Trồng một cây nguyệt quế bên hiên nhà: Riêng lá cây đã có 8 lợi ích “đáng nể” cho sức khỏe
Nguyệt quế vừa được xem là cây cảnh vì có hoa đẹp lại thơm, trong khi đó, nó được đánh giá là cây thuốc, cây gia vị với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Bạn muốn trồng chứ?
Nếu bạn là một người yêu thích cây xanh, hiểu rõ lợi ích của việc trồng cây thì khi nói đến nguyệt quế, bạn có thể sẽ không còn cảm thấy xa lạ. Cây này có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và ngày nay đã được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, lá nguyệt quế mà chúng ta sẽ nói đến, còn có thể gọi là lá thơm (hương diệp), có thể đã được sử dụng rộng rãi trong nhà bếp mỗi ngày, nhưng bạn có thể không hiểu hết lợi ích của nó đối với sức khỏe con người.
Sau đây là những lợi ích mà bạn cần tìm hiểu để tận dụng nó phục vụ cho sức khỏe của bạn.
Vì sao nguyệt quế lại được yêu thích và trồng nhiều?
Lá nguyệt quế có khả năng giải độc rất tốt, có thể trì hoãn quá trình lão hóa của cơ thể, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng do vi khuẩn.
Đồng thời, nó có hỗ trợ y tế rất tốt trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, cải thiện sức khỏe của tim, giảm viêm, giảm các vấn đề về hô hấp và tối ưu hóa hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa một số loại ung thư.
Tên gọi nguyệt quế được sử dụng cho nhiều giống cây khác nhau, vì vậy bạn cần tìm hiểu cây nguyệt quế “chuẩn danh xưng khoa học” để tránh bị nhầm lẫn do thói quen đặt tên gọi của nhiều địa phương.
Có nhiều loại lá khác có hình dáng và mùi thơm tương tự lá nguyệt quế, nhưng thành phần và hàm lượng dinh dưỡng có thể rất khác nhau.
Nguyệt quế là cây dạng bụi xanh hoặc cây nhỏ phổ biến ở khu vực Địa Trung Hải rồi sau đó đã từng được trồng lan rộng trong khu vực. Tuy nhiên, với sự thay đổi của khí hậu, khu vực tăng trưởng tự nhiên của chúng đã bị thu hẹp rất nhiều. Tuy nhiên, lá nguyệt quế là một phần của văn hóa ẩm thực và dược liệu trong hàng ngàn năm, ít nhất là từ thời La Mã.
Việc sử dụng lá nguyệt quế không chỉ bao gồm nghiền lá thành gia vị cho các món súp và món hầm, mà còn sử dụng toàn bộ lá làm gia vị cho một số món ăn Ý và lấy ra để trang trí món ăn sau khi nấu.
Mặc dù lá nguyệt quế không được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn, nhưng chiết xuất của nó được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực y tế. Lá nguyệt quế là một vật liệu thường được sử dụng cho liệu pháp mùi hương và thảo dược. Nó được sử dụng để điều trị các vấn đề về da và hô hấp.
Lợi ích đáng nể của nguyệt quế
1, Sức khỏe của hệ tiêu hóa
Lá nguyệt quế có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Nó có thể được sử dụng làm thuốc lợi tiểu để kích thích đi tiểu và giảm độc tính của cơ thể, và khi chất độc được tiêu hóa và đào thải, nó sẽ kích thích nôn mửa (như chất gây nôn).
Ngoài ra, các hợp chất hữu cơ có trong lá nguyệt quế rất hiệu quả để làm giảm sự khó chịu ở đường tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích và thậm chí làm giảm các triệu chứng của bệnh đau vùng bụng.
Video đang HOT
Trong chế độ ăn uống hiện đại, có một số protein rất phức tạp có thể dẫn đến khó tiêu hóa, thì thật may là các enzyme độc đáo có trong lá nguyệt quế sẽ giúp thúc đẩy tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.
2, Sức khỏe của hệ hô hấp
Khi tinh dầu của lá nguyệt quế được chiết xuất, có thể được trộn vào một loại thuốc mỡ và bôi lên ngực để giúp làm giảm các vấn đề hô hấp khác nhau.
Bạn cũng có thể sử dụng lá nguyệt quế xay nhuyễn thành hỗn hợp nhão mịn, bôi lên ngực và giữ qua đêm.
Hít hơi nước (xông mũi) có tác dụng tương tự như liệu pháp mùi hương, đạt được hiệu quả đào thải nhất định và loại bỏ vi khuẩn có hại bị mắc kẹt trong đường hô hấp do đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của đường hô hấp.
3, Lợi ích đối với sức khỏe mái tóc
Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe của nang tóc và loại bỏ gàu, bạn có thể ngâm lá nguyệt quế trong nước và chà lên da đầu sau khi gội đầu. Các hóa chất và thành phần dễ bay hơi trong lá nguyệt quế có thể giúp loại bỏ da đầu khô và tình trạng gàu.
4, Hoạt tính chống viêm
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của lá nguyệt quế là có thể làm giảm viêm khắp cơ thể.
Lá nguyệt quế chứa một chất phytonutrient khá độc đáo gọi là parthenolide, khi bôi tại chỗ cho các khu vực bị ảnh hưởng (như đau khớp hoặc các khu vực bị ảnh hưởng bởi viêm khớp) có thể nhanh chóng giảm viêm và giảm nhẹ kích ứng.
Hiệu quả này cũng có thể đạt được thông qua việc sử dụng lá nguyệt quế bình thường như gia vị.
Chất Axit caffeic và Rutin là những hợp chất hữu cơ quan trọng được tìm thấy trong lá nguyệt quế. Chúng có thể cải thiện sức khỏe của tim rất nhiều. Rutin có thể củng cố thành mao mạch của tim và trên vùng tay chân, và axit caffeic có thể giúp loại bỏ cholesterol “xấu” trong hệ thống tim mạch.
6, Phòng chống ung thư
Sự kết hợp độc đáo của các chất chống oxy hóa và các hợp chất hữu cơ trong lá nguyệt quế, bao gồm phytonutrients, catechin, linalool và parthenolide, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do.
Các gốc tự do có thể khiến các tế bào khỏe mạnh đột biến thành tế bào ung thư và lá nguyệt quế đặc biệt tốt trong việc ngăn chặn hiện tượng này.
7, Giảm lo lắng và căng thẳng
Một trong những lợi ích chưa biết nhất của lá nguyệt quế là khả năng làm dịu tự nhiên của chúng.
Chất Linalool thường được nhắc đến phổ biến với húng tây và húng quế, nhưng nó cũng có trong lá nguyệt quế và có thể giúp giảm mức độ hormone căng thẳng trong cơ thể, đặc biệt là khi được sử dụng trong liệu pháp mùi hương (tinh dầu).
Hormone căng thẳng quá mức có những rủi ro nhất định cho sức khỏe lâu dài. Vì vậy, lá nguyệt quế có thể giúp chúng ta “bình tĩnh” và thư giãn ngay cả trong những thời điểm lo lắng nhất.
8, Quản lý bệnh tiểu đường
Lá nguyệt quế có liên quan trực tiếp đến chức năng thụ thể insulin được cải thiện và điều chỉnh nồng độ đường trong máu.
Đối với những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc những người mắc bệnh tiểu đường, tiêu thụ thường xuyên lá nguyệt quế có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cuối cùng, chúng tôi cần nhắc bạn rằng lá nguyệt quế là một tên gọi phổ biến, và lá của nhiều loại cây khác nhau trên thế giới cũng được gọi với tên trùng nhau như vậy.
Tuy nhiên, để có thể nhận ra những lợi ích trên, điều quan trọng nhất là tìm ra những chiếc lá thực sự đến từ cây nguyệt quế mà chúng ta nói đến ở bài này.
Ngoài ra, nếu bạn bị dị ứng với một số thành phần nào trong nhóm họ cây Cinnamomum, thì bạn cũng có thể bị dị ứng với lá nguyệt quế.
Phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ
Mặc dù tiêm vacxin là phương pháp rất an toàn để phòng bệnh. Nhưng đôi khi một số phản ứng sau tiêm chủng có thể xảy ra. Nhận biết, xử lý đúng cách phản ứng sau tiêm chủng sẽ giúp đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các nguy hiểm sức khỏe cho trẻ.
Cho đến thời điểm hiện tại, vacxin vẫn là phương tiện được đánh giá an toàn và hiệu quả để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong cộng đồng. Trong một số trường hợp nhất định trẻ có thể sẽ gặp phải một số phản ứng sau tiêm chủng, tuy nhiên tỷ lệ này là rất nhỏ trên thực tế.
Để tiện cho việc theo dõi và xử lý các phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ, người ta thường chia các phản ứng này thành hai nhóm là các phản ứng sau tiêm chủng thông thường và các phản ứng nặng sau tiêm chủng.
Nhận biết sớm, xử lý đúng cách các phản ứng sau tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho bé (ảnh: internet)
1. Những phản ứng sau tiêm chủng thông thường
Những phản ứng sau tiêm chủng thông thường sau tiêm chủng là những phản ứng nhẹ xuất hiện sau tiêm chủng vài giờ hoặc có thể là vài ngày, có tỷ lệ xuất hiện cao trên thực tế, và có thể tự hết mà không cần thiết thực hiện các can thiệp y tế.
Những phản ứng sau tiêm chủng thông thường bao gồm:
- Sốt: Sốt là phản ứng sau tiêm chủng toàn thân rất thường gặp ở trẻ. Sốt sau tiêm chủng thường là sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, bắt đầu khởi phát sau khi tiêm vài giờ và sẽ tự hết sau 1-2 ngày. Nếu trẻ sốt cao liên tục, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và xử lý.
- Sưng đỏ tại chỗ tiêm: Sưng đỏ sau tại chỗ tiêm cũng là một phản ứng sau tiêm chủng thông thường mà trẻ có thể gặp phải. Trẻ thường biểu hiện bằng trạng thái sung đỏ tại chỗ tiêm sau khi tiêm chủng khoảng 1 ngày. Tình trạng này thường tự hết sau khoảng vài ngày cho tới 1 tuần.
- Đau khớp: Sau tiêm chủng vacxin trẻ có thể xuất hiện tình trạng đau một số khớp trên cơ thể. Tình trạng đau khớp sau tiêm chủng có thể chỉ là thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài lên đến hàng tuần hoặc thậm chí 10 ngày. Đau khớp do phản ứng sau tiêm chủng tự hết mà không cần điều trị đặc hiệu, một số trường hợp có thể được xem xét sử dụng giảm đau.
- Bầm tím, chảy máu sau tiêm chủng: Tình trạng giảm tiểu cầu sau tiêm chủng (tế bào máu đảm nhận chức năng đông máu) có thể khiến trẻ xuất hiện các vết bầm tím bất thường hoặc các chảy máu tự nhiên như chảy máu cam, chảy máu chân răng,... Tuy nhiên tình trạng này thường thoáng qua, nhẹ và tự khỏi.
Ngoài ra, một số phản ứng sau tiêm chủng thông thường khác cũng có thể xảy ra như trẻ mệt mỏi, lả người, ít hoạt bát hơn, ăn không ngon miệng, sưng hạch sau tiêm BCG,...
2. Phản ứng nặng sau tiêm chủng
Không giống các phản ứng sau tiêm chủng thông thường, các phản ứng nặng sau tiêm chủng là những phản ứng hiếm khi xảy ra hơn, tuy nhiên phản ứng ở mức nặng và thường cần can thiệp y tế để xử lý, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Một số phản ứng nặng sau tiêm chủng ở trẻ:
- Sốc phản vệ: Sốc phản vệ sau tiêm chủng là một phản ứng sau tiêm chủng cực kỳ nguy hiểm, diễn tiến nhanh chóng và có khả năng tử vong cao. Tình trạng sốc phản vệ có thể được nhận biết sớm với các biểu hiện như phù, thở khò khè, khó thở, nhịp tim nhanh, đái ỉa không tự chủ, huyết áp tụt,...
- Quá mẫn vacxin: Quá mẫn với vacxin sau tiêm chủng cũng là một phản ứng nặng sau tiêm chủng mà cha mẹ cần chú ý. Phản ứng quá mẫn với vacxin có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như thở khò khè, ngắt quãng, phù nề ở mặt hoặc toàn thân,...
- Co giật sau tiêm chủng: Sau tiêm chủng, trẻ có thể xuất hiện các cơn co giật ở toàn thân. Những cơn co giật có thể xuất hiện đơn độc hoặc cũng có khi xuất hiện cùng với sốt và một số triệu chứng khác.
- Nhiễm trùng huyết: Nhiễm khuẩn huyết là một phản ứng sau tiêm chủng hết sức nặng nề. Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết chủ yếu là do vệ sinh không đảm bảo như vô khuẩn dụng cụ tiêm và động tác tiêm không tốt, chăm sóc sau tiêm không đảm bảo,...
Nhìn chung đối với các trường hợp trẻ có phản ứng sau tiêm chủng nặng, cha mẹ cần phải nhận biết sớm nhất các triệu chứng và đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được cấp cứu kịp thời.
Có thể thấy rằng, những phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ có thể là nhẹ và thoáng qua nhưng cũng có thể hết sức nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời. Do vậy, cha mẹ cần tự trang bị cho mình kiến thức, đảm bảo thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế về chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng để đảm bảo phát hiện và xử lý đúng cách khi các phản ứng sau tiêm chủng xảy ra.
QN
Bị viêm đại tràng mạn tính: Hãy ăn nhiều quả mọng Nghiên cứu phát hiện hợp chất thực vật, có trong rượu vang đỏ, các loại quả mọng và sô cô la, giúp giảm triệu chứng viêm loét đại tràng, theo Natural News. Các loại quả mọng như nho giúp giảm triệu chứng viêm loét đại tràng - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Archives of Medical...