Trong phúc có họa, trong họa có phúc bởi vì tất cả đều là sự an bài tốt nhất
Tất cả đều là sự an bài tốt nhất, trong phúc có họa, trong họa có phúc, ai biết rằng tương lai sẽ có những thay đổi kinh ngạc?
Một lữ khách thấy bà lão bên bờ sông đang buồn rầu vì không biết làm thế nào qua sông. Lữ khách cũng đã mệt mỏi gần như kiệt sức rồi, bèn dốc hết sức toàn thân giúp bà lão. Kết quả, vừa sang sông, bà cụ chẳng nói năng gì đã vội vàng đi mất.
Lữ khách thấy rất hối tiếc. Anh cảm thấy dường như không đáng để bản thân vắt hết sức lực giúp bà lão, vì ngay cả từ “Cảm ơn” anh cũng chẳng nhận được.
Nào có hay, mấy giờ sau, đúng lúc anh đang mệt mỏi đến mức khó cất bước, một người trẻ tuổi đuổi kịp anh. Người trẻ tuổi nói, cảm tạ anh đã giúp bà nội tôi. Chỉ tiếc rằng bà không thể nói được, nên phải dùng cử chỉ tay để căn dặn tôi đem những thứ này biếu tặng anh, tôi chắc anh cũng đang cần dùng đến. Nói rồi, người trẻ tuổi lấy ra lương khô và cả con ngựa anh ta đang cưỡi tặng lữ khách.
Nhiều lúc chúng ta luôn sốt ruột muốn có ngay câu trả lời, nhưng cuộc đời lại bắt chúng ta phải nhẫn nại mà chờ đợi. Ngay cả chúng ta có hét lên với thung lũng trống vắng, thì cũng phải đợi một lúc mới nghe được âm thanh vang vang văng vẳng vọng lại.
Cũng có nghĩa là, cuộc đời luôn sẽ cho chúng ta câu trả lời, nhưng sẽ không lập tức nói hết thảy cho chúng ta biết.
Thực ra, tháng năm như một ngọn cây khổng lồ cành lá đan xen ngang dọc, mà cuộc đời là chú chim nhỏ bay vào bay ra trong đó. Nếu một ngày nào đó, chúng ta gặp gió mưa rét buốt trên đường đời, con tim đã không thể chịu đựng nổi nữa, thế thì, hãy kiên nhẫn đợi một chút. Rất có thể ngọn cây khổng lồ này đang chống chọi với gió rét để gây dựng khí tượng mùa xuân, đồng thời từng chút từng chút một tiến đến gần chúng ta, chỉ cần chúng ta nỗ lực.
Báo đáp không nhất định sẽ lập tức xuất hiện sau khi phó xuất. Chỉ cần chúng ta chịu đợi chờ một chút, những điều tốt đẹp của cuộc sống luôn luôn đến vào lúc chúng ta không để ý nhất.
Bởi vì, tất cả đều là sự an bài tốt nhất!
Khi chúng ta ở trong nghịch cảnh, cảm thấy mọi việc đều không thuận lợi, tình yêu, công việc, sự nghiệp, lý tưởng đều trở thành mây khói, lòng sinh ra ý niệm tuyệt vọng… Lúc ấy hãy thay đổi góc độ để xem xét vấn đề, tự nhủ với bản thân mình: Tất cả đều là sự an bài tốt nhất, trong phúc có họa, trong họa có phúc, ai biết rằng tương lai sẽ có những thay đổi kinh ngạc?
Video đang HOT
Khi chúng ta ở trong nghịch cảnh, hãy thay đổi góc độ để xem xét vấn đề, bởi vì: Tất cả đều là sự an bài tốt nhất. (Ảnh: pixabay.com)
Còn có một câu chuyện như thế này.
Có một vị quốc vương rất thích săn bắn, và thường cùng tể tướng cải trang vi hành. Câu cửa miệng của thừa tướng là: “Tất cả đều là sự an bài tốt nhất”.
Một hôm, quốc vương vào rừng sâu săn bắn, ông bắn một mũi tên hạ được một con báo hoa. Quốc vương xuống ngựa đến xem báo hoa. Nào ngờ báo hoa dùng hết sức tàn, lao lên vồ, cắn đứt đốt ngón tay út của ông.
Quốc vương bảo tể tướng uống rượu giải sầu, ai ngờ tể tướng lại mỉm cười nói: “Bẩm đại vương, ngài hãy nghĩ thoáng một chút, tất cả đều là sự an bài tốt nhất!”.
Quốc vương nghe vậy rất bực mình, nói: “Nếu quả nhân tống giam khanh vào ngục, đó cũng là sự an bài tốt nhất sao?”.
Tể tướng mỉm cười nói: “Nếu là như vậy, thần cũng tin rằng, đó là sự an bài tốt nhất”.
Quốc vương nổi giận, sai người đem tể tướng tống giam trong ngục.
Một tháng sau, quốc vương đã dưỡng lành vết thương, một mình đi vi hành. Ông đến một vùng núi rừng hẻo lánh, bỗng từ trên núi một nhóm thổ dân xông xuống, bắt ông trói gô lại rồi đem về bộ lạc.
Bộ lạc nguyên thủy trên núi, mỗi khi đến ngày trăng tròn đều xuống núi tìm vật tế Nữ Thần Mặt Trăng. Thổ dân chuẩn bị đưa quốc vương đi thiêu để tế Thần.
Đúng lúc quốc vương tuyệt vọng, viên quan tư tế bỗng kinh hãi thất sắc, ông ta phát hiện ra ngón tay út của quốc vương bị thiếu một đốt. Đây là đồ tế không hoàn mỹ, nhận được đồ tế như thế này, Nữ Thần Mặt Trăng sẽ nổi giận. Thế là nhóm thổ dân thả quốc vương đi.
Quốc vương mừng rỡ, sau khi về cung sai người thả ngay tể tướng, bày tiệc rượu mời. Quốc vương nâng chén chúc rượu tể tướng rằng: “Khanh nói thực sự không hề sai chút nào, quả nhiên, tất cả đều là sự an bài tốt nhất! Nếu chẳng phải quả nhân bị báo hoa cắn, thì hôm nay ngay cả mệnh ta cũng đã mất rồi”.
Quốc vương bỗng như nhớ ra điều gì, hỏi tể tướng: “Nhưng khanh vô duyên vô cớ bị giam trong ngục hơn một tháng, vậy thì nói sao đây?”.
Tể tướng chậm rãi uống chén rượu, rồi mới nói: “Nếu thần không bị giam trong ngục, thế thì người tháp tùng bệ hạ đi vi hành ắt là thần. Khi thổ dân phát hiện ra bệ hạ không phù hợp để tế Thần, vậy chẳng phải sẽ đến lượt thần đó sao?”.
Quốc vương không nén nổi phá lên cười ha hả, rồi nói: “Quả nhiên không sai, tất cả đều là sự an bài tốt nhất!”.
Câu chuyện trên nói nên một đạo lý: Khi chúng ta gặp sự việc không như ý, tất cả nhất định là sự an bài tốt nhất! Chớ buồn rầu, chớ chán nản, cũng không được nhìn nhất thời. Hãy đưa tầm mắt nhìn ra xa, mở rộng tầm nhìn cuộc đời. Chớ than thân trách phận, chớ trách Trời oán người, hãy luôn luôn lạc quan, cố gắng, tin rằng Trời không tuyệt đường sống con người.
Hãy cứ lạc quan, cố gắng, ông Trời không tuyệt đường sống con người. (Ảnh: pixabay.com)
“Tất cả đều là sự an bài tốt nhất”, đây chính là câu chuyện mà các bậc thầy thôi miên tâm lý thích kể nhất. Vì họ thấy rằng, tiềm ý thức của con người vô cùng lớn mạnh, hơn nữa lại không có khả năng phán đoán, chỉ cần chúng ta nhập vào câu lệnh và chương trình chính xác, tiềm ý thức sẽ nghe theo và thực hiện. Thôi miên là phương pháp nhanh nhất ảnh hưởng đến tiềm ý thức, gây dựng lại tiềm ý thức.
Câu chuyện này có tác dụng chính diện tích cực, thực tế chứng minh tác dụng vô cùng lớn. Rất nhiều người nghe xong câu chuyện này, đều có sự cải biến cuộc đời, hơn nữa cuộc đời sau đó còn tiếp tục chứng minh câu nói ấy.
Kỳ thực, chỉ cần chúng ta suy nghĩ lại kỹ lưỡng mỗi sự kiện trong cuộc sống, cũng có thể tự nói với bản thân rằng: “Tất cả đều là sự an bài tốt nhất”. Khi ở quanh chúng ta có người phát tín hiệu cầu cứu, như tâm trạng chán nản, nổi giận đùng đùng, hoặc hành vi dị thường, thì hãy kể câu chuyện này cho họ, khơi thông tâm lý hữu hiệu hơn các biện pháp dự phòng rất nhiều.
Do đó, tất cả đều là sự an bài tốt nhất. Cảm ơn hết thảy những gì chúng ta gặp trong cuộc đời.
Theo guu.vn
Thỏa thuận tiền bạc trước hôn nhân: Kỳ kỳ hay... thường thôi?
Người ta đã nói "tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát", nên thôi, cứ rạch ròi với nhau từ đầu cho dễ sống. Tôi ủng hộ những bản hợp đồng hôn nhân trên tinh thần văn minh, tôn trọng lẫn nhau.
"Cuộc ly hôn ngàn tỷ" của gia đình ông chủ cà phê Trung Nguyên tốn khá nhiều giấy mực báo giới và tạo làn sóng tranh luận không hồi kết trên mạng xã hội. Khi khối tài sản quá lớn được mang ra tranh chấp, dư luận lập tức chia hai phe. Người bênh anh Đặng Lê Nguyên Vũ thì cho rằng, chị Lê Hoàng Diệp Thảo quá đáng, người bênh chị Thảo thì cho rằng, anh Vũ... nhỏ mọn khi tính toán với người vợ đầu ấp tay gối với mình 25 năm trời, sinh cho mình đến bốn đứa con...
Cùng lúc trên thế giới cũng đang xôn xao bởi vụ ly hôn của tỷ phú thế giới là ông chủ Amazon - Jeff Bezos. Khối tài sản 137 tỷ USD được chia đôi gọn ghẽ. Thậm chí, luật sư của vụ việc so sánh vui: "Việc ly hôn của họ có thể được xử lý nhanh như tốc độ giao một đơn hàng của Amazon vậy".
Hai cuộc ly hôn được đem lên bàn cân, có người khen tỷ phú Mỹ hào phóng hơn tỷ phú Việt, rồi lại khen người ta cư xử văn minh. Thực ra, chưa hẳn ở phương Tây đàn ông hào phóng hơn, mà do họ vốn phân minh chuyện tiền nong và tình ái. Họ sòng phẳng và rạch ròi ngay từ khi chưa bước vào đời sống hôn nhân.
Hôn nhân ở các nước có hai dạng: dạng không hợp đồng và có hợp đồng. Đa phần các cuộc hôn phối không hợp đồng đều từ những người trẻ tuổi, có xuất phát điểm giống nhau là cùng tay trắng hoặc có tài sản thì rất ít. Họ chỉ có tình yêu, gắn bó vì tình yêu, cùng phấn đấu nhờ tình yêu. Họ cùng làm việc, cùng vun đắp tổ ấm. Giả dụ một trong hai người không đi làm mà ở nhà chăm sóc con cái gia đình thì công sức đóng góp cũng được tính như nhau. Rất ít cặp có xuất phát điểm tài chính chênh lệch nhau, người giàu kẻ nghèo mà kết hôn không hợp đồng.
Trong các cuộc hôn nhân không hợp đồng ở phương Tây, nếu phải ly hôn thì khối tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân sẽ được chia hai, ai nuôi con thì người còn lại phải cấp dưỡng cho con theo thỏa thuận, bất kể khi đó họ là tỷ phú hay thường dân. Vụ ly hôn của ông chủ Amazon là một điển hình như vậy, luật không có ngoại lệ vì anh giàu hay anh nghèo, trừ khi anh có thể đạt được thỏa thuận với đối phương thông qua kênh nào đó tùy anh, như vụ chia tay của anh chàng diễn viên Johnny Depp và cô vợ Amber Heard năm 2017 (Amber Heard vui vẻ nhận 7 triệu USD từ chồng cũ cùng hai chiếc xe, hai chú chó cưng và một chú ngựa).
Lập hợp đồng trước khi kết hôn ở nước ngoài là điều hết sức bình thường, nhất là ở các cặp đôi có tài sản hoặc có khả năng tạo ra tài sản. Nhiều người hiểu rằng, hôn nhân không phải điều vĩnh cửu, dù khi kết hôn ai cũng nghĩ đây sẽ là bến đỗ cuối cùng của cuộc đời mình, sẽ sống bên nhau đến đầu bạc răng long, sẽ nắm tay nhau đi dạo khi mình đã lụ khụ già...
Cuộc sống vốn không đơn giản như mình mong muốn. Tình yêu lại càng không phải là điều bất biến. Hôm nay yêu nhau nồng nàn là vậy, nhưng một ngày tỉnh giấc, nhìn người bên cạnh mình chợt thảng thốt, đây là người mình đã từng yêu và nhất định cưới sao? Bao yêu thương nồng nàn đã trôi đâu hết, theo năm tháng, theo những vụn vặt của cuộc sống và cả theo những cãi vã tầm thường bởi cơm áo gạo tiền. Không yêu nữa thì đường ai nấy đi, chia tay trong hòa bình để mỗi người đi tìm tình yêu mới, chẳng việc gì phải níu kéo giữ một gia đình không còn nồng đượm lửa yêu. Khi chưa bước vào hôn nhân, các cặp đôi nước ngoài lường trước tình huống chia tay, để chuẩn bị tinh thần bước tiếp. Họ ngồi với nhau bàn thảo từng hạng mục trong bản hợp đồng của cuộc đời mình, rạch ròi, thẳng thắn, đến mức có những cặp chẳng kịp kết hôn đã vội chia tay vì chợt nhận ra đối phương khác mình xa quá.
Hợp đồng hôn nhân là cụm từ khá xa lạ với các cặp vợ chồng Việt Nam, bởi văn hóa Việt dường như chưa quen với việc "tiền bạc phân minh - ái tình dứt khoát". Bạn bè với nhau rạch ròi tiền bạc có khi còn ngại, còn cả nể, đến khi thiệt thòi thì ấm ức, nên mấy ai từ đầu có thể đặt vấn đề rạch ròi với người mình sẽ cưới. Sợ bị hiểu lầm, sợ bị đánh giá "coi đồng tiền to hơn tình cảm" nên có người dù muốn cũng chẳng dám đặt vấn đề. Kết cục là, khi đã cạn tình, đáng ra có thể chia tay trong bình yên, nhưng lại đánh nhau sứt đầu mẻ trán vì tiền chia không đều, đến mức chẳng còn muốn nhìn thấy mặt nhau.
Với các cuộc hôn nhân của người Việt có yếu tố nước ngoài thì việc lập hợp đồng hôn nhân vốn không xa lạ. Đa số các cuộc hôn nhân với người nước ngoài của người Việt Nam đều được yêu cầu ký hợp đồng, với nhiều quốc gia, đó còn là yêu cầu bắt buộc. Điều khoản trong đó thế nào tùy vào tình hình tài chính của mỗi cá nhân, nhưng đa phần đều được quy định rất chặt chẽ, tình huống giả định được đặt ra cụ thể để giải quyết, sau này khi "có chuyện" cứ thế mà làm, khỏi tranh cãi.
Tôi có nhiều bạn lấy chồng người nước ngoài, ban đầu sốc khi được đề nghị ký hợp đồng hôn nhân. Nhưng khi đọc kỹ những điều khoản thì đa phần đều ưng thuận, vì luật nước ngoài không cho phép hợp đồng bất lợi cho một phía. Mọi quyền và lợi ích các bên phải có sự cân bằng. Người vợ hoặc chồng không có tài sản, không có việc làm khi kết hôn vẫn được đảm bảo quyền lợi, đảm bảo cuộc sống trong các điều khoản của hợp đồng hôn nhân. Sau nhiều năm kết hôn, đa phần những cặp có hợp đồng lại sống với nhau thoải mái và hạnh phúc, bởi lẽ, những gì có thể phát sinh mâu thuẫn đều đã được lường trước và đề ra hướng giải quyết rồi.
Người ta đã nói "tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát", nên thôi, cứ rạch ròi với nhau từ đầu cho dễ sống. Tôi ủng hộ những bản hợp đồng hôn nhân trên tinh thần văn minh, tôn trọng lẫn nhau.
Đan Hà
Theo phunuonline.com.vn
Một bàn tay cô đơn Với bạn bè, chị nói mình ổn, thì ổn chứ sao, công việc vẫn đều đặn, chồng con ngoan ngoãn, bố mẹ chồng không đến nỗi khó tính, nhưng chỉ có chị mới biết mình không ổn chút nào. Cứ nghĩ chị Thùy có cuộc sống êm ả lắm như những gì chị kể, cho đến khi một người bạn đến thăm bạn...