Trưa nay ăn gì: Hủ tiếu hải sản cho bữa trưa đầu tuần thêm thú vị
Với sự hòa quyện giữa vị ngọt từ nước hầm xương, vị biển cả từ tôm, mực cùng độ dai giòn của sợi hủ tiếu, món hủ tiếu hải sản là một gợi ý mà các thực khách yêu thích món sợi không nên bỏ lỡ cho bữa trưa đầu tuần.
Nhắc về ẩm thực Việt, sợi hủ tiếu được yêu thích không kém cạnh sợi phở, sợi miến, sợi mì… Chỉ tính riêng món ăn vùng miền được bán ở TPHCM thì có hủ tiếu Nam Vang mang âm hưởng Campuchia, hủ tiếu Sa Đéc, hủ tiếu Mỹ Tho hay người Hoa có món hủ tiếu Hồ hoặc hủ tiếu cá.
Về dạng sợi, thông thường sợi hủ tiếu có hai kích cỡ, loại bản nhỏ và bản to tựa như sợi bánh phở. Nếu thích độ dai, giòn thì thực khách có thể yêu cầu sợi nhỏ và thích sự mềm mại, dễ ăn thì nên gọi sợi lớn. Với cách chế biến, các hàng quán cũng có hai phiên bản hủ tiếu nước và hủ tiếu khô. Theo đó, hủ tiếu khô thích hợp cho những ai thích dùng món ăn riêng, nước riêng và hủ tiếu được áo lớp sốt thơm lừng; còn hủ tiếu nước cho những ai ưa sự nhanh, gọn mà vẫn không kém tinh tế.
Với món hủ tiếu hải sản mà chuyên mục Trưa nay ăn gì gợi ý thì cũng có hai phiên bản món nước và món khô. Nguyên liệu, cách chế biến cũng giống nhau, chỉ là hàng quán đa dạng cách chế biến để thực khách có thêm nhiều sự lựa chọn. Hay như một phiên bản mới lạ hơn là hủ tiếu xào hải sản.
Nước dùng hay thường gọi nước lèo cho món hủ tiếu hải sản chỉ đơn giản là hầm cùng xương ống heo và có nơi thì cho thêm ít mực khô, củ cải, cà rốt để đậm đà hơn. Tuy vậy, nước lèo ngon được các đầu bếp chuyên nghiệp đánh giá cao là có độ trong veo. Để làm điều này, thợ nấu phải thường xuyên canh lửa và hớt bọt tiết ra từ xương heo, nước đục quá thường có hiện tượng đóng váng mỡ trên bề mặt, phần nào gây ngấy khi thưởng thức.
Còn lại topping hải sản ăn kèm thường chọn nấu là mực, tôm, bạch tuộc, cá viên. Đối với mực, người ta sẽ sơ chế sạch, cắt hình vuông; tôm thì lột vỏ, bỏ chỉ lưng, đầu đuôi; bạch tuộc thì dùng phần râu cắt khúc vừa ăn.
Nếu như nước dùng đã hoàn hảo, thức ăn kèm đã sẵn sàng thì việc còn lại để hàng quán níu chân thực khách chính là ở cách trụng sợi hủ tiếu. Cụ thể, nếu khách gọi hủ tiếu nước thì chỉ cần trụng sơ qua để giữ độ dai cho hủ tiếu; còn hủ tiếu khô thì cần trụng đến khi sợi chín mới vớt ra ngoài.
Cuối cùng, đến rau ăn kèm và nước chấm là đã có thành phẩm một tô hủ tiếu hải sản thơm ngon, bắt mắt. Theo đó, rau thường là xà lách, giá, hẹ; còn nước chấm thì là nước mắm mặn xắt thêm vài lát ớt.
Dù là chọn hủ tiếu khô hay nước thì món hủ tiếu hải sản vẫn mang đến cho thực khách những trải nghiệm ẩm thực thú vị. Bữa trưa đầu tuần với món ăn mang đậm hương vị biển này cùng những người đồng nghiệp sẽ giúp bữa trò chuyện thêm phần rôm rả.
Cách nấu mì Quảng Phan Thiết thịt vịt, giò heo thơm ngon khó cưỡng
Cách nấu mì Quảng Phan Thiết tuy đơn giản nhưng muốn được chuẩn vị thì không hề dễ dàng với tất cả chị em nội trợ.
Bởi, đây là món ăn đặc sản nổi tiếng của người Phan Thiết. Tuy nhiên bạn vẫn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây để thử vào bếp trổ tài nấu xem nhé. Biết đâu lại thực hiện thành công với hương vị thơm ngon khiến cả nhà thích mê thì sao. Cùng tham khảo ngay thôi nào!
1. Tìm hiểu về món mì Quảng Phan Thiết
Nhắc đến mì Quảng người ta thường nghĩ ngay đến món ăn đặc sản của Quảng Nam. Nhưng thực chất thì món mì này cũng rất nổi tiếng ở Phan Thiết với nguyên liệu, cách chế biến và hương vị đặc trưng riêng.
Khác với mì Quảng miền Trung thì sợi mì quảng Phan Thiết nhỏ và mềm hơn, nhiều quán còn thay bằng mì trứng hoặc sợi hủ tiếu. Nước dùng nấu từ giò heo, thịt heo hoặc thịt vịt nên có vị ngọt thơm, béo béo. Hiếm khi nấu với thịt gà và tuyệt đối không dùng hải sản.
Và nếu chính gốc của mì Quảng Phan Thiết thì nước dùng sẽ hơi ngọt và cay một chút. Một điểm khác biệt nữa là mì Quảng miền Trung chan rất ít ăn hơi sệt sệt, còn mì quảng Phan Thiết thì phải chan ngập mì trong tô. Không dùng kèm bánh tráng và rau sống mà chủ yếu ăn với giá đỗ, húng lủi.
Mì quảng Phan Thiết nổi tiếng nhất là mì Quảng thịt vịt và giò heo. Ảnh: Internet
2. Hướng dẫn cách nấu mì Quảng Phan Thiết ngon
2.1. Cách nấu mì Quảng vịt Phan Thiết
Mì Quảng vịt nấu với nước dừa tươi là món ăn nổi tiếng của vùng biển Phan Thiết. Cách nấu mì Quảng Phan Thiết với thịt vịt cũng rất đơn giản mà không kém phần ngon miệng. Không những thế lại chứa nhiều chất dinh dưỡng nữa đấy.
Video đang HOT
2.1.1 Chuẩn bị nguyên liệu
Sợi mì quảng: 800g
Thịt vịt: 600g
Nước hầm xương: 600ml
Nước dừa tươi: 400g
Tỏi: 15g
Hành tím: 15g
Gừng: 15g
Nước mắm: 4 thìa canh
Đường trắng: 2 thìa canh
Đường phèn: 2 thìa canh
Màu dầu điều: 4 thìa canh
Hạt nêm: 1/2 thìa canh
Rau húng lũi ăn kèm
Đậu phộng rang
Nguyên liệu mì quảng vịt Phan Thiết. Ảnh: Internet
2.1.2. Sơ chế và ướp thịt vịt
Thịt vịt đã làm sạch dùng muối chà xát quanh thân vịt, bóp kỹ với muối để khử mùi hôi. Ngoài ra có thể dùng gừng hoặc rượu trắng xát đều thân vịt.Rửa lại nhiều lần với nước cho sạch, chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.Cho thịt vịt vào tô cùng 2 thìa canh đường, 1 thìa canh hạt nêm, 2 thìa canh nước mắm và 15g mỗi loại gồm tỏi, hành tím, gừng băm nhỏ. Trộn đều và ướp khoảng 15 phút.
Sơ chế và ướp thịt vịt. Ảnh: Internet
2.1.3. Chiên thịt vịt và nấu nước dùng
Cho 2 thìa canh dầu màu điều vào chảo bắc lên bếp đun nóng. Sau đó cho thịt vịt đã ướp vào chiên cho vàng đều hai mặt.Tiếp đến bắc nồi lên bếp, thêm 2 thìa canh màu dầu điều cùng 10g tỏi băm và 10g hành tím băm phi vàng thơm.Cho thịt vịt vào đổ thêm nước dừa tươi và nước hầm xương rồi đun sôi. Khi nước sôi lên vặn lửa nhỏ và hầm thịt khoảng 45 phút.Nêm thêm 1,5 thìa canh hạt nêm, 2 thìa canh nước mắm và 2 thìa canh đường phèn. Nếm lại nước dùng cho vừa miệng và tắt bếp.
Nấu nước dùng mì quảng. Ảnh: Internet
2.1.4. Hoàn thành món mì quảng vịt
Mì quảng trụng sơ qua nước sôi rồi cho vào tô, gắp thịt vịt lên trên, thêm rau húng thái nhỏ và đậu phộng rang. Chan nước dùng lên và thưởng thức luôn hoặc chấm kèm với nước mắm gừng để tăng thêm hương vị.Thịt vịt được hầm chín mềm hòa quyện với nước dùng ngọt thơm và có chút beo béo của nước dừa cùng sợi mì Quảng dẻo dai hấp dẫn.
Mì Quảng vịt thơm phức, ngọt mềm và đậm đà hương vị. Ảnh: Internet
2.2. Cách nấu mì Quảng Phan Thiết với giò heo
2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Sợi mì Quảng: 500g
Giò heo: 1kg
Sườn cốt lết: 500g
Sốt ớt chưng: 2 thìa cà phê
Tỏi xay: 2 thìa canh
Ớt xay: 2 thìa canh
Tỏi: 5 tép
Ớt chuông đỏ hoặc vàng: 5 quả
Hành tím: 4 củ
Hạt điều màu: 1 thìa canh
Dầu ăn: 100ml
Nước mắm: 4 thìa canh
Chanh: 1 miếng nhỏ
Đậu phộng rang: 1 ítNước lọc hoặc nước soda: 2 lít
Rau thơm ăn kèm (diếp cá, húng quế, húng lủi)
Nguyên liệu nấu mì Quảng giò heo. Ảnh: Internet
2.2.2. Sơ chế giò heo và sườn cốt lết
Giò heo, sườn cốt lết cho vào thau nước muối loãng ngâm khoảng 20 phút. Sau đó dùng dao cạo sạch lông và rửa lại nước sạch.Bắc nồi nước lên bếp đun sôi rồi cho giò heo và sườn cốt lết vào trụng sợ khoảng 3 phút. Vớt ra xả lại nhiều lần với nước sạch và để ráo.
Giò heo làm sạch, trụng sơ qua nước sôi. Ảnh: Internet
2.2.3. Sơ chế các nguyên liệu khác
ỏi, hành tím bóc vỏ và băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.Ớt chuông bỏ cuống, rửa sạch, cắt múi cau để lọc bỏ hạt. Sau đó cho vào nồi nước bắc lên bếp luộc khoảng 3 phút rồi cũng đem đi xay nhỏ.
Sơ chế ớt chuông. Ảnh: Internet
2.2.4. Ướp và chiên giò heo, sườn cốt lết
Cho tỏi, hành băm vào tô sườn và giò heo. Thêm 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa cà phê sốt ớt, 2 thìa canh hạt nêm, 3 thìa canh đường, 10ml dầu ăn.Trộn đều hỗn hợp và ướp khoảng 2 - 3 giờ trong ngăn mát tủ lạnh.Cho 50ml dầu ăn vào chảo bắc lên bếp đun nóng với lửa vừa. Sau đó lấy sườn và giò heo ra đem chiên cho đến khi thịt săn lại, màu hơi ngả vàng là được. Vớt ra cho ráo dầu.
Chiên sườn cốt lết và giò heo. Ảnh: Internet
2.2.5. Làm sốt ớt và nấu nước dùng
Đổ phần nước đã ướp sườn và giò heo vào chảo. Bắc lên bếp đun sôi rồi thêm ớt chuông vào, đảo đều và đun đến khi thấy nước sốt sền sệt là được.Đổ khoảng 2 lon nước soda và 150ml nước lọc vào nồi đun sôi. Tiếp đến cho phần sườn và giò heo chiên vào.
Nêm thêm 2 thìa canh đường, 2 thìa canh nước mắm và 1 thìa canh hạt nêm khuấy đều.Trong lúc đó cho 1 thìa canh hạt điều màu và 20ml dầu ăn vào chảo. Bắc lên bếp đảo đều từ 3 - 4 phút rồi đổ sang nồi nước dùng.Bắc chảo khác lên bếp cho 20ml dầu ăn vào đun nóng, cho tỏi và ớt xay vào đảo đều cho sệt lại thì cũng cho vào nồi nước dùng.Đun sôi thêm lần nữa cho phần thịt heo chín mềm thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng và tắt bếp.
Nấu nước dùng mì Quảng. Ảnh: Internet
2.2.6. Trình bày và thưởng thức mì Quảng giò heo
Sợi mì Quảng trụng sơ qua nước sôi rồi cho vào tô. Cho giò heo, sườn cốt lết vào, thêm ít rau thơm thái nhỏ và chan nước dùng lên.Khi ăn có thể vắt thêm ít nước chanh và rắc đậu phộng rang lên, trộn đều rồi thưởng thức.Cách nấu mì Quảng giò heo Phan Thiết có mùi thơm phức hấp dẫn. Nước dùng mì Quảng giò heo nóng hổi, cay mặn đậm đà ăn cùng sợi mì mềm, sườn cốt lết chắc thịt và giò heo beo béo ngon khó cưỡng.
Cách nấu mì Quảng phan thiết với giò heo thơm béo hấp dẫn. Ảnh: Internet
Với 2 công thức nấu mì Quảng Phan Thiết trên bạn có thể dễ dàng lựa chọn nguyên liệu nấu tùy theo sở thích nhé. Cách thực hiện cũng không quá khó phải không nào, chỉ cần bỏ ra chút thời gian là đã có ngay món mì Quảng thơm ngon, đậm đà thưởng thức cùng gia đình rồi. Chúc bạn và cả nhà ngon miệng!
Mắm bò hoc và bún num-bo-choc phố Miên Khu phố Hồ Thị Kỷ (Q.10, TP.HCM) không những nổi tiếng với chợ hoa mà còn được nhiều người biết đến với cái tên "phố Miên". Đặt chân đến khu phố này, bạn sẽ bị bất ngờ trước những hàng quán bán món ăn của người Campuchia dọc theo hai bên đường. Phố "Miên" món lạ... Từ những năm 70, một số lượng...