Trụ sở Nghị viện châu Âu bị tấn công bằng sữa
Hàng nghìn nông dân chăn bò mới đây tổ chức biểu tình bằng cách phun sữa vào tòa nhà của Nghị viện châu Âu tại Brussels, Bỉ, để đòi tăng giá sữa cho các sản phẩm của họ.
Cảnh sát phải dùng khiên chắn dòng sữa của những người biểu tình phun vào trụ sở của Nghị viện châu Âu ở Brussels. Ảnh: AP
Những người nông dân ở các nước thuộc EU yêu cầu giá sữa cao hơn và đảm bảo cho họ bị phụ thuộc ít hơn vào thị trường ngắn hạn. Những người biểu tình giận dữ phun một lượng lớn sữa vào tòa nhà và vào cảnh sát hôm 26/11.
Giá thu mua sữa hiện tại đang thấp hơn chi phí sản xuất do sự sụt giảm nhu cầu quốc tế và cạnh tranh tăng. Những người nông dân muốn tăng giá sữa lên khoảng 25% để trang trải các chi phí, AP cho hay.
“Các chính sách thực sự đang giết chết chúng tôi. Phải có sự thay đổi nhanh chóng ở cấp độ Liên minh. Con đường đang đi hiện tại khiến chúng tôi gặp rắc rối lớn”, Julien Husquet, một nông dân ở Bỉ nói.
Cuộc biểu tình do Ủy ban Sữa châu Âu tổ chức. Nhiều người đã ngủ lại qua đêm trước cửa trụ sở của Nghị viện châu Âu. Họ cho biết sẽ không rời đi cho đến khi yêu cầu của họ đối với nền công nghiệp sữa châu Âu được lắng nghe.
“Thông điệp của chúng tôi ngày hôm nay là cần có các quy định mới về thị trường để đảm bảo giá thành của sản phẩm. Nghị viện châu Âu không có động thái gì trong nhiều năm qua. Chúng tôi mong muốn những chính sách mới đảm bảo cho tương lai của chúng tôi”, Roberto Cavaliere, đại diện Ủy ban Sữa châu Âu nói.
Bộ trưởng nông nghiệp EU sẽ có cuộc gặp với các nông dân trong ngày 28/11 để thảo luận về tình hình. Ngoài ra, EU đang chuẩn bị cải tổ chính sách nông nghiệp, từ chỗ áp đặt sức sản xuất và giá cả cho các sản phẩm. EU mong muốn trở thành một thị trường lớn trong tương lai và vẫn đảm bảo được thu nhập ổn định cho nông dân. Tuy nhiên với số lượng sữa sản xuất lớn hơn, hiện tượng dư thừa cũng có thể dẫn đến mức giá thấp hơn và phá sản.
Theo VNE
Nghị viện châu Âu chống lãng phí vì họp
Các thành viên Nghị viện châu Âu (EP) đang đấu tranh để chống lãng phí do việc phải di chuyển một hành trình dài để tham gia các phiên họp hàng tháng. Suốt trong hơn 20 năm qua, cứ đều đặn hàng tháng, các thành viên EP phải chi một khoản không nhỏ cho việc di chuyển từ Brussels (Bỉ) đến trụ sở chính ở Strasbourg (Pháp) để họp, khoảng 180 triệu euro mỗi năm, chiếm gần 20% ngân sách hàng năm của tổ chức này.
Trong bối cảnh nhiều nước châu Âu đang phải thắt lưng buộc bụng do khủng hoảng nợ, các nghị sĩ cho rằng việc này là rất lãng phí. Tuần trước, đa số thành viên nghị viện đã bỏ phiếu ủng hộ việc chấm dứt việc di chuyển tới Strasbourg để họp hàng tháng. Mặc dù có ý kiến phản đối vì cho rằng Strasbourg là biểu tượng cho hòa bình châu Âu sau thế chiến II, tuy nhiên, đa số các thành viên nói rằng, giờ nó đã trở thành biểu tượng tiêu cực vì chi phí tốn kém và không hiệu quả. Các thành viên Nghị viện đã yêu cầu Hội đồng châu Âu làm việc với Nghị viện nhằm bàn thảo việc sử dụng một trụ sở duy nhất và thông báo kết quả trước ngày 30-6-2013.
Theo ANTD
Mâu thuẫn vì nữ quyền Hơn 6 tháng qua, quan hệ giữa Nghị viện châu Âu (EP) với Ngân hàng Trung ương châu Âu (EBC) bị sứt mẻ nghiêm trọng vì vấn đề nữ quyền. Rạng sáng qua, báo Le Figaro đưa tin căng thẳng giữa hai bên càng tăng lên sau khi Ủy ban Kinh tế và Tài chính của EP đã thống nhất đánh giá "tiêu...