Trưa nay ăn gì: Bữa trưa văn phòng thanh mát cùng gà xào nấm đông cô
Vẫn là thịt gà, thực phẩm thường được các hàng quán chọn để chế biến món ăn nhưng hôm nay được làm mới hơn khi kết hợp cùng nấm đông cô. Sự hòa quyện vị thanh ngọt giữa gà và nấm đông cô hứa hẹn mang đến bữa cơm văn phòng hấp dẫn cho mọi người.
Trong ẩm thực Việt – Á, nấm đông cô thường xuất hiện như một loại “rau” mang những dưỡng chất tốt cho sức khỏe người dùng. Thị trường hiện có hai loại nấm đông cô là khô và tươi, tùy người nấu chọn lựa. Theo đó, với nấm đông cô khô, người nấu thường ngâm nấm trong nước lọc trước 30 phút để nấm mềm, và nấm để nguyên cây, không thái lát, cắt nhỏ trước khi ngâm. Với nấm đông cô tươi, không ngâm trong nước lâu như loại khô mà nên rửa sơ qua để loại bỏ những chất bẩn, hạt cát trong tai nấm.
Về thịt gà chọn nấu cho món ăn này, hàng quán thường ưa chuộng là ức hoặc đùi gà, bởi hai phần thịt này bảo đảm độ thơm ngon khi chế biến mà nó còn phù hợp với người đang ăn kiêng. Kinh nghiệm chia sẻ từ các đầu bếp chuyên nghiệp, mọi người nên mua gà nguyên con, sơ chế và lóc thịt, xương chia ra từng phần, để cấp đông, dùng đến món nào thì lấy phần thịt đó ra. Như vậy sẽ tiết kiệm cho hơn khi mua lẻ cũng như tránh mất thời gian hơn khi cần nấu món ăn.
Ngoài gà xào, nấm đông cô còn được chế biến thành một số món ăn hấp dẫn như kho đậu hũ, kho sả, kho thơm, xào cải thìa và thịt cua, xào hẹ vàng, chiên xù, kho quẹt, kho tiêu…
Đặc biệt, hạn chế mua gà dai, loại gà nhập khẩu có giá bán thấp (chỉ từ vài chục ngàn đồng/con), bởi thịt của nó dai, chưa kể gà dạng này nuôi công nghiệp đẻ trứng và thải loại rất lâu nên không còn giá trị dinh dưỡng.
Ngoài gà và nấm đông cô thì một số nguyên liệu còn lại của món ăn này sẽ gồm cà rốt cắt tạo hình hoa và cải thảo. Gà và nấm đông cô sau khi sơ chế sạch thì đem chế biến theo trình tự sau: ướp thịt gà với ít gia vị trong 30 phút cho thấm, rồi đem xào với nấm đông cô, cà rốt và rau cải thảo trong khoảng 5-15 phút, đến khi thấy thịt và phần nước tiết ra từ gà cũng như nấm săn lại là món ăn hoàn tất.
Nếu chọn mua gà nguyên con, mọi người có thể lấy lòng gà và xào chung để món ăn thêm đa dạng về khẩu vị và nguyên liệu. Tuy không quá nổi bật như cơm gà xối mỡ hay cơm gà chiên nước mắm, nhưng cơm gà xào nấm đông cô lại có cho riêng mình những “tín đồ” sành ăn bởi tổng thể hương vị món ăn là sự thanh ngọt của gà hòa quyện cùng vị mát lành của nấm đông cô.
Cách làm bánh sủi cảo chiên ăn kiêng giảm cân cho chế độ Keto
Nếu bạn là tín đồ của các món bánh ngon thì tuyệt đối không thể bỏ lỡ bài viết hôm nay. Hãy cùng vào bếp, xem ngay cách làm bánh sủi cảo chiên ăn kiêng giảm cân cho chế độ Keto, dù là ai cũng thực hiện được!
Nguyên liệu làm Bánh sủi cảo chiên
Thịt heo xay 50 gr
Nấm mèo khô 20 gr
Nấm đông cô 11 cây
Hạt nêm 1 muỗng cà phê
Hành tím băm 2 muỗng canh
Hành lá băm 2 muỗng canh
Nước mắm 1/2 muỗng cà phê
Dầu hào 1 muỗng cà phê
Tiêu 1/2 muỗng cà phê
Cream cheese 50 gr
Video đang HOT
Phô mai mozzarella 100 gr
Bột dừa 1/2 chén
Bột hạnh nhân 1/2 chén
Trứng gà 1 quả
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Xửng hấp, chảo, dao,...
Cách chế biến Bánh sủi cảo chiên
1
Chuẩn bị nhân bánh
Nấm mèo và nấm đông cô khô mua về ngâm trong tô nước ấm khoảng 60 - 80 độ C, trong khoảng 10 phút giúp nấm nhanh mềm hơn. Khi nấm đã mềm, vắt khô nước.
Dùng kéo cắt bỏ gốc nấm đông cô, rồi dùng dao cắt nhỏ. Phần nấm mèo thì bạn dùng dao băm nhỏ là được.
Cho hết nấm mèo và nấm đông cô vào tô thịt heo xay, thêm 2 muỗng canh hành lá băm, 2 muỗng canh hành tím băm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê dầu hào, 1/2 muỗng cà phê tiêu xay. Dùng tay trộn đều hỗn hợp nhân và để yên cho thấm vị trong khoảng 30 phút.
2
Đun chảy phô mai
Lấy 50gr cream cheese cho vào tô có chứa 100gr phô mai mozzarella, chuẩn bị mang đi đun chảy.
Bắc nồi hấp lên bếp, thêm 1 ít nước vào nồi đun sôi, đến khi nước sôi đặt tô phô mai lên trên xửng hấp, đậy nắp và hấp đến khi phô mai và cream cheese tan hoàn toàn thì tắt bếp.
3
Trộn bột bánh
Cho vào thau 1/2 chén bột dừa, 1/2 chén bột hạnh nhân, tách vỏ 1 quả trứng gà và cho vào thau bột. Trộn sơ rồi cho hết phần hỗn hợp phô mai đã được đun chảy trước đó vào, tiếp tục trộn đến khi tất cả quyện lẫn vào nhau, tạo thành một khối bột dẻo mịn là được.
4
Nhào và cán bột
Lót phía dưới 1 miếng giấy nến rồi đặt một lượng bột bánh vừa đủ lên trên, rồi lại cho lên trên bột 1 miếng giấy nến thứ 2. Lúc này bạn chỉ cần dùng cây cán bột, cán thật mỏng miếng bột là được.
Bạn dùng 1 cái ly có miệng tròn, đè mạnh miệng ly lên trên miếng bột được cán mỏng để được miếng vỏ bánh nhé!
5
Tạo hình bánh
Dùng muỗng lấy 1 lượng nhân vừa đủ, cho lên trên miếng vỏ bánh. Gập đôi vỏ bánh lại với nhau, dùng tay ấn nhẹ nhàng mép rìa vỏ bánh để tạo độ kết dính.
Bạn có thể dùng nĩa, ấn nhẹ dọc theo rìa vỏ bánh để vỏ bánh dính lại với nhau và đồng thời tạo kiểu cho chiếc bánh.
Thực hiện tương tự cho đến khi hết phần nhân và vỏ bánh là được.
6
Chiên bánh sủi cảo
Bắc lên bếp 1 cái chảo dầu, chờ đến khi dầu sôi thì cho sủi cảo vào chiên với lửa vừa, trở mặt bánh và tiếp tục chiên đến khi cả 2 mặt vàng đều thì có thể lấy ra.
7
Thành phẩm
Phần sủi cảo chiên vàng ươm, lớp vỏ bên ngoài giòn rụm, có vị beo béo từ phô mai kết hợp với phần nhân vừa chín tới, mềm mịn từ thịt xen lẫn với nấm đông cô và nấm mèo giòn giòn, thanh ngọt. Ăn kèm với tương ớt thì vô cùng hợp nhé!
Cách nấu các món chay thông dụng, bình dân, thơm ngon tại nhà Cách nấu các món chay thông dụng là chủ đề mà các "tín đồ" ăn chay luôn quan tâm để có thêm nhiều gợi ý đổi thực đơn cho bản thân đa dạng hơn. Việc bạn suy nghĩ nên nấu gì trong một bữa chín với món mặn đã là khó nhằn thì huống hồ chuyện cân nhắc về thực đơn chay cho...