“Trong văn có sử”- cuộc tranh luận về chuyện văn – sử bất phân
Trong khuôn khổ những ngày Hội sách, ngày 20.4 vừa qua, tại thư viện Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Trong văn có sử – sự giao thoa của cái nhìn về quá khứ”.
Tọa đàm của các diễn giả xoay quanh vấn đề về chủ đề hai mảng sách nghiên cứu lịch sử và văn học khai thác đề tài lịch sử gần đây được tái bản nhiều và được độc giả quan tâm.
Tọa đàm diễn ra trong không khí hào hứng và sôi nổi
Tham dự buổi tọa đàm gồm các diễn giả là các nhà văn, nhà phê bình, nhà nghiên cứu nổi tiếng như nhà văn Trần Chiến (tác giả Cậu ấm; Gót Thị Màu, đầu Châu Long), nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến ( tác giả Me Tư Hồng), nhà nghiên cứu Hán Nôm và lịch sử Trần Trọng Dương và MC là nhà phê bình Mai Anh Tuấn (Khoa Viết văn – Báo chí ĐH Văn Hóa).
Hai cuốn tiểu thuyết Me Tư Hồng và Cậu Ấm được đông đảo bạn đọc quan tâm.
Buổi tọa đàm đã đưa ra đánh giá chung nhất về các bộ biên khảo sử và tác phẩm văn học trung đại “nệ” sử, sự cần thiết của việc in lại các tác phẩm hay nổi tiếng như Lịch triều hiến chương loại chí – Phan Huy Chú, Kiến văn tiểu lục, Đại Việt thông sử – Lê Quý Đôn, Lĩnh Nam chích quái – Trần Thế Pháp, Nam Hải dị nhân – Phan Kế Bính…, các sách khảo cứu về truyền thuyết và thần thoại của Nguyễn Đổng Chi, Cao Huy Đỉnh. Thông qua đây, khán giả có thể nhìn nhận lại về cách độc sử xưa của người hôm nay dưới nhiều hình thức.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến giao lưu tại tọa đàm.
Bên cạnh đó, tọa đàm còn là nơi giao lưu, chia sẻ và là cuộc trò chuyện với hai nhà văn Trần Chiến ( tác giả Cậu Ấm) và Nguyễn Ngọc Tiến (tác giả của Me Tư Hồng) về quá trình chọn lựa đề tài, chủ đề, các thao tác tìm sử liệu như thế nào để tạo nên câu chuyện văn chương và cách nhìn lịch sử hôm nay hướng đến những gợi mở .
Video đang HOT
Bàn về vấn đề “trong văn có sử” ở hai tác phẩm “Cậu Ấm” và “Me Tư Hồng”, PGS.TS Lưu Khánh Thơ, Trưởng Ban biên tập và Trị sự, Tạp chí Nghiên cứu Văn học – Viện Văn học Việt Nam cho rằng: Trong tác phẩm “Cậu Ấm”, nhà văn Trần Chiến mặc dù sử dụng những nhân vật hư cấu nhưng đã tái hiện lại được một cách rõ nét không khí lịch sử thời bấy giờ. Lịch sử dường như đóng vai trò làm cảm hứng cho tác giả.
PGS.TS Lưu Khánh Thơ, Trưởng Ban biên tập và Trị sự, Tạp chí Nghiên cứu Văn học – Viện Văn học Việt Nam.
Trái ngược lại với “Cậu Ấm”, tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến “Me Tư Hồng” lại sử dụng hoàn toàn nhân vật của lịch sử. Nhân vật Tư Hồng được xem là một trong những nhân vật huyền thoại của xứ An Nam của giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đồng thời, Me Tư Hồng cũng là cách gọi khá bất ngờ của Nguyễn Ngọc Tiến khi viết về nhân vật này, bởi thường thì người ta biết đến nhân vật này với cái tên Tư Hồng. Đây đúng nghĩa là nhân vật của tiểu thuyết, tiểu thuyết hóa đi một nhân vật lịch sử.
Sau hơn hai tiếng đồng hồ trò chuyện, nhà phê bình Mai Anh Tuấn chia sẻ: “Đây chính là những câu chuyện “trong văn có sử”, lịch sử chính là nguồn cảm hứng dồi dào cho các tác giả.
Đó là những cảm hứng khi suy nghĩ về quá khứ, dùng quá khứ như một cái nhìn về hiện tại và là một mạch chính của văn học đương đại. Quá khứ không bao giờ ngủ yêu và cũng không bao giờ mất đi, chúng ta đều mang theo quá khứ bên mình. Chính quá khứ giúp chúng ta nhìn nhận thức được về hiện tại và sống sao cho thích đáng hơn”
Theo_Dân việt
Ẩn hoạ tiềm ẩn từ "cạm bẫy bão ngôn tình"
Cơn sốt sách ngôn tình bày bán trên không ít kệ sách của các nhà sách tại Việt Nam và đang tồn tại những loại ngôn tình được cho là "dâm thư" trá hình, khiến nhiều người làm nghề, đặc biệt là các bậc phụ huynh đau đầu vì khó kiểm soát con cái.
Ngôn tình hay "dâm thư" trá hình ?
Nói về thể loại Sách ngôn tình, nhà phê bình Văn Giá khẳng định rằng: "Sách ngôn tình thực chất không có tội, đó là dòng tiểu thuyết lãng mạn, hài hước, mang tính giải trí cao, hướng tới số đông và có tính đại chúng. Ngôn ngữ của tiểu thuyết ngôn tình rất phù hợp với điện ảnh cho nên rất nhiều bộ phim đã được chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình và rất thành công. Nhưng tiểu thuyết ngôn tình không có khả năng đại diện cho bất cứ một nền văn học của một quốc gia nào. Đặc biệt, những loại sách ngôn tình đội lốt "dâm thư trá hình" sẽ gây ra những hệ luỵ nguy hiểm khi làm tê liệt những ước vọng của con người vươn tới và những lệch lạc về giới tính".
Trong vài năm trở lại đây, rất nhiều tiểu thuyết tình cảm Trung Quốc thuộc thể loại ngôn tình xuất hiện tại thị trường sách Việt Nam đang tạo ra một cơn sốt thực sự. Bên cạnh các cuốn chứa đựng nội dung yêu đương của lứa tuổi học trò, sách ngôn tình hiện có không ít cuốn được xem là sách sex trá hình, một loại "dâm thư" đội lốt rất nguy hại đối với người đọc trẻ. Thế nhưng, hiện ở các nhà sách, tiểu thuyết ngôn tình có nguồn gốc Trung Quốc vẫn được bày bán ở những vị trí bắt mắt và thu hút rất đông các bạn trẻ.
"Tôi cũng là một người mẹ, tôi cũng có con và đương nhiên tôi muốn biết bọn trẻ đọc cái gì từ cơn sốt truyện ngôn tình. Tôi đã tự bỏ tiền ra để mua một số cuốn truyện ngôn tình về đọc thử. Sự thực là ngay từ khi tôi vào các nhà sách buổi trưa thấy các học sinh trung học của chúng ta vào nhà sách đọc rất say mê các truyện ngôn tình làm thôi thấy ngạc nhiên. Thậm chí, ngạc nhiên hơn, khi tận mắt tôi mở một cuốn sách ngôn tình thấy còn nguyên mảnh giấy đánh dấu một trang truyện ngôn tình miêu tả về sex của một bạn học sinh trước đó đang xem dở. Rất nhiều học sinh đã đọc cũng tại đó. Cá nhân tôi là một phụ huynh tôi thấy hình ảnh đó rất đau lòng. Các bậc cha mẹ sẽ nghĩ gì khi biết con cái mình đọc những thứ dâm thư, đồi truỵ như vậy", nhà văn Hoà Bình chua xót cho biết.
Cũng theo nhà văn Hoà Bình, sách "Ngôn tình" có thể hiểu là thể loại văn chương dùng ngôn ngữ để nói về những thiên tình cảm diễm lệ với những tuyến nhân vật đa phần có ngoại hình hoàn hảo. Truyện ngôn tình dường như đã trở thành "món ăn quen thuộc" với độc giả trẻ ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Các đầu sách ngôn tình mỗi lúc một tăng trong danh mục xuất bản hàng tháng của một số nhà sách. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là văn học ngôn tình hiện tại ở Việt Nam độc giả đang đọc là cái gì mới là điều quan trọng.
Có thể "điểm danh" một số cái tên khá nổi hiện nay như "Nở rộ" của tác giả Sói Xám Mọc Cánh, "Ngủ cùng sói" của Diệp Lạc Vô Tâm hay mới đây là cuốn "Dụ tình" của Ân Tầm đang thu hút sự quan tâm đặc biệt với các bạn trẻ. Đây chỉ là một trong số hàng vạn những truyện ngôn tình chứa nhiều yếu tố nhạy cảm hiện đang được bày bán trên thị trường sách Việt Nam.
Trên thực tế, nếu như loại ngôn tình có chất lượng kém là vô bổ, khiến giới trẻ mất thì giờ để mơ mộng vào những điều viển vông hão huyền thì hiện tại đang xuất hiện thứ ngôn tình biến tướng gợi dục mà cư dân mạng gọi là "H văn" thực sự nguy hiểm.
Với đối tượng độc giả trẻ tuổi, chưa đủ trải nghiệm, chưa đủ vốn sống, họ dễ dàng bị tiêm nhiễm những tư tưởng sai trái, những suy nghĩ phiến diện đầy nguy hiểm về tình dục và tình yêu.
Thậm chí, hiện có cả những trang web về truyện ngôn tình chuyên về "H văn" với số lượng người theo dõi rất lớn. Thậm chí có tác giả còn viết như khuyến cáo cần cân nhắc trước khi xem nhưng lại khẳng định "H văn" nhưng lại có nội dung hay.
Nhà văn Hoà Bình
Trước thực trạng như hiện tại, chia sẻ với PV Dân trí, nhà văn, nhà phê bình Hoà Bình không khỏi lo lắng: "Rõ ràng chúng ta đã phải gióng lên một hồi chuông báo động vì tình hình sách ngôn tình hiện nay đang tràn ngập những ấn phẩm độc hại. Các cơ quan chức năng nên có động thái để kiểm soát những ấn phẩm tồi để lọc ngay từ vòng đầu và từ trên mạng. Bên cạnh đó, các biên tập viên từ các nhà xuất bản, người ký giấy phép cho xuất bản các ấn phẩm như vậy cũng phải có trách nhiệm hơn khi để một đầu sách được nằm trên kệ của nhà sách. Chứ tình trạng như hiện tại, chúng tôi, những người viết và cả những nhà phê bình văn học thấy thực sự rất đau lòng".
Đừng mất bò mới lo làm chuồng
Trên thực tế, sách ngôn tình xuất xứ từ Trung Quốc so với sách ngôn tình đến từ phương Tây hoàn toàn khác nhau, giới xuất bản, dịch thuật Việt Nam cũng thừa nhận các nhà làm sách ngôn tình ở phương Tây là một đẳng cấp khác xa so với nền xuất bản Việt. Họ có thể làm ít nhưng rất chất lượng và có trách nhiệm kiểm duyệt rất chặt trước khi đưa ra lưu hành.
Trong khi đó, nói về công tác xuất bản các loại sách ngôn tình, nhà phê bình Văn Giá đã phải thốt lên: "C ác nhà xuất bản Việt Nam có vẻ không mấy quan tâm đến loại sách ngôn tình họ làm thì phải, họ cho dịch, đăng ký mua bản quyền, trong khi chỉ biết đến ngôn tình mà không biết những giá trị đỉnh cao của ngôn tình. Đây là một cơ cấu tiếp nhận rất lệch lạc".
Nhà phê bình Văn Giá cũng nhận định, trẻ em mới lớn chưa có sức đề kháng nên tiếp nhận mọi thứ rất lệch lạc. Do đó, khi đọc những truyện ngôn tình "ngập ngụa" trong sex, trong đó miêu tả gây tò mò hấp dẫn cho giới trẻ nhưng ở hướng giới tính lệch lạc, nguy hiểm. Trái lại, với những loại tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao cũng có sex nhưng chỉ là phương tiện để biểu đạt những giá trị cao quý, cái đẹp, tình yêu và những bí ẩn của cuộc sống lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
Nhà phê bình Văn Giá. Ảnh: Phương Thuý
Rõ ràng, "bài toán" để bảo vệ con trẻ ở lứa tuổi mới lớn trước "cơn bão ngôn tình" là không hề đơn giản. Để các bậc phụ huynh có thể bảo vệ con cái mình, nhà văn, nhà phê bình Hoà Bình cho rằng, gốc rễ để cho mỗi công dân bước vào đời thì gia đình chính là yếu tố vô cùng quan trọng. Thực sự các bậc cha mẹ ngày nay đang quá bận rộn, nghĩ đến sự nghiệp, cơm áo gạo tiền... nó che lấp đi rất nhiều mà quên đi con cái mình đang đối mặt với nhiều cám dỗ nguy hiểm từ những thứ văn hoá phẩm đồi truỵ như sách "dâm thư" trá hình ngôn tình.
"Tôi cũng là một người mẹ nên nhiều khi tôi cũng phải có sự lựa chọn rõ ràng cho một chuyến đi công tác hay ở nhà với con. Hoặc những lựa chọn nhỏ hơn đó là tối hôm nay tôi có hẹn với bạn hay ở nhà với con, đọc cùng con một vài trang sách, xem con đọc loại sách gì, nội dung ra sao. Thực sự nền móng đầu tiên chính là những gia đình. Văn hoá phẩm rất nhiều, cuộc sống đi lên. Nhưng chính các bậc cha mẹ đang quên đi trọng trách của mình là đồng hành cùng các con từ việc nhỏ nhất là đọc sách, biết con mình đọc gì mới dẫn đến những hệ luỵ như hiện nay. Đã đến lúc chúng ta cần phải bám sát con trẻ hơn nữa, thay vì bỏ mặc cho con trẻ bị cuốn theo những thứ văn hoá phẩm thiếu lành mạnh như vậy", nhà văn Hoà Bình cảnh báo.
Đi tìm giải pháp để con trẻ không sa vào "cơn bão ngôn tình" đang được bày bán công khai, nhà phê bình Văn Giá lại cho rằng, để trang bị cho các em khả năng tự đề kháng thì ngay từ cấp tiểu học, những năm đầu trung học cơ sở, việc đọc sách của các em phải được quan tâm. Đọc sách cùng con chứ không phải mua sách cho con đọc. Khi đọc chúng ta cùng trao đổi với con cái, đó không chỉ là sự giao lưu cảm xúc mà chúng ta còn có thể cảm nhận và kiểm soát được những gì các con đang tiếp nhận.
Xuân Ngọc - Anh Dũng
Theo Dantri
Đồng minh cựu Phó Thủ tướng Nemtsov hoài nghi việc bắt giữ nghi can ám sát của Nga Một đồng minh thân cận của cựu Phó Thủ tướng Nga chia sẻ với BBC, ông "hoàn toàn hoài nghi" về việc hai nghi can chính trong vụ ám sát ông Boris Nemtsov đã tổ chức vụ việc này. Zaur Dadaev bị buộc tội tham gia sát hại cựu Phó Thủ tướng Nga Boris Nemtsov Ông Ilya Yashin đưa ra quan điểm trên...