Trồng thứ cây ra trái đặc sản như trứng vàng, nông dân Vĩnh Long vang danh khắp nước
Hàng chục năm trước, cây thanh trà được người dân ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long trồng trong sân nhà để lấy bóng mát.
Đến nay, loại cây hoang dại này thành đặc sản giúp người dân có thu nhập, cái thiện cuộc sống.
Những ngày sau Tết Nguyên đán 2022, những trái thanh trà vàng óng được người dân thu hoạch mang ra bán dọc theo Quốc lộ 1A (đoạn qua thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long).
Hàng chục năm trước, cây thanh trà được người dân ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long trồng trong sân nhà để lấy bóng mát. Đến nay, loại cây ăn trái này thành cây đặc sản giúp người dân có thu nhập, cái thiện cuộc sống. Video: Tính Lập.
Hiện nay, trái thanh trà đầu mùa được thương lái mua tận vườn với giá 50.000 đồng/kg, còn giá bán trái thanh trà các điểm lẻ từ 90.000 – 120.000 đồng/kg. Người dân cho biết, khi vào chính vụ giá trái thanh trà sẽ giảm còn 10.000 – 15.000 đồng/kg.
Khi chín, trái thanh trà to, tròn như quả trứng gà và có màu vàng óng, cơm mềm, vỏ mỏng. Cây thanh tra cũng có hai loại là cây thanh trà cho trái chua và cây thanh trà cho trái ngọt, 2 loại này đều thơm ngon và có nhiều chất dinh dưỡng.
Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long được xem là xứ sở cây thanh trà, nơi có diện tích trồng loại cây này lớn nhất cả nước. Ảnh: TL
Hiện nay, ấp Đông Hưng 1, Đông Hưng 2 và Đông Hưng 3 thuộc xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long được xem là nơi trồng thanh trà nhiều nhất cả nước.
Ông Phan Thiện Chí – Trưởng ấp Đông Hưng 2, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long cho biết, nguồn gốc cây thanh trà bắt nguồn từ ông Cả Ba – một người giàu có trong vùng.
Ông Cả Ba thấy cây thanh trà cho trái đẹp mắt nên mang cây đầu tiên về trồng trước nhà lấy bóng mát. Đến những năm 90, người dân thấy trái thanh trà cho vị thơm ngon và bắt đầu mang lại giá trị kinh tế nên chiết nhánh nhân rộng ra.
Ông Chí cho biết thêm, có nhiều nhà khoa học ở TP Cần Thơ sang nghiên cứu, can thiệp kỹ thuật để thanh trà cho trái nghịch mùa, giúp tăng thu nhập cho người dân. Nhưng sau 2 năm nghiên cứu kết quả đều thất bại.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Phạm Văn Bé Sáu (74 tuổi) ở ấp Đông Hưng 3, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long cho biết, nhờ cây thanh trà mà nhiều người dân kiếm bộn tiền, xây dựng nhà cửa.
Ông Phạm Văn Bé Sáu cho biết, cây thanh trà giúp nhiều người dân ở địa phương kiếm bộn tiền, xây dựng nhà cửa. Ảnh: TL
Video đang HOT
Ông Sáu cũng cho biết, cách đây hơn 20 năm, ông trồng cây thanh trà trước nhà để lấy bóng mát, nhưng không ngờ là “trồng chơi ăn thật”. Bởi nhiều năm qua, đến mùa thu hoạch trái thanh trà, đều có thương lái vào tận nhà mua, giúp ông kiếm chục triệu mỗi mùa.
Theo ông Sáu, vào tháng 11 hàng năm, thời tiết se lạnh thì cây thanh trà ra hoa, khoảng 1 tuần sau thì đậu trái.
Đến tháng 2 thì cây thanh trà bắt đầu cho thu hoạch trái, không cần phải phân thuốc gì hết, đến tháng 3 thì hết mùa. Cây thanh trà ra trái tự nhiên, nếu vào tháng 11 gặp trời mưa thì thất thu.
Từ cây hoang dại, cây thanh trà trở thành đặc sản của tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: TL
Trái thanh trà đầu mùa được bán dọc theo QL1 và QL54 giá từ 90.000 – 120.000 đồng/kg. Ảnh: TL
Cây thanh trà giống được người dân bán với giá 50.000 đồng/cây. Ngoài ra, những cây thanh trà trưởng thành và cổ thụ được người dân ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu…mua về trồng trong các khu du lịch, biệt thự với giá hàng chục triệu đồng/cây.
Mở cửa trường khi dịch bệnh phức tạp, Bộ GD-ĐT kiến nghị gì?
Bộ GD-ĐT vừa có báo cáo về tình hình học sinh trở lại trường học trực tiếp sau Tết Nguyên đán 2022 và đưa ra nhiều đề nghị nhằm mở cửa trường bền vững, an toàn.
Một số địa phương có tỷ lệ học sinh, giáo viên nhiễm Covid-19 tăng mạnh
Theo Bộ GD-ĐT, qua theo dõi thực tiễn và kết quả kiểm tra thực tế tại một số địa phương cho thấy dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn kiểm tra việc tổ chức cho học sinh trở lại trường ở một số địa phương. Ảnh MOET
Từ đợt bùng phát dịch lần thứ 4 (ngày 27.4.2021) đến nay toàn ngành ghi nhận 162.917 cán bộ, nhân viên, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên nhiễm Covid-19 (trong đó, cán bộ, giáo viên: 27.677 người; trẻ em, học sinh và sinh viên: 135.244 em).
Đặc biệt là sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp, một số địa phương có tỷ lệ giáo viên, học sinh nhiễm Covid-19 tăng mạnh, gồm: Hải Phòng 9.649 ca (chiếm 1,76%), Hà Tĩnh 675 ca (chiếm 0,24%), Nghệ An 298 ca (chiếm 0,08%)...
Tình hình trên đã dẫn đến nhiều cơ sở giáo dục phải chuyển đổi hình thức dạy học trực tiếp kết hợp học trực tuyến vì phát hiện có ca F0 trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Một số ít địa phương chưa quyết định mốc thời gian cụ thể cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học đến trường.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, một số địa phương còn quan điểm khác nhau về thời gian, thời điểm, cách thức, quy mô cho trẻ em, học sinh đi học trực tiếp. Có nơi triển khai đồng loạt, có nơi thận trọng triển khai từng bước và có thí điểm thăm dò, đặc biệt là đối với cấp mầm non và tiểu học
9 tỉnh, thành phố chưa cho học sinh mầm non đi học, gồm: Hậu Giang, Trà Vinh, Hưng Yên, Vĩnh Long, Hà Nội, Phú Yên, Đà Nẵng, An Giang, Tiền Giang. 6 tỉnh, thành phố chưa cho học sinh tiểu học đi học, gồm: Hậu Giang, An Giang, Đà Nẵng, Tiền Giang, riêng Hưng Yên chỉ tổ chức khối lớp 1, Vĩnh Long chỉ tổ chức khối lớp 5 và khối lớp 6.
Lúng túng khi xử trí F0, F1 và test sàng lọc Covid-19
Theo Bộ GD-ĐT, một số cơ sở giáo dục còn lúng túng khi xử trí các trường hợp học sinh là F0, F1 (phát hiện tại gia đình hoặc phát hiện tại trường học). Việc khoanh vùng xác định F1 chưa hợp lý dẫn đến nhiều học sinh phải nghỉ học trên lớp, chuyển sang học trực tuyến vì trong lớp có F0. Cá biệt có nơi cho cả lớp hoặc cả khối dừng học trực tiếp khi phát hiện F0 trong một lớp.
Một số địa phương yêu cầu 100% học sinh phải xét nghiệm Covid-19 trước khi đến trường học trực tiếp, phần lớn kinh phí do phụ huynh chi trả gây phản ứng không cần thiết (một số huyện tại Thanh Hoá, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Các chuyên gia y tế, Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế chỉ khuyến cáo xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh và có yếu tố dịch tễ, không cần xét nghiệm 100% học sinh, đặc biệt không cần thiết xét nghiệm với trẻ em mầm non.
Khi tổ chức dạy học trực tiếp, các cơ sở giáo dục rất khó thực hiện việc giãn cách theo quy định vì số lượng học sinh đông, vẫn còn hiện tượng học sinh các lớp tương tác trực tiếp trong giờ nghỉ giải lao.
Việc thiếu giáo viên (đặc biệt ở cấp mầm non và tiểu học) tạo áp lực rất lớn cho các cơ sở giáo dục trong việc triển khai dạy trực tiếp.
Việc tổ chức bán trú và học hai buổi còn rất khác nhau ở nhiều địa phương gây bức xúc cho phụ huynh và xã hội trong việc sắp xếp thời gian đưa đón con.
Một số phụ huynh học sinh còn chưa yên tâm cho con trở lại trường học trực tiếp, đặc biệt đối với cấp học mầm non và tiểu học (trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm vắc xin, trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp) dẫn đến tỷ lệ trẻ mầm non đến trường thấp ở một số địa phương.
Một số cơ sở giáo dục chưa chủ động xây dựng kịch bản kết thúc năm học theo thẩm quyền được giao (ghi nhận từ kết quả kiểm tra tại Hưng Yên, Hải Phòng...).
Nhân lực y tế trường học còn thiếu và yếu ở nhiều địa phương dẫn đến phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phòng, chống dịch (theo dõi, thống kê, báo cáo ...). Kinh phí chi cho việc mua sắm thiết bị phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục (nước sát khuẩn, khẩu trang, máy đo thân nhiệt, kít xét nghiệm nhanh...) và vệ sinh khử khuẩn còn thiếu.
Sẽ sửa hướng dẫn về xử trí F0, F1 trong trường học
Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để đánh giá tình hình dịch bệnh trong trường học, kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo đối với các tình huống phức tạp xảy ra; sửa đổi hướng dẫn xử trí với các trường hợp F0, F1 trong trường học phù hợp với thực tiễn.
Tiếp tục theo dõi, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn, hoàn thành kế hoạch năm học chất lượng, hiệu quả. Chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với tình hình thực tiễn.
Bộ GD-ĐT đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch nhất quán việc đưa trẻ em mầm non, học sinh đến trường đảm bảo an toàn. Quan tâm, đầu tư kinh phí và nhân lực y tế cơ sở cho các trường học trên địa bàn để đảm bảo công tác phòng, chống dịch khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp.
Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh quy định về thời gian cách ly y tế và số lần xét nghiệm cho trường hợp F1 theo hướng rút gọn thời gian cách ly y tế và số lần xét nghiệm đối với trường hợp F1 là giáo viên, trẻ em mầm non, học sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy mở cửa trường học. Theo Bộ GD-ĐT, đây còn là kiến nghị từ các địa phương.
Bộ Y tế cần ban hành hướng dẫn và thống nhất với các địa phương về việc test sàng lọc học sinh khi tới lớp; test thường xuyên, định kỳ và cụ thể đối tượng nào cần test. Đẩy mạnh việc tập huấn, hướng dẫn các địa phương trong việc điều trị, thuốc chữa bệnh cho trẻ em bị F0 nhằm tạo sự an tâm cho phụ huynh, đồng thuận trong dư luận xã hội.
Bộ GD-ĐT đề nghị cần có hướng dẫn về việc test sàng lọc cho học sinh. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Xã hội cần biết số ca mắc Covid-19 do đi học?
Bộ Y tế thống kê và thông tin toàn bộ số trẻ em mắc F0 từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tới nay, số mắc trong cộng đồng và số mắc do đi học, số chuyển nặng và số tử vong... để phục vụ công tác truyền thông, tạo sự an tâm, đồng thuận trong xã hội, giải tỏa tâm lý lo lắng của phụ huynh trước hiện tượng nhiều học sinh đi học mắc F0 khi đi học trực tiếp trở lại.
Bộ GD-ĐT cũng đề nghị Bộ Y tế cho ý kiến chuyên môn về phòng, chống dịch đối với việc cho trẻ em tới trường nhưng chưa được tiêm vắc xin; việc tổ chức ăn bán trú, học hai buổi... để Bộ GD- ĐT và các địa phương thống nhất trong việc chỉ đạo, điều hành.
Bộ Y tế ban hành Sổ tay hướng dẫn cho nhà trường và phụ huynh việc chăm sóc trẻ em F0 tại nhà để tổ chức tuyên truyền đến phụ huynh.
Với UBND các tỉnh, thành phố, Bộ GD-ĐT đề nghị thống nhất chỉ đạo việc tổ chức dạy học trực tiếp trên tinh thần không chủ quan nhưng không quá sợ hãi, căng thẳng dẫn đến chỉ đạo rụt rè, thiếu nhất quán. Với những trường học có điều kiện bán trú đề nghị chỉ đạo tổ chức cho học sinh học bán trú.
Chỉ đạo sở GD-ĐT, sở y tế, các ban, ngành liên quan tăng cường tổ chức tuyên truyền, tập huấn, diễn tập cho cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh về việc xử trí F0, F1 trong trường học và các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, tạo sự đồng thuận cho trẻ em mầm non, học sinh đến trường, đảm bảo an toàn
Tăng cường điều kiện đảm bảo thực hiện tốt công tác y tế trường học, tăng cường nhân lực, bố trí người trực, cơ sở vật chất phòng, chống dịch cho các cơ sở giáo dục; xây dựng giải pháp trước mắt và lâu dài cho công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe của trẻ em, học sinh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục và xử trí tình huống F0, F1 trong trường học.
Phú Quốc 'hút' khách du lịch sau Tết Nguyên đán 2022 Với ưu điểm nắng ấm cùng với nhiều trải nghiệm thú vị và nhiều điểm vui chơi, tham quan mới đưa vào khai thác đã khiến đảo ngọc Phú Quốc đang trở thành điểm du lịch "hot" sau dịp Tết Nguyên đán. Hiện lượng khách đặt tour đi Phú Quốc đang tăng cao tại các công ty du lịch tại TP Hồ Chí...