Trồng rau sạch công nghệ của Israel
Bằng cái tâm và niềm đam mê nghề nông, anh Bùi Việt Trung, giám đốc Công ty TNHH Đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao Mạnh Trung (Mạnh Trung) đã đầu tư nông trại trồng rau sạch trong nhà lưới và nhà kính áp dụng công nghệ Israel.
Tiên phong chọn công nghệ mới
Từ tháng 7.2015, anh Trung cùng một số cộng sự bắt tay triển khai trang trại với quy mô 6.000 m2 tại phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh. Đây cũng là mô hình đầu tiên áp dụng công nghệ mới tại Hải Phòng.
Anh Hoàng Ngọc Cường, phụ trách kỹ thuật chia sẻ: “Giống đưa vào sản xuất được thử nghiệm ở Đà Lạt, công ty sàng lọc đưa về Hải Phòng để gieo trồng trong hệ thống nhà lưới và nhà kính. Nguồn đất đã được xử lý tơi xốp, sau đó được trộn phân hữu cơ và ủ nylon nhằm tiêu diệt hết các ấu trùng sâu bệnh”.
Anh Phố hướng dẫn công nhân cách tưới rau tại trang trại. Ảnh: Trần Phượng
Hệ thống nước tưới rau sử dụng công nghệ của Israel với hệ thống phun sương giúp rau không bị nát, hệ thống tưới nhỏ giọt giúp tận dụng tuyệt đối lượng nước cũng như phân bón.
Nguồn nước cung cấp được lọc xử lý và test định kỳ tại Trung tâm Kiểm định Nông-Lâm-Thủy sản. Rau trồng được cách ly tuyệt đối với môi trường bên ngoài nhờ những tấm nylon đặc biệt của Israel.
Video đang HOT
Để mô hình sản xuất hiệu quả, công nhân được hướng dẫn về quy trình sản xuất và cách sử dụng công nghệ mới. Hiện, đơn vị tạo việc làm cho 4 lao động với thu nhập khoảng 4 triệu đồng/tháng.
Đưa rau từ chợ vào siêu thị
Anh Trần Văn Phố, cán bộ quản lý và phụ trách sản xuất tại trang trại cho biết, sau 3 tháng trang trại đã có một số sản phẩm đầu tiên. Lúc này, anh em chọn phương án đưa rau ra chợ bán nhưng thời gian đầu sức mua rất hạn chế. Dù vấp phải khó khăn nhưng không ai nản chí mà vẫn kiên trì bám thị trường nhiều tháng trời, dần dần có lượng khách nhất định, đơn vị lồng ghép cung cấp địa chỉ và điện thoại của cơ sở. “Tiếng lành đồn xa” người nọ mách người kia nên sản phẩm của đơn vị tiêu thụ ngày càng mạnh.
Khi đã có một lượng lớn khách hàng ổn định, anh Trung bắt tay xây dựng hệ thống đại lý cung ứng rau, củ, quả sạch tại khu vực nội thành. Hiện nay, đơn vị đã mở 6 cơ sở cung ứng rau sạch tại thành phố Hải Phòng và có người giao hàng tận nhà cho khách.
Theo anh Trung, để tránh việc trà trộn sản phẩm rau kém chất lượng với rau của công ty và kiểm soát số lượng tiêu thụ nhằm đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng cũng như giữ vững uy tín của đơn vị, công ty thường xuyên cho nhân viên kiểm soát lượng sản phẩm cung cấp vào các đại lý và lượng tiêu thụ hàng ngày tại đó. Sản phẩm được gắn tem thương hiệu sản phẩm thể hiện nguồn gốc xuất xứ, bao bì được hàn nhiệt ở miệng túi.
Chị Vũ Thị Hồng Nhung, nhân viên đại lý bán rau sạch của Mạnh Trung tại số 344 Tô Hiệu (quận Lê Chân, Hải Phòng), cho biết: Ngày mới bán sản phẩm rau, củ, quả của Mạnh Trung, người tiêu dùng còn lạ lẫm. Điều đầu tiên là họ so sánh về giá cả. Sau một thời gian sử dụng sản phẩm, khách hàng đã tin dùng và thường xuyên quay lại. Mỗi ngày, cửa hàng tiêu thụ được khoảng từ 30-40 kg rau, củ quả các loại.
Trước nhu cầu sử dụng rau sạch ngày càng tăng cao, anh Trung và cộng sự đang đầu thêm một số cơ sở. Hiện tại, mỗi ngày các cơ sở của đơn vị cung ứng 300 – 400 kg rau, củ, quả.
Theo Danviet
Nông dân Anh Sơn thu trên 12 tỷ đồng mỗi năm từ chè Gay
Chè Gay Cao Sơn từ lâu nổi tiếng thơm ngon được người sành uống chè khắp nơi ưa chuộng. Chè Gay chủ yếu ở xã Cao Sơn là địa phương có diện tích chè thực phẩm lớn nhất huyện Anh Sơn với trên 540 ha. Nhờ công nghệ sản xuất sạch, chè Gay đang góp phần mang lại nguồn thu nhập hơn 12 tỷ đồng mỗi năm cho người dân nơi đây.
Những năm trước, gia đình Nguyễn Thị Hà ở thôn 4 xã Cao Sơn là một trong những họ khó khăn của xã. Từ khi có chủ trương của địa phương về xây dựng chè sạch, gia đình chị đã mạnh dạn đầu tư trồng 1 ha chè Gay.
Nông dân Cao Sơn sản xuất chè sạch.
Sản xuất theo hướng truyền thống, ngay từ khâu dọn dẹp thực bì, làm cỏ, chăm sóc gia đình chị dùng hoàn toàn bằng sức lao động, không sử dụng hóa chất diệt cỏ cũng như phân bón hóa học. Phân bón được sử dụng chủ yếu từ phân bón hữu cơ, vi sinh ủ từ chế phẩm nông nghiệp. Nhờ vậy diện tích chè của gia đình chị phát triển tốt và cho thu nhập hàng ngày. Bình quân mỗi ngày vợ chồng chị Hà thu hái 40 bó, với giá chè như hiện nay là 5000 - 6.000 đồng/bó, mỗi tháng gia đình chị cũng có nguồn thu 5 -6 triệu đồng.
Ông Ngô Công Đức người dân thôn 4 xã Cao Sơn chia sẻ: Gia đình tôi hiện nay có hơn 1 ha chè xanh, là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình. Bản thân tôi cũng như người dân nơi đây luôn nhận thức rằng làm chè sạch chính là cách tốt nhất để xây dựng thương hiệu và giá cả trên thị trường, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Bà con mình, gia đình mình đều uống chè quanh năm mình sản xuất không an toàn đều rất có hại cho người sử dụng. Vì vậy tôi và các gia đình trong xã đều cam kết làm chè sạch. Chè của chúng tôi không chỉ tiêu thụ ở xã, huyện mà còn xuống Vinh, đi ra Hà Nội vì bà con Nghệ An ngoài đó đông đều ưa thích uống chè Gay.
Chè Gay có hương vị thơm ngon, lá chè hơi giòn, uống đậm đà nhất là khi om chè đúng cách. Vò nhẹ nắm chè đã rửa sạch, cho vào ấm rồi chế nước thật sôi vào lướt qua, đổ nước đó đi, rồi tiếp tục đổ nước sôi vào ngập ấm, lấy đũa sạch dằn hết lá chè xuống nước, ủ ấm thì độ sau 30 phút là dùng được. Một số người con quê Anh Sơn công tác và học tập ở Hà Nội nhớ hương vị chè Gay đều nhờ người nhà gửi ra theo xe. Chè để được một tuần, hết lại gửi tiếp.
Vận chuyển chè Gay đi tiêu thụ ở Vinh
Trung bình mỗi ngày người dân Cao Sơn bán ra thị trường từ 8.000 đến 8.500 bó chè. Với giá chè 5000 đồng/ bó, tính ra mỗi năm thu nhập từ cây chè Gay mang lại cho người dân nơi đây là trên 12 tỷ đồng.
Nhờ cây chè mà đời sống của người dân ngày một khấm khá, cho người dân trồng chè thu nhập quanh năm. Và cây chè ngày ngày càng gắn bó, quan trọng với đời sống người dân Cao Sơn - Anh Sơn.
Thu hái chè Gay. Ảnh: Đ.Thọ
Bát nước chè Gay vàng óng sóng sánh. Ảnh: Đ.Thọ
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Cao Sơn cho biết: Hiện nay gần 100% hộ dân ở Cao Sơn đều trồng chè với diện tích trên 540 ha. Từ lâu xã đã có chủ trương vận động bà con phát triển cây chè theo hướng chè VietGAP.
Theo Danviet
Mướt mắt với cam xoàn Phụng Hiệp Cam xoàn Phụng Hiệp, Hậu Giang vừa được công nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể, tín hiệu vui trên đang từng bước mở ra hướng đi mới cho nhà vườn Hậu Giang. Hiện nay nhiều nhà vườn trồng cam xoàn ở Hợp tác xã cam xoàn Phương Phú đang nỗ lực nâng cao năng suất và chất lượng trái cam, đáp ứng...