Trọng tài Bùi Thu Trang: ‘Cầm còi ở World Cup là giấc mơ’
Tự kinh doanh để theo đuổi đam mê sau khi nghỉ bóng đá, Bùi Thu Trang vừa mừng vừa lo khi trở thành nữ trọng tài Việt Nam đầu tiên được FIFA ghi danh ứng viên bắt ở World Cup 2023.
Trọng tài Bùi Thu Trang sinh năm 1986 tại Hải Phòng, bắt đầu làm trọng tài từ 2011. Ảnh: Đức Đồng
- Chị nghĩ sao về việc được FIFA chọn vào danh sách ứng viên trọng tài làm nhiệm vụ tại World Cup 2023?
- Nhận tin đó, tôi rất sướng. Còn gì vinh dự hơn với trọng tài nếu được cầm còi tại World Cup. Nhưng bên cạnh đó cũng là nỗi lo.
Việt Nam mình chưa có trọng tài nào từng được vào danh sách ứng viên như vậy. Nên tôi hỏi khắp nơi, nhưng cũng không có ai có thể chia sẻ kinh nghiệm, làm thế nào để “ghi điểm”, để được FIFA chọn. Chúng ta có chị Trương Thị Lệ Trinh là người giàu kinh nghiệm làm các giải của FIFA, nhưng chị lại là trợ lý. Quy trình của trợ lý với trọng tài khác nhau nhiều. Tôi chỉ biết tuân theo hướng dẫn của FIFA, cố gắng bắt các trận đấu thật tốt khi được giao nhiệm vụ. Cứ nỗ lực, biết đâu thành quả sẽ tới. Bắt ở World Cup là giấc mơ của tôi.
- Quy trình FIFA dành cho chị như thế nào?
- Tôi là trọng tài FIFA từ 2015. Hai năm sau, tôi được thăng cấp là trọng tài elite, đẳng cấp cao nhất trong hệ thống của họ. Nằm trong danh sách này rồi, ngày nào tôi cũng phải tập và báo cáo, không trốn được buổi nào.
FIFA gửi cho tôi một phần mềm, cùng các thiết bị. Hàng ngày, tôi phải tập các bài tập theo giáo án, khi thì tập sức mạnh, khi thì sức bền, khi thì tốc độ. Mọi hoạt động đều có máy móc đo lại, có cả theo dõi nhịp tim vận động. Người FIFA không có mặt cùng mình, nhưng họ theo dõi được hết. Tập thiếu một chút cũng bị nhắc ngay, chứ chưa nói tới trốn.
- Với các giải quốc tế từng làm nhiệm vụ, chị gặp khó khăn gì?
Tôi từng bắt AFF Cup, Vòng loại Olympic…, nên kinh nghiệm cũng ổn. Khó khăn nhất khi đi làm nhiệm vụ ở nước ngoài là ngoại ngữ. Tôi giao tiếp tiếng Anh tạm được, nhưng nói chuyện nhiều về chuyên môn thì vẫn còn chưa thật sự trôi chảy. Để giải quyết vấn đề này, hiện tại, tôi vẫn tranh thủ thời gian học các lớp tiếng Anh online cũng như tại lớp. Một khi ngoại ngữ tốt, tôi sẽ tự tin, làm nhiệm vụ tốt hơn.
Tôi đã làm nhiều giải quốc tế, nhưng World Cup vẫn là ở một đẳng cấp rất khác. Nếu không có Covid-19, tháng Ba vừa rồi tôi đã được sang Qatar theo lớp tập huấn, chuẩn bị cho giải U17 thế giới. Chỉ hai ngày trước khi bay, FIFA báo hủy vì dịch bệnh. Nếu làm nhiệm vụ ở giải U17 World Cup, tôi cũng sẽ có được nhiều kinh nghiệm hơn để hướng tới mục tiêu bắt ở giải vô địch thế giới.
- Nghề trọng tài nữ ở Việt Nam không phát triển. Tại sao chị lại chọn theo?
- Tôi đến với nghề trọng tài nhờ một cú rẽ ngang bất đắc dĩ. Tôi vốn là cầu thủ, nhưng rồi một tai nạn đã khiến tôi không thể chơi bóng đỉnh cao được nữa, phải chuyển nghề.
Là con gái nhưng tôi lại mê bóng đá. Tới năm 11 tuổi, tôi đăng ký đi thi đấu khi Hải Phòng tuyển chọn cầu thủ để chuẩn bị cho Đại hội Thể thao Toàn quốc. Càng chơi, tôi càng máu bóng đá. Nhưng bóng đá nữ Hải Phòng không mạnh, nên năm 14 tuổi, tôi khăn gói lên Thủ đô, đăng ký vào CLB Hà Nội, theo lời giới thiệu của chị Tuyết Mai.
Video đang HOT
Tôi tập được hai buổi, thì HLV Nguyễn Anh Tuấn “chấm”, nói về mời bố mẹ lên ký hợp đồng. Lúc đó tôi sướng vô cùng. Thể hình tôi nhỏ, không hợp lắm với thể thao chuyên nghiệp nhưng rồi vẫn đậu. Tôi từng bước cố gắng, đã được chơi ở giải VĐQG với vị trí tiền vệ trái và có huy chương.
Nhưng rồi năm 2007, đúng thời điểm sự nghiệp đang lên, tôi bị tai nạn xe máy, chấn thương đầu gối. Tôi vẫn có thể chơi bóng, nhưng phong độ đi xuống. Vậy là dù tiếc nuối, tôi phải rẽ ngang. Tôi rời Hà Nội, vừa học Đại học TDTT ở Từ Sơn, Bắc Ninh, vừa đá cho Thái Nguyên theo dạng cho mượn. Trường tôi có lớp trọng tài, tôi thấy hợp quá nên đăng ký. Rồi năm 2009, tôi cũng xin nghỉ Thái Nguyên khi vẫn còn hợp đồng để chuyên tâm với nghiệp trọng tài.
So với nghiệp cầu thủ, nghiệp trọng tài của tôi suôn sẻ hơn. Năm 2011, tôi lần đầu tiên được phân công làm nhiệm vụ ở giải U19 Quốc gia tại Hà Nam. Không ngờ chỉ sau một trận, tôi được “chấm” để làm nhiệm vụ ở giải vô địch quốc gia.
- Các trọng tài nam Việt Nam hứng chịu nhiều chỉ trích trong thời gian qua. Với các trọng tài nữ thì thế nào?
- Trước đây các giải nữ của Việt Nam không được quan tâm lắm, các trọng tài nữ cũng vậy. Do đó, chúng tôi ít bị soi, cũng đỡ áp lực. Chúng tôi chỉ gặp chút vấn đề là các cầu thủ phản ứng. Nhưng nữ cầu thủ phản ứng thì cũng nhẹ nhàng hơn các đồng nghiệp nam.
Vài năm gần đây, bóng đá nữ được quan tâm hơn, “lên sóng” nhiều hơn. Do vậy, các nữ trọng tài chúng tôi cũng phải nỗ lực cải thiện, bắt tốt hơn, điều hành chỉnh chu hơn.
- Chị nghĩ sao về việc trọng tài nữ làm nhiệm vụ ở các giải của nam?
- Từ năm trước tôi đã được thử sức bắt các trận đấu của nam, ở giải sinh viên. Rõ ràng các trận đấu của nam nhanh hơn nữ rất nhiều. Vì vậy, chúng tôi sẽ phải có thể lực tốt hơn, tập trung hơn. Năm nay, Ban trọng tài VFF còn tính cho chúng tôi làm việc ở giải hạng Nhất của nam. Điều đó rất thú vị.
Trọng tài Bùi Thu Trang (giữa) và trợ lý Trương Thị Lệ Trinh (phải) được FIFA chọn làm ứng viên làm nhiệm vụ tại World Cup 2023. Ảnh: Đức Đồng
- Thu nhập từ nghề trọng tài của chị hiện tại thế nào?
- Trọng tài nữ chúng tôi có bao giờ nghĩ đến chế độ đâu. Gần đây chế độ của trọng tài được nâng lên, với 2,5 triệu đồng mỗi trận cho trọng tài chính. Nhưng các giải của chúng ta không có nhiều, nên thu nhập rất hạn chế.
Các trọng tài nữ Việt Nam ai cũng có nghề khác để kiếm sống. Đa phần các đồng nghiệp của tôi đi dạy, hoặc làm trong công ty. Bản thân tôi thì kinh doanh lấy tiền nuôi đam mê làm trọng tài.
Tôi không thể làm trong các công ty được. Bình thường, một tháng tôi đi khoảng 12 ngày để làm nhiệm vụ bóng đá trong nước và quốc tế. Nghỉ nhiều như vậy, sếp nào chấp nhận nổi. Xác định vậy nên tôi chuyển qua kinh doanh. Tôi bán giày bóng đá online. Những ngày mình đi xa thì vẫn có thể chốt đơn, nhờ bố mẹ hỗ trợ chuyển hàng. May mắn chuyện buôn bán cũng tạm ổn nên tôi yên tâm để tập trung với đam mê làm trọng tài.
- Công việc trọng tài đi liên tục ảnh hưởng thế nào tới chuyện gia đình của chị?
- Tôi đi suốt nên chuyện tình cảm chưa suôn sẻ. Tôi năm nay 34 tuổi chưa lập gia đình nên bố mẹ cũng lo, giục suốt. Nhưng duyên chưa tới thì phải chịu. Mà chưa có gia đình nên mình càng có thể chuyên tâm cho sự nghiệp hơn.
Bất ngờ với sự 'đổi đời' của những cầu thủ nữ đi làm công nhân
Nhiều cầu thủ của CLB nữ Thái Nguyên từng phải bỏ đi làm công nhân để có thêm thu nhập, thì nay tất cả đã hoàn toàn yên tâm cống hiến, theo đuổi đam mê.
Chỉ 1 năm về trước, hơn 20 cầu thủ nữ CLB Thái Nguyên có lẽ không bao giờ nghĩ mình có được điều kiện sinh hoạt, tập luyện và thi đấu như hiện tại. Chỉ trong một thời gian ngắn, mọi thứ thay đổi quá nhanh, và nói như các cô gái xứ chè thì chính họ cũng cảm thấy "chóng mặt".
Những căn phòng tưởng như chỉ dành cho dân lao động nghèo thiếu thốn đủ thứ, thì nay đã đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ và ngăn nắp. Vào mùa đông, các cầu thủ có nước nóng để dùng, còn mùa hè không sợ bị "tra tấn" bởi sự ngột ngạt, nóng bức vì đã được lắp máy lạnh.
Những thay đổi tưởng như chỉ có trong mơ với các nữ cầu thủ CLB Thái Nguyên
Chỗ ăn, chỗ ngủ "đẹp như mơ", nhưng niềm vui và hạnh phúc nhất với các cầu thủ nữ Thái Nguyên là họ được đảm bảo về thu nhập, sau khi có sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh cùng nhà tài trợ.
Một cầu thủ chính của đội giờ có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng, chưa bao gồm tiền thưởng. Ở giải bóng đá nữ VĐQG 2020, lần đầu tiên các cô gái quê chè biết đến thưởng nóng. Theo đó, đội được nhận 50 triệu/trận thắng, 20 triệu đồng/trận hoà.
Với mức thu nhập tăng gấp 2-3 lần và rất ổn định, nên CLB nữ Thái Nguyên giờ không còn một cầu thủ nào phải xin nghỉ để đi làm công nhân để "canh tác" thêm.
Trung vệ, đội trưởng Trần Thị Thuý Nga - cầu thủ lớn tuổi nhất ở đội bóng, cho biết: "Trước kia mọi thứ đều khó khăn, lương thưởng rất ít nên các cầu thủ phải làm thêm công nhân để đảm bảo thu nhập. Giờ thì chúng tôi được quan tâm hơn, chị em rất phấn khởi, ai cũng hào hứng tập luyện, không còn tư tưởng hay suy nghĩ phải bỏ bóng đá...".
Cũng theo chị cả Thuý Nga, cá nhân cô giờ khi về nhà dịp lễ tết không còn lo chuyện tiền nong, mua quà mua bánh cho gia đình, bố mẹ.
Bầu không khí khác hẳn 1 năm về trước
Vui nhất có lẽ là HLV trưởng Đoàn Việt Triều. Suốt nhiều năm, ông cùng các trợ lý đã phải gồng gánh, giật gấu vá vai để lo cho đội bóng, nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo, khó khăn trăm bề. Khi cuộc sống của các cầu thủ được đảm bảo, giờ thì CLB nữ Thái Nguyên chỉ còn tập trung vào chuyên môn, phấn đấu nâng cao thành tích.
"Tinh thần, thái độ và chuyên môn của các cầu thủ hơn trước rất nhiều. Mọi năm đội nữ Thái Nguyên thường ở nhóm cuối BXH, chỉ có 7-8 điểm ở mỗi mùa giải, thì năm rồi đứng hạng 5, có 16 điểm, đặc biệt có 2 trận hoà trước đối thủ mạnh Hà Nam.
Khi điều kiện sinh hoạt, thu nhập của các em tốt hơn, điều mà tôi mong mỏi là đội bóng có bước tiến mạnh về chuyên môn trong những năm tới. Khó khăn là dù có chủ trương mua sắm cầu thủ, nhưng bóng đá nữ lại không có quy định về chuyển nhượng như bóng đá nam. Mùa rồi, Thái Nguyên mới mượn một số cầu thủ từ Than KSVN, TPHCM và Hà Nội, tuy nhiên về lâu về dài thì cần có những bản hợp đồng dài hạn", HLV Đoàn Việt Triều chia sẻ.
Đội bóng từng có nhiều cầu thủ bỏ đi làm công nhân giờ hoàn toàn có thể tập trung cho tập luyện, thi đấu và mơ cao ở các giải đấu trong nước
Trong mặt bằng chung của bóng đá nữ, những thay đổi rất tích cực ở CLB nữ Thái Nguyên không chỉ giúp đội bóng này có quyền mơ cao ở những mùa giải sắp tới, mà còn là cú hích với sự phát triển của bóng đá nước nhà. Chỉ có sự quan tâm và đầu tư mạnh, thì các cô gái theo nghiệp quần đùi áo số mới có thể sống khoẻ với nghề, và đó cũng là cơ sở để bóng đá nữ Việt Nam thực hiện được giấc mơ World Cup.
Những hình ảnh thay đổi của CLB nữ Thái Nguyên:
Những căn phòng ẩm mốc, chăn màn cũ kỹ chỉ còn là quá khứ
Nỗi sợ lớn nhất với các nữ cầu thủ Thái Nguyên là trời nóng vào mùa hè, thì nay các phòng đã được lắp điều hoà
Quy định đầu tiên là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp
Các cầu thủ nữ Thái Nguyên ra sân tập với sự hứng khởi
Hoàng Thị Ngọc Anh là "em út" trong đội, sinh năm 2005, mới chỉ tập luyện được 4 tháng. Cầu thủ quê Thanh Hoá bất ngờ khi có điều kiện sinh hoạt và thu nhập đảm bảo
Lê Kiều Chinh là một trong những "hot girl" của đội bóng xứ chè
Bóng đá nữ Việt Nam trước cơ hội dự World Cup Rạng sáng 25/12 (giờ Hà Nội), Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) thông báo châu Á có 6 suất tham dự World Cup bóng đá nữ 2023. Sau thành công của kỳ World Cup bóng đá nữ 2019, FIFA quyết định nâng tổng số đội tham dự World Cup 2023 lên 32 đội, nhằm tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của...