giao, Bắc Kinh muốn "để lại vùng đệm cho các động thái chính trị ở Lithuania, để các chính trị gia Lithuania có thể thảo luận giải pháp trong mối quan hệ với Trung Quốc". "Tuy nhiên, với vấn đề Đài Loan, Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp", chuyên gia này nhận định.
Tuy nhiên, theo ông Pang, một câu hỏi đặt ra là liệu "các biện pháp mạnh" của Trung Quốc có hiệu quả không hay sẽ "phản tác dụng" vì cách tiếp cận chính sách đối ngoại chung của EU.
Una Aleksandra Berzina-Cerenkova, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Riga Stradins (Latvia), nhận định Bắc Kinh có thể đang cân nhắc kỹ lưỡng con đường mà các nước khác vùng Baltic như Estonia và Latvia lựa chọn.
Hà Khẩu - Bình Biên: Trải nghiệm hấp dẫn được mệnh danh là Phượng Hoàng Cổ Trấn thu nhỏ Hà Khẩu Bình Biên với nhiều điểm đến hấp dẫn bởi loài động vật hoang dã trong sách đỏ, cầu treo lơ lửng giữa trời và khu phố nhà cổ lý tưởng cho du khách thích sống ảo Bình Biên- cái tên nghe vừa lạ lẫm vừa quen quen trong làng du lịch Cái tên Hà Khẩu Bình Biên là cái tên còn...