Trồng rau cải tốt ngùn ngụt như “rau Trạng Quỳnh”, ngao ngán thay, nông dân ở đây bán rẻ như đổ đi
Hàng trăm hộ nông dân xã Minh Châu, huyện Ba Vì, TP Hà Nội đang rơi vào tình cảnh lao đao khi rau xanh được mùa, nhưng mất giá.
Những luống rau cải dưa, rau cải ngọt, rau cải bắp tốt ngùn ngụt, xanh tít tắp nhưng buồn cái là không có thương lái thu mua.
Đất bãi trồng rau cải, cây tốt cứ như “Trạng Quỳnh”
Được thiên nhiên ưu đãi, xã Minh Châu từ lâu được biết đến là vùng đất màu mỡ khi có đến hàng trăm ha đất bãi bồi đầy ắp phù sa nơi con sông Hồng chảy qua.
Cũng nhờ vị trí tự nhiên thuận lợi này, Minh Châu được biết đến là “thủ phủ” của các loại rau ở Ba Vì. Nhiều người dân địa phương nói không ngoa khi cho rằng, các loại rau xanh trồng ở đất bãi sông Hồng xã Minh Châu, huyện Ba Vì dúi xuống đất là cứ tốt vù vù như “ rau Trạng Quỳnh”.
Nơi đây cung cấp nhiều vựa rau cho các khu công nghiệp, các chợ đầu mối ở Hà Nội và Vĩnh Phúc.
Đến xã Minh Châu những ngày này, thấy những cánh đồng rau xanh mướt, trải dài, chạy dọc theo hai bờ của con sông Hồng. Rau tươi tốt, được mùa, nhưng nỗi buồn lại hiện trên khuôn mặt của nông dân.
Nhiều cánh đồng rau xanh mướt ở xã Minh Châu, huyện Ba Vì, Hà Nội đang đối mặt với tình trạng bị thối úa khi không có thương lái thu mua. Ảnh: PK
Video đang HOT
Đưa chúng tôi đi thăm cánh đồng rau tươi tốt, bà Phương Thị Kiều- người dân xóm 1 xã Minh Châu buồn rầu cho biết, người dân nơi đây đang rơi vào tình cảnh “dở khóc, dở cười” khi hàng trăm tấn nông sản, rau xanh đến vụ thu hoạch nhưng không có thương lái thu mua.
Bản thân nhà bà Kiều sở hữu gần 20.000m2 đất bãi trồng rau với đủ các loại rau cải bắp, cải bẹ, cải ngọt… cây nào cây nấy tươi tốt nhưng bí nơi tiêu thụ. Bà Kiều lo lắng, tình trạng này kéo dài, ít ngày nữa rau xanh sẽ thối, hỏng, nông dân phải nhổ bỏ.
Theo bà Diệp, thời điểm này rau cải Đông Dư có giá thấp khoảng 600 đồng/kg, không đủ chi phí thuê nhân công cắt, hái, người dân xã Minh Châu, huyện Ba Vì, Hà Nội chấp nhận bỏ không thu hoạch. Ảnh: PK
“Trước đó khoảng 2- 3 tháng rau được mùa, giá cao, giá rau dao động từ 10.000 – 16.000 đồng/kg, rau thu hoạch đến đâu thương lái thu mua đến đó. Nhưng thời điểm này, nhiều loại rau có giá trên dưới 1.000 đồng/kg nhưng cũng chẳng thương lái nào nhòm ngó…”, bà Kiều cho hay.
Mất nhiều “kênh ăn rau” nên nông dân thất thu
Theo bà Kiều do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19, nhiều cơ sở sản xuất, nhà hàng đóng cửa, các trường học chưa tổ chức cho học sinh đến trường, vì thế bếp ăn tập thể ít hoạt động dẫn đến tình trạng rau xanh trồng ra không có nơi tiêu thụ.
Bà Nguyễn Thị Diệp- người dân xóm 1 khu 2 xã Minh Châu cũng rơi vào tình cảnh éo le, khi nhiều diện tích trồng rau cải Đông Dư đang đối mặt với tình trạng phải bỏ thối ở ngoài đồng. Bởi, giá rau cải dưa Đông Dư rẻ nhưng không có người thu mua.
Ảnh hưởng dịch Covid- 19 khiến rau xanh ở xã Minh Châu, huyện Ba Vì, Hà Nội rớt giá thê thảm, người dân không mặn mà với việc thu hoạch. Ảnh: PK
“Trước đó thương lái thu mua rau cải Đông Dư với giá trên dưới 10.000 đồng/kg, có thời điểm rau đắt chúng tôi bán với giá 14.000 đồng/kg. Nhưng, hiện tại rau rớt giá còn 600 đồng/kg. Rau dưa rẻ, không đủ tiền thuê mướn người làm. Nhiều diện tích người dân phải chấp nhận bỏ rau thối úa ở ngoài đồng…”, bà Diệp cho hay.
Ông Nguyễn Danh Đạt- Chủ tịch UBND xã Minh Châu cho hay, xã Minh Châu có khoảng hơn 100 ha đất trồng rau, với gần 300 hộ canh tác. Ở Minh Châu, người dân chủ yếu trồng các loại rau như: cải Đông Dư, cải ngọt, cải bắp…
Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19 kéo dài, nhiều nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa, công nhân mất việc dẫn đến tình trạng tiêu thụ rau ở Minh Châu bị tắc nghẽn, giá rau xanh rớt thê thảm.
Thời điểm trước đó 2 tháng rau cải bắp được thu mua với giá hơn 10000 đồng/cây, đến nay giá dao động khoảng 4.000 đồng/kg. Ảnh: PK
Theo ông Đạt, bà con xã Minh Châu cần phải thay đổi tập tục trồng cấy. Bởi, hiện rau ở Minh Châu chủ yếu là rau cải canh, cải dưa, người dân chưa trồng cấy các loại rau người tiêu dùng có nhu cầu cao, dẫn đến tình trạng rau tươi tốt, nhưng vẫn bị mất giá.
“Rau ngót mùa này ít người trồng, vì nó chậm lên, nhưng giá lại cao. Hay như mùa này phải trồng rau su hào, nhưng diện tích rau su hào cũng ít mà bà con chủ yếu trồng rau dưa, cải canh”, ông Đạt nói.
Cũng theo ông Đạt, muốn có lối đi bền vững bà con phải nghiên cứu áp dụng trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP và liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với các xí nghiệp, doanh nghiệp.
Hà Nội nhân rộng HTX ứng dụng công nghệ cao
HTX rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) là một trong những đơn vị tiên phong của Hà Nội trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Trên diện tích 10ha, HTX áp dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới, tưới tiết kiệm nước.
HTX rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) là một trong những đơn vị tiên phong của Hà Nội trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trên diện tích 10ha, HTX áp dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới, tưới tiết kiệm nước. Tem nhãn sản phẩm rau an toàn của HTX cũng được in tự động. Toàn bộ quy trình sản xuất đều được minh bạch hóa.
"Kỹ thuật chăm sóc rau ăn lá tiêu chuẩn VietGAP được áp dụng theo quy trình chuyển giao kỹ thuật của Nhật Bản. HTX cũng ứng dụng màng phủ không dệt để phòng trừ sâu bệnh và nâng cao chất lượng cho rau quả..." - ông Hoàng Văn Khám - Giám đốc HTX nói.
Mỗi năm HTX Đan Hoài (huyện Đan Phượng, Hà Nội) sản xuất trung bình khoảng 500.000 cây hoa hồ điệp các loại. Ảnh: Khắc Nam
Tại huyện Đan Phượng, mô hình sản xuất giống và hoa lan hồ điệp của HTX Đan Hoài (xã Đan Phượng) là "điểm sáng" về ứng dụng công nghệ cao. Trên diện tích 661m2, HTX đang áp dụng một loạt quy trình sản xuất tiên tiến như sử dụng hệ thống nhà màng, nhà kính; công nghệ đo nhiệt được lắp đặt nhằm điều chỉnh liên tục môi trường phát triển bảo đảm phù hợp cho hoa...
Đó là 2 trong số những HTX đi đầu trong việc ứng dụng tiến độ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất tại Hà Nội. Thực tế việc áp dụng công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, đặc biệt là từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân nông thôn.
Dù mang lại hiệu quả tích cực, tuy nhiên, để nhân rộng mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao lại là bài toán không dễ. Nguyên nhân khiến việc phát triển các mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao còn khiêm tốn là nhận thức của một bộ phận cán bộ và người nông dân về kinh tế tập thể, HTX còn chưa đầy đủ. Trình độ lao động ở các HTX chưa cao. Nguồn lực đầu tư cho kỹ nghệ sản xuất của các HTX nhìn chung còn rất hạn chế...
Định hướng phát triển kinh tế nông thôn của Hà Nội trong giai đoạn 2021 - 2025 xác định sẽ ưu tiên xây dựng những mô hình sản xuất hàng hóa chất lượng, an toàn thực phẩm và đặc biệt là tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực. Để đạt được mục tiêu trên, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hoàn thiện quy trình sản xuất là đòi hỏi cấp thiết đặt ra đối với các HTX.
Chuyện về Tổ hợp tác bưởi da xanh Hiệp Lợi Do sản xuất theo hướng hữu cơ, sản phẩm của Tổ hợp tác bưởi da xanh Hiệp Lợi (Bến Tre) tạo được niềm tin với người tiêu dùng, giúp nông dân có thu nhập cao. Lợi ích kép Sau những ngày giãn cách xã hội, chúng tôi đến Tổ hợp tác bưởi da xanh Hiệp Lợi ở ấp Hòa Thanh, xã An Hiệp,...