“Trụ trì” vô tư xài tiền từ thiện!
Bà Vân liệt kê một bảng các chi phí như thuê giáo viên, bảo mẫu, lao công, mua chất đốt, thanh toán điện, nước, tổng cộng… 17,5 triệu đồng/tháng; đồng thời kêu gọi các nhà hảo tâm “hỗ trợ lâu dài” để chia sẻ với “nhà chùa” thực hiện “chức năng nhân đạo cao quý!”. Dưới thư ngỏ, bà Vân cũng không quên ghi số tài khoản ngân hàng để “bá tánh” chuyển tiền vào!
Các cơ quan chức năng thống nhất đưa 13 trẻ mồ côi đến nuôi dưỡng tại những trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước.
Ngày 14-1, đoàn công tác của Sở LĐ-TB-XH TPHCM đã làm việc với UBND quận Bình Tân và cơ quan chức năng về lộ trình xử lý cơ sở nuôi trẻ mồ côi Tiên Phước 2 tại phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
Theo đó, thời gian, thủ tục bàn giao 13 trẻ mồ côi tại cơ sở này cũng như nơi tiếp nhận đã được thống nhất, cụ thể là các em sẽ được đưa đến các trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước trên địa bàn TP để nuôi dưỡng. Chỉ còn chờ Sở LĐ-TB-XH thu xếp là quận sẽ tiến hành ngay” – Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, ông Phạm Văn Mười, khẳng định.
Bé 10 ngày tuổi rời Tiên Phước 2
Vô tư xài tiền từ thiện Theo điều tra ban đầu của chúng tôi, chỉ trong thời gian từ đầu năm 2009 đến tháng 11-2010, cơ sở Tiên Phước 2 của bà Nguyễn Thị Vân đã tiếp nhận tiền tài trợ trong và ngoài nước tổng cộng hơn 1,3 tỉ đồng, trong đó có hơn 15.500 euro từ một tổ chức từ thiện Pháp. Mặc dù nhận được rất nhiều tiền và hàng nhưng bà Vân toàn quyền sử dụng, không mở sổ theo dõi thu chi và không thuê nhân sự làm công tác tài chính.
Trẻ mồ côi đầu tiên đã rời khỏi Tiên Phước 2 vào chiều 14-1 là một bé gái sơ sinh chỉ mới khoảng 10 ngày tuổi, nặng 1,3 kg, được bà Nguyễn Thị Vân (chủ cơ sở) nhận về trước khi bé Hoa Quỳnh chết vài hôm. Bà Nguyễn Thị Bích Tuyền, Phó Chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, cho biết đã làm thủ tục và chuyển em bé này đến một trung tâm chuyên nuôi dưỡng trẻ sơ sinh mồ côi của Sở LĐ-TB-XH tại quận Gò Vấp.
Trong khi chờ chuyển 12 trẻ mồ côi còn lại đi nơi khác, tình hình tại Tiên Phước 2 rất đáng lo lắng. Những ngày qua, một số người làm công cho bà Nguyễn Thị Vân và tình nguyện viên tại đây đã bỏ đi nên việc chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho các cháu bé chủ yếu dựa vào 2 em lớn tuổi ở cơ sở là Thành và Tiến. Một tình nguyện viên thường lui tới Tiên Phước 2 cho biết đa số các em bị ghẻ lở do nơi ở không vệ sinh, nhiều em còn có vấn đề về hô hấp.
Tiếp nhận thông tin này từ phóng viên, ông Phạm Văn Mười cho biết sẽ chỉ đạo ngành y tế cử cán bộ kiểm tra ngay và có biện pháp can thiệp kịp thời. Quận đang tăng cường lực lượng và bổ sung người có chuyên môn cho tổ giám sát do bà Nguyễn Thị Bích Tuyền phụ trách.
Video đang HOT
Các cháu vui mừng khi nhận được quà
“Xin” tiền chuyên nghiệp
Theo điều tra của chúng tôi, sau khi xây một ngôi nhà và tự đặt tên “chùa” Tiên Phước 2, bà Vân đã cho in số lượng lớn thư ngỏ kèm theo danh thiếp song ngữ Anh-Việt gửi khắp nơi xin hỗ trợ “tịnh tài, tịnh vật”. Mặc dù chỉ lập ra một cơ sở tự phát, không được Giáo hội Phật giáo công nhận, không có giấy phép được nhận nuôi trẻ mồ côi và UBND quận Bình Tân đã từng buộc phải gỡ bảng chùa, thế nhưng trong “thư ngỏ” vẫn mượn danh “Giáo hội Phật Giáo Việt Nam – Chùa Tiên Phước 2″, bên dưới có đóng mộc đỏ để kêu gọi quyên góp.
Trong khoảng thời gian từ tháng 7-2010 đến nay, số trẻ được nuôi tại Tiên Phước 2 chưa bao giờ quá 20 cháu nhưng trong thư ngỏ, bà Vân viết: “Chúng tôi đang tổ chức nuôi dạy được 160 cháu mồ côi và trẻ em nghèo đặc biệt khó khăn, thất học, trong đó có gần 50 cháu mồ côi. Tuy nhiên, điều kiện vật chất của nhà trường không được bảo đảm an toàn, bàn ghế thiếu thốn, mục, gãy hết, một số không đủ để cho các cháu ngồi học…”.
Thư ngỏ “xin” tiền tài trợ do bà Nguyễn Thị Vân soạn
Sau đó, bà Vân liệt kê một bảng các chi phí như thuê giáo viên, bảo mẫu, lao công, mua chất đốt, thanh toán điện, nước, tổng cộng… 17,5 triệu đồng/tháng; đồng thời kêu gọi các nhà hảo tâm “hỗ trợ lâu dài” để chia sẻ với “nhà chùa” thực hiện “chức năng nhân đạo cao quý!”. Dưới thư ngỏ, bà Vân cũng không quên ghi số tài khoản ngân hàng để “bá tánh” chuyển tiền vào!
Khi chúng tôi đưa thư ngỏ này cho một số người từng có quá trình gắn bó với Tiên Phước 2 xem, họ đều lắc đầu ngao ngán và cho rằng nó thể hiện sự gian dối từ đầu chí cuối: Từ việc mạo nhận chùa, khai man số lượng trẻ mồ côi đến cả người làm công giúp việc. Một người thường lui tới giúp đỡ các em nhỏ tại cơ sở cho biết do bà Vân quá hà khắc nên chẳng bảo mẫu và người giúp việc nào trụ lại lâu, trong khi giáo viên cũng nghỉ việc hết nên chỉ có một số bạn trẻ tình nguyện đến dạy lớp học tình thương.
Theo Người lao động
Nhà sư viên tịch, gần 140 nghìn đô ai hưởng?
Chủ trì một ngôi chùa ở quận Tân Phú (TP HCM) viên tịch, để lại sổ tiết kiệm trị giá 140 ngàn USD. Đã xảy ra những bất cập về quyền thừa kế số tài sản trên...
Rắc rối tiền chùa mang... gửi tiết kiệm
Tháng 5/2008, ni sư Huệ Tịnh, thế danh Đỗ Thị Thiềng, trụ trì chùa Thiên Chánh (đường Khuông Việt, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP HCM) mất. Khi làm lễ tang, Ban đại diện phật giáo Tân Phú phát hiện ni sư Huệ Tịnh có 5 quyển sổ tiết kiệm mang tên Đỗ Thị Thiềng, số tiền là 138.850 USD, 423 USD tiền mặt và 42 triệu đồng.
Số tài sản này không được bàn giao cho chùa Thiên Chánh, mà do ban đại diện Phật giáo Tân Phú niêm phong, tạm giữ.
Sự việc sẽ "trong vòng bí mật" nếu không có thông tin rò rỉ về nguồn tiền hàng tỷ đồng (quy đổi ra VNĐ) mà đại diện Phật giáo Tân Phú tạm giữ. Tin này tới tai bà Đỗ Ngọc Thanh (ngụ tại quận Gò Vấp) là em ruột ni sư Huệ Tịnh, nên sau đó, bà Thanh có đơn gửi Ban đại diện Phật giáo Tân Phú xin lại số tiền trên.
Trong đơn bà Thanh cho rằng, số tài sản mang tên bà Đỗ Thị Thiềng gửi tại ngân hàng Vietcombank là dưới tư cách cá nhân, do vậy căn cứ vào Luật dân sự thì bà là người thừa kế hợp pháp số tài sản trên.
Đơn của bà Thanh không được Ban đại diện Phật giáo Tân Phú chấp thuận... khiến bà và các đồng thừa kế phải khởi kiện vụ việc ra TAND quận Tân Phú, nhờ phân xử.
Sự việc kéo dài nhiều năm, sau nhiều lần hòa giải, thế nhưng vẫn không bên nào nhường bên nào. Trong khi đó, đại diện chùa Thiên Chánh cho biết không tham dự vào vụ việc pháp lý rắc rối này.
"Số tiền ồn ào này nếu được trả về, nhà chùa cũng sẽ không nhận, mà tùy Nhà nước xử lý" - vị đại diện chùa này cho biết
"Cần phải xác minh nguồn gốc của số tiền"
Tại buổi hòa giải mới đây, Thượng tọa Thích Thiện Hòa, Phó ban đại diện Phật giáo Tân Phú cho rằng: "Ni sư Huệ Tịnh đã xuất gia theo đạo Phật, coi như cắt đứt với cuộc sống gia đình... Khoản tiền gửi ngân hàng của ni sư Huệ Tịnh là số tiền bá tánh thập phương tự nguyện đóng góp..., là tài sản của cơ sở tôn giáo, nên bà Thanh không thể đòi quyền thừa kế".
Tuy nhiên, theo ý kiến của Luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn Luật sư TP HCM): "Tại khoản 2, Điều 15, Bộ luật Dân sự năm 2005, thì cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự: Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản. Như vậy, 5 cuốn sổ tiết kiệm mang tên cá nhân của người trụ trì ở một ngân hàng nào, thì tài sản đó được khẳng định là tài sản của cá nhân đó. Người trụ trì có quyền sở hữu đối với tài sản trên và được pháp luật bảo vệ. Nếu trụ trì mất mà không để lại di chúc, thì tài sản đó được gọi là di sản và được giải quyết theo qui định Pháp luật thừa kế".
Còn theo quan điểm của Luật sư Trịnh Thanh (VP Luật sư Người Nghèo TP HCM), vụ việc này cần phải xét đến tập quán tôn giáo...
"Đây là một vụ án không đơn giản, chỉ căn cứ vào Sổ tiết kiệm đứng tên cá nhân bà Thiền là các đồng thừa kế đương nhiên được quyền hưởng di sản theo pháp luật. Bởi lẽ pháp luật quy định, quyền thừa kế chỉ phát sinh khi tài sản đó đúng là thuộc sở hữu của người chết để lại. Nếu tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì phải trả lại cho chủ sở hữu".
Theo Luật sư Thanh, để xác định được số tiền nói trên thuộc sở hữu của nhà chùa hay của cá nhân trụ trì, cần phải xác minh nguồn gốc của số tiền. Thông thường khi các phật tử "cúng dường" thì được hiểu là tặng cho nhà chùa để cúng phật, chứ không phải là cho riêng trụ trì hay một ni sư cụ thể nào đó.
Nhìn chung, đây là tập quán tôn giáo đã được mọi người nhìn nhận. Nếu rơi vào tình huống này, dù pháp luật không có quy định điều chỉnh trực tiếp vấn đề tài sản của người tu hành, thì Tòa án vẫn có quyền áp dụng tập quán và quy định tương tự của pháp luật tại điều 3 của Bộ luật dân sự để xác định số tiền thuộc về nhà chùa. Ngược lại, nếu không chứng minh được nguồn gốc của số tiến nói trên là của nhà chùa thì những người thừa kế mới được chia di sản theo pháp luật.
Theo Vietnamnet
Xây chùa giả, hốt bạc thật Bằng việc xây lên một cái nhà, tự đặt tên "chùa Tiên Phước 2" rồi nhặt trẻ mồ côi về nuôi, vị "trụ trì" đã giàu lên nhanh chóng nhờ vào tiền đóng góp của bá tánh. Chúng tôi tìm đến "chùa" Tiên Phước 2 (số 6/52/1 tổ 33, khu phố 6, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân-TPHCM) vào một sáng...