Trong ngày gặp mặt, bố mẹ tôi đã khiến thông gia bẽ bàng vì dám coi thường nhà gái
Tôi và người yêu nghe xong còn thấy nóng mặt huống gì bố mẹ tôi. Thế mà bố mẹ tôi vẫn nhẫn nhịn, bố tôi bảo nhất định hôm gặp mặt sẽ để cho nhà trai bẽ mặt.
Tôi sinh ra trong một gia đình giàu có. Nhờ có khả năng kinh doanh nhạy bén mà bố mẹ tôi đã có một cơ ngơi đáng nể. Không giống những người có tiền khác, từ nhỏ bố mẹ đã dạy tôi phải giản dị và không được khoa trương. Ngay cả căn nhà mà chúng tôi sống cũng không quá cao sang. Chính vì thế, tôi chưa từng tỏ ra mình là người giàu có bằng những món đồ hàng hiệu.
Khi có người yêu, tôi cũng không khoe mẽ rằng bố mẹ mình có bao nhiêu đất, bao nhiêu nhà. Vì thế mà anh luôn nghĩ rằng gia đình tôi là một gia đình cơ bản. Nhà người yêu tôi cũng thuộc hàng khá giả. Qua tiếp xúc với bố mẹ người yêu vài lần, tôi cảm thấy 2 bác khá xem trọng gia cảnh của thông gia. Có lần bác gái còn hỏi dò tôi liệu khi tôi đi lấy chồng thì bố mẹ có cho nổi 1 cây vàng không?
Nói thật tôi không cảm thấy thích thú khi nghe bác ấy hỏi như vậy. Vì thế tôi đã trả lời là mình không biết và cũng không đòi hỏi. Bởi bố mẹ đã nuôi tôi ăn học nên người. Sau ngày hôm ấy, chúng tôi bị cấm cản yêu nhau. Tôi biết, có lẽ do bố mẹ người yêu nghĩ rằng gia đình tôi không môn đăng hộ đối nên mới không đồng ý để chúng tôi tiếp tục yêu nhau.
Có lần bác gái còn hỏi dò tôi liệu khi tôi đi lấy chồng thì bố mẹ có cho nổi 1 cây vàng không? (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
May mắn là người yêu tôi không quan tâm đến chuyện đó. Dù nghĩ rằng nhà tôi bình thường nhưng anh chưa từng đặt nặng vấn đề vật chất. Đầu năm nay, anh cầu hôn và tôi đã đồng ý. Bố mẹ anh thấy con trai quá cương quyết nên cũng không còn ngăn cấm dù trong lòng họ chẳng thích tôi.
Bố mẹ người yêu luôn xem thường gia đình thông gia vì gia cảnh không giàu có. Vậy nên hôm chọn nhà hàng để tổ chức buổi gặp mặt, mẹ người yêu tôi đã nói: “Ông bà cứ chọn nơi nào đơn giản một chút. Nếu chọn nơi cao cấp tôi sợ không khí ở đó không hợp với ông bà”.
Tôi và người yêu nghe xong còn thấy nóng mặt huống gì bố mẹ tôi. Thế mà bố mẹ tôi vẫn nhẫn nhịn, bố tôi bảo nhất định hôm gặp mặt sẽ để cho nhà trai bẽ mặt.
Và đúng là bố mẹ người yêu tôi đã có phen bẽ mặt thật. Hôm ấy, khi bàn đến quà cưới, bố người yêu tôi cao giọng: “Khi cưới, chúng tôi sẽ cho con trai chiếc xe SH ngoài vàng cưới ra. Còn gia đình ông bà, không có xe máy thì chí ít cũng phải mua cho con được một cây vàng chứ?”.
Đúng là phải như thế thì các bác ấy mới thôi nhìn mặt mà bắt hình dong. (Ảnh minh họa)
Bố người yêu nói đến đó thì bố tôi cười nhạt: “Con gái tôi lấy chồng, tôi sẽ cho con bé một căn hộ chung cư, một chiếc ô tô chứ không mua nổi xe máy và một cây vàng trao cho con đâu” Sau đó bố tôi quay sang bảo tôi: “Đây, tuần trước bố đã làm cho con cái sổ tiết kiệm 4 tỷ này rồi, con cầm lấy trước, thích mua nhà đâu thì mua, ô tô thì bao giờ cưới xong mẹ con đưa đi sắm”. Mặt bố mẹ người yêu tôi bỗng biến sắc vì quê kệch trước nhiều người, cả người yêu tôi cũng rất ngạc nhiên.
Sau hôm ấy, bố mẹ người yêu bỗng đối xử với tôi khác hẳn. Đúng là phải như thế thì các bác ấy mới thôi nhìn mặt mà bắt hình dong. Lấy nhau là vì tình yêu chứ đâu phải vật chất. Đã thời nào rồi mà vẫn còn những gia đình cổ hủ như gia đình nhà người yêu tôi nhỉ?
Theo Trí Thức Trẻ
Chú rể chạy trốn trước hôn lễ vì lý do không ngờ
Mấy ngày nay, gia đình Thảo Nhi (Sóc Sơn, Hà Nội) sống trong những tháng ngày buồn như nhà có tang.
Trước đó ba ngày, là ngày cưới của Thảo Nhi. Đám cưới nhiều tiếng cười nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình đôi bên kết thúc đầu giờ chiều chuyển thành nỗi buồn sự oán giận chỉ sau một đêm.
Đêm đó, là đêm tân hôn theo đúng nghĩa của Thảo Nhi và chồng mới cưới. Ngày còn yêu nhau, sau những lần "va chạm" mà không đi tới đâu được Thảo Nhi giải thích và đánh giá đó là do "anh ấy tử tế, anh ấy muốn giữ gìn cho mình". Họ đã kết thúc tình yêu 6 tháng bằng một đám cưới rộn ràng. Nhưng đêm tân hôn, chú rể đột nhiên mất tích. Cô dâu làm cả nhà không thể ngủ được khi không thể liên lạc được với chồng mới cưới. Ngay sáng hôm sau, Thảo Nhi bỏ về nhà mẹ đẻ. Gia đình bố mẹ chồng mới cưới cũng chẳng còn tâm trạng để níu giữ Thảo Nhi, bởi lòng họ còn như thiêu đốt khi chưa tìm thấy con trai mình.
Hai gia đình, đang từ thông gia mới kết, nay trở thành hận thù trong nhau. Nhà gái đổ cho nhà trai đểu giả, không dạy dỗ được con làm họ mất mặt. Nhà trai lặng thinh không biết phải ứng xử ra sao khi chính mình còn chưa ổn. Một tuần sau, lẽ ra là ngày hai vợ chồng sẽ đi đăng ký kết hôn thì chồng Thảo Nhi trở về. Thực ra anh ta không trốn đi đâu, Bình Phương thuê một nhà nghỉ trong thành phố và cắt đứt mọi liên lạc. Khi ngày cưới diễn ra Bình Phương đã rất lo sợ. Nhưng nỗi sợ ấy anh lại giấu kín trong lòng. "Tôi không có cảm xúc với đàn bà. Tôi biết mình là ai. Tôi biết mình quá sai. Nhưng tôi không thể tiếp tục sống theo mong muốn của người khác được nữa. Tôi cần phải trả "tự do" cho Thảo Nhi dẫu muộn mằn và theo cách không đáng có này. Nhưng cô ấy còn cả tương lai phía trước, cô ấy sẽ gặp được người đàn ông thực sự của đời mình". BPhương chia sẻ.
Những cô gái gặp phải tình huống có "chú rể chạy trốn" phải mang trong mình một sự tổn thương lớn. Ảnh minh họa.
Bình Phương không phải là trường hợp duy nhất chạy trốn trước hôn lễ. Phạm Hoàng (Ninh Thuận) cũng là một "chú rể" chạy trốn. Trước ngày kết hôn Phạm Hoàng bỗng nhiên "mất tích". Bố mẹ cô dâu và chú rể phải gọi điện cho từng khách cáo lỗi. Phạm Hoàng không trở về nhà 1 năm sau đó. Anh chỉ mua các số sim rác để gọi điện về nhà thông báo tình hình. Tất cả là cũng bởi tình yêu trong Phạm Hoàng "không bình thường" như những người khác. Vì gia đình, vì bố mẹ, Phạm Hoàng đã phải sống trái với bản thân. Đến khi đối diện với trách nhiệm liên đới tới người khác, Phạm Hoàng biết rằng mình không thể làm thế.
Chọn cách chạy trốn hiện thực là cách nhiều chàng trai "mang giới tính nữ" phải lựa chọn khi không dám đối diện với người thân về giới tính thật của mình.
Trả lời trên một trang báo, giáo sư Vũ Gia Hiền, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Du lịch cho rằng, với những người phải hủy hôn vì lý do bất dắc dĩ như các trường hợp trên thì hãy mạnh mẽ vượt qua và việc làm đầu tiên là gửi lời xin lỗi đến gia đình, bạn bè và chính người mà mình để họ đặt niềm tin. Có rất nhiều lý do dẫn đến một đám cưới bị hủy, nhưng lý do đó là không ai muốn và không chỉ là nỗi đau của người bị nhận tin mà cả của người đưa ra quyết định. Tốt nhất, các anh nên nói sự thật và đối diện với nó để không có chuyện tương tự xảy ra một lần nữa.
Theo Afamily
Sau khi cưới, chồng bỗng nhiên đối xử với tôi thậm tệ, hỏi ra mới biết anh làm vậy là muốn trả thù bố mẹ đẻ tôi Cuộc sống hôn nhân của tôi rơi vào chán chường, bế tắc. Tôi khóc cạn ước mắt khuyên can chồng tu chí làm ăn. Đáp lại, anh mắng mỏ tôi tiểu thư nên lắm chuyện. Bố tôi là giám đốc công ty may mặc xuất khẩu nổi tiếng. Mẹ tôi quản lí chuỗi cửa hàng tiện lợi rải khắp tỉnh. Bản thân tôi...