Trừ tối đa 10 điểm giấy phép lái xe với mỗi vi phạm giao thông
Theo Đại tá Nhật, tùy theo tính chất vi phạm, các lái xe sẽ bị trừ tối thiểu là 2 điểm và tối đa là 10 điểm đối với mỗi hành vi vi phạm giao thông.
Ngày 30/12, trao đổi với phóng viên Dân trí, Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết ta.i nạ.n giao thông (Cục CSGT, Bộ Công an) cho biết, để đảm bảo triển khai thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Nghị định số 168/2024, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025.
Mỗi vi phạm sẽ bị trừ tối đa 10 điểm giấy phép lái xe
Theo Đại tá Nhật, các lỗi được tăng mạnh mức xử lý là các hành vi có tính cố ý, là nguồn nguy hiểm cao độ và là nguyên nhân trực tiếp gây ta.i nạ.n giao thông. Ngoài ra, việc cần thiết phải tăng mức xử phạt đủ mạnh nhằm bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa.
CSGT Hà Nội kiểm tra bằng lái một tài xế ô tô (Ảnh: Trần Thanh).
Bên cạnh việc tăng mức xử phạt, cơ quan chức năng còn quy định hình thức xử phạt mới so với hiện hành đó là trừ điểm giấy phép lái xe.
Theo đó, tùy theo tính chất vi phạm, các lái xe sẽ bị trừ tối thiểu là 2 điểm và tối đa là 10 điểm đối với mỗi hành vi vi phạm.
“Đối với các hành vi có tính chất nguy hiểm, xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, cơ quan chức năng sẽ áp dụng hình thức tước ngay bằng lái, không quy định việc trừ tối đa 12 điểm như dự thảo trước đây”, Đại tá Nhật nói.
Đại tá Nhật lấy ví dụ đối với vi phạm nồng độ cồn. Theo Nghị định 168, tài xế có nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml má.u hoặc 0,25mg/l khí thở sẽ bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe (quy định hiện hành là bị tước bằng 10-12 tháng).
Tài xế có nồng độ cồn vượt quá 50-80mg/100ml má.u hoặc vượt quá 0,25-0,4mg/l khí thở sẽ bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe (quy định hiện nay là bị tước bằng lái xe 16-18 tháng).
Video đang HOT
Một tài xế xe ôm công nghệ vừa dùng điện thoại vừa lái xe (Ảnh: Trần Thanh).
Đáng chú ý, với mức vi phạm nồng độ cồn cao nhất là vượt quá 80mg/100ml má.u hoặc vượt quá 0,4mg/l khí thở, lái xe bị tước ngay bằng lái 22-24 tháng. Không quy định trừ điểm.
Đại tá Nhật cho biết, quy định về việc áp dụng hình thức trừ điểm bằng lái, được quy định xuyên suốt trong nghị định. Một số vi phạm khác bị trừ điểm như không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu (trừ 4 điểm), chạy quá tốc độ trên 35km/h (trừ 6 điểm)…
“Cơ quan soạn thảo quy định điều này dựa trên việc đán.h giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi”, ông Nhật nói thêm.
Theo lãnh đạo Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết ta.i nạ.n giao thông (Cục CSGT, Bộ Công an), tại Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, mỗi giấy phép lái xe có 12 điểm, dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Người có giấy phép lái xe bị trừ hết điểm sẽ không được lái xe. Bằng lái sẽ được phục hồi đủ 12 điểm, nếu tài xế không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.
Ngoài ra, sau ít nhất 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, tài xế được thi sát hạch để được phục hồi số điểm này. Còn cơ quan thực thi là Cục CSGT hoặc phòng cảnh sát giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Nội dung kiểm tra gồm lý thuyết kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, căn cứ theo câu hỏi sát hạch lý thuyết để cấp bằng lái và các bài mô phỏng những tình huống giao thông trên máy tính, do Bộ Giao thông vận tải quy định.
CSGT sẽ ưu tiên sử dụng camera giám sát để xử phạt
Để các quy định có hiệu lực từ 1/1/2025, Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho biết Cục CSGT và lực lượng CSGT toàn quốc đã hoàn thành việc tập huấn, xây dựng phương án, rà soát bố trí lực lượng, phương tiện để tuyên truyền tới người dân và sẵn sàng xử lý nghiêm các vi phạm.
Lực lượng chức năng sẽ ưu tiên sử dụng hệ thống giám sát, camera cầm tay, đeo trên người của cán bộ chiến sĩ để ghi hình tuyên truyền nhắc nhở, xử lý người tham gia giao thông, góp phần dần hình thành thói quen tốt khi tham gia giao thông.
“Quá trình xử lý vi phạm, lực lượng chức năng đều có hình ảnh, camera hoặc hình ảnh vi phạm từ hệ thống giám sát ghi nhận lại, nên người tham gia giao thông không lo bị xử phạt oan”, Đại tá Nhật nói.
CSGT toàn quốc sẽ ưu tiên sử dụng camera khi xử lý vi phạm giao thông (Ảnh: Trần Thanh).
Theo Đại tá Nhật, đối với việc trừ điểm bằng lái xe, Cục CSGT đã sẵn sàng tương thích các phần mềm xử lý vi phạm, cập nhật các quy định tại nghị định mới. Đồng thời, các cơ sở dữ liệu cũng đã được liên thông, kết nối trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
“Trước đó, việc tước bằng lái qua VNeID đã được thực thi từ 15/8, nên cơ sở dữ liệu trừ điểm cũng hoàn toàn sẵn sàng từ 1/1/2025″, Đại tá Nhật chia sẻ.
Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân có bằng lái xe được cấp trước 1/7/2012 nên đổi sang bằng lái mới. Đồng thời, nên cập nhật kết nối bằng lái xe với ứng dụng VNeID để có thể theo dõi số điểm và tình trạng của bằng lái dễ dàng.
Bên cạnh việc xử lý nghiêm vi phạm đối với tài xế, lãnh đạo Bộ Công an và Cục CSGT đã chỉ đạo lực lượng thực thi phải thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
“Cán bộ chiến sĩ thực thi nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và ngành công an”, Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho biết thêm.
Từ ngày 1/1/2025 tài xế không được lái xe quá 48 giờ trong một tuần
Theo quy định, thời gian lái xe của tài xế xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 4 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.
Thời gian lái xe không quá 48 giờ trong một tuần
Luật Trật tự ATGT 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì Luật trật tự ATGT 2024 vẫn giữ nguyên quy định thời gian lái xe của người lái xe, tuy nhiên lại bổ sung quy định thời gian làm việc của tài xế.
Cụ thể, thời gian lái xe của tài xế ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.
Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều này.
Từ ngày 1/1/2025, thời gian lái xe không quá 48 giờ trong một tuần. Ảnh minh họa.
Như vậy, Luật trật tự ATGT 2024 bổ sung thêm quy định thời gian làm việc của người lái xe không quá 48 giờ 1 tuần.
Quy định mới về độ tuổ.i lái xe
Theo luật sư Tuấn, so với quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008, độ tuổ.i tối đa của lái xe trên 29 chỗ trong Luật trật tự ATGT 2024 tăng 5 tuổ.i đối với nữ và tăng 2 tuổ.i đối với nam (trước đây nữ 50 tuổ.i và nam 55 tuổ.i).
Cụ thể, căn cứ điểm e khoản 1 Điều 59 Luật trật tự ATGT 2024 quy định tuổ.i, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:
Người đủ 16 tuổ.i trở lên được điều khiển xe gắn máy;
Người đủ 18 tuổ.i trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
Người đủ 21 tuổ.i trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;
Người đủ 24 tuổ.i trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;
Người đủ 27 tuổ.i trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;
Tuổ.i tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổ.i đối với nam, đủ 55 tuổ.i đối với nữ.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển.
Bộ Công an: Cần cấm tuyệt đối người lái xe sử dụng rượu, bia Trước ý kiến cân nhắc quy định cấm tuyệt đối người lái xe sử dụng rượu, bia khi lái xe, Bộ Công an khẳng định vẫn giữ nguyên quy định hiện hành vì tác hại của rượu, bia đang gây ra nhiều hệ lụy. Nhằm chuẩn bị cho Quốc hội nhấn nút thông qua dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông...