Trong máy tính không chỉ có mỗi loại RAM để chạy Chrome đâu mà nhiều lắm đấy
Như chúng ta đều biết thì do tốc độ xử lý dữ liệu của CPU quá nhanh so với tốc độ truy xuất của ổ cứng nên phải có một bộ nhớ đệm có tốc độ cao hơn để lưu trữ dữ liệu tạm thời.
Từ đó, CPU sẽ có thể tiếp cận nguồn dữ liệu trong RAM một cách nhanh chóng để đạt tốc độ xử lý cao hơn. Nếu không có RAM thì CPU sẽ không thể phát huy hết sức mạnh của nó, nó sẽ chỉ làm việc một cách nhàn nhã, lười biếng và không thể đạt tốc độ xử lý thực sự của mình.
Tuy nhiên thì RAM không chỉ là mấy cái thanh mà bạn cắm vài main để bật thật nhiều tab Chrome đâu, nó có nhiều loại lắm đấy, và 3 trong số chúng vẫn còn nằm trên máy tính của bạn cho đến ngày nay.
SRAM ( Static RAM – RAM Tĩnh)
Đây là một trong 2 loại RAM cơ bản (cái còn lại là DRAM). Đối với DRAM thì các tụ điện phải được nạp điện và làm mới liên tục (vì sao phải thế thì mình sẽ nói sau), còn đối với SRAM thì không cần, đó là lý do vì sao chúng ta gọi nó là RAM Tĩnh. Loại RAM này có ư điểm là tiêu hao ít điện năng nhưng lại cho tốc độ cao hơn rất nhiều lần so với DRAM.
Tuy nhiên nói vẫn vướng phải nhược điểm là giá thành sản xuất cực kỳ đắt đỏ nên vẫn chưa thể sản xuất đại trà với số lượng lớn như DRAM được. Nguyên nhân chủ yếu cho việc đó thì là do mỗi bit dữ liệu của SRAM cần đến 6 bóng bán dẫn so với 1 bóng bán dẫn của DRAM. Và điểm cuối cùng thì cũng như DRAM, SRAM sẽ mất dữ liệu khi bị ngắt điện.
Loại RAM này chính là bộ nhớ đệm L1, L2, L3 trong CPU của bạn đấy.
DRAM ( Dynamic RAM – RAM Động)
Được phát minh vào năm 1966 và được cấp bằng sáng chế vào năm 1968, loại RAM này có thể được xem là ông tổ của các loại DRAM về sau như mấy thanh RAM mà bạn cắm trên mainboard và trên GPU. Không như SRAM, các ô nhớ sẽ rò điện và mất dần dữ liệu nên chúng cần phải được nạp điện lại theo chu kỳ, nếu không thì dữ liệu sẽ bị mất hoàn toàn. Đó là lý do chúng ta gọi loại này là RAM động.
Loại RAM này tuy ăn điện hơn và cũng không cho tốc độ nhập xuất dữ liệu ghê gớm như SRAM nhưng lại rẻ và dễ sản xuất hơn rất nhiều. Đến giữa những năm 90 thì một loại RAM mới ra đời là Extended Data Out Dynamic RAM (EDO DRAM) và thế hệ sau của nó Burst EDO RAM (BEDO DRAM) xuất hiện và được đánh giá cao hơn DRAM do chi phí thấp và hiệu năng cao. Tuy nhiên đến khi SDRAM xuất hiện và được phổ biến rộng rãi thì tất cả chúng đều trở nên lỗi thời.
Loại này cổ lắm rồi, giờ chắc chỉ có quân đội của một số nước còn sử dụng thôi.
SDRAM (Synchronous Dynamic RAM – RAM Động Đồng Bộ)
SDRAM là một loại DRAM hoạt động đồng bộ với xung nhịp của CPU, nó sẽ chờ tín hiệu xung nhịp của CPU trước khi phản hồi lại chứ không đáp ứng ngay lập tức như DRAM. Việc đồng bộ xung nhịp sẽ khiến cho RAM và CPU phối hợp sâu hơn và mở ra khả năng xử lý cùng lúc nhiều tác vụ. Cho phép CPU nhận lệnh thứ 2 trước khi thực hiện xong lệnh thứ nhất.
Video đang HOT
Mặc dù công nghệ mới không giúp làm tăng tốc độ của từng tác vụ nhưng việc thực thi đồng thời nhiều tác vụ sẽ mang đến hiệu năng cao hơn, máy tính cũng sẽ làm được những điều mà trước nay không thể. Đây là điều khiến nó trở nên vượt trội hơn hoàn toàn so với DRAM.
SDR SDRAM (Single Data Rate Synchronous Dynamic RAM)
*Mình cũng chẳng biết dịch thế nào cho đúng tên gọi của thuật ngữ này nữa. Đại loại nó sẽ là “RAM Động Đồng Bộ Tốc Độ Dữ Liệu Đơn”, nghe rất là chuối nên mình xin phép để tiếng Anh từ đây luôn.
Thật ra thì SDRAM và SDR SDRAM là cùng một thứ đấy, người ta gắn thêm cho SDRAM tiền tố SDR để tiện phân biệt với DDR SDRAM khi loại này ra đời mà thôi.
DDR SDRAM (Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM)
Thay vì truyền đi một lượt dữ liệu trong một xung nhịp như SDR SDRAM thì loại RAM mới này sẽ truyền đi 2 lượt dữ liệu trong 1 xung nhịp, tăng gấp đôi băng thông lý thuyết trên cùng một mức xung nhịp. Đây là loại RAM mà anh em cắm trên main để mở mấy chục tab chrome đấy.
Tín hiệu dữ liệu được truyền đi qua mỗi đỉnh sóng và chân sóng.
Qua mỗi thế hệ, DDR SDRAM đều có một tiêu chuẩn mới – nhanh hơn, dung lượng lớn hơn và tiết kiệm năng lượng hơn. Hiện nay RAM thế hệ DDR5 vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện và dự kiến sẽ sớm đưa vào sản xuất đại trà. Thế hệ DDR3 tuy không còn được sản xuất nữa những cùng với DDR4, chúng vẫn rất thông dụng. DDR2 và DDR hiện đã rất lỗi thời rồi và ngày càng khó khăn trong việc đáp ứng những tác vụ trong thời đại mới.
Các thanh RAM qua từng thế hệ DDR, DDR2, DDR3, DDR4. chúng ta có thể phân biệt chúng khá dễ dàng qua vị trí phần khuyết của chân RAM.
GDDR SDRAM
GDDR SDRAM là một loại DDR SDRAM được thiết kế đặc biệt để kết xuất đồ họa video, thường thì loại này sẽ được gắn trên card đồ họa cùng với chip GPU. Tương tự như DDR SDRAM, GDDR SDRAM cũng có các thế hệ đánh dấu từng bước phát triển để cải thiện hiệu suất và mức tiêu thụ điện năng: GDDR2 SDRAM, GDDR3 SDRAM, GDDR4 SDRAM, GDDR5 SDRAM và mới đây là GDDR6.
Mặc dù cách thức hoạt động về cơ bản là giống nhau nhưng GDDR và DDR được chuyên hóa cho những nhiệm vụ khác nhau. Đối với GDDR thì băng thông thường được chú trọng hơn là độ trễ và chúng sẽ phải lưu chuyển khối lượng dữ liệu vô cùng lớn chứ không như DDR, vốn được thiết kế để có thể đồng bộ ở tốc độ cao nhất với CPU.
Theo gearvn
Giảm lượng RAM mà Google Chrome sử dụng với Tab Freezing
Google Chrome là một trong nhưng chương trình tốn RAM nhất trên hệ điều hành Windows và bạn sử dụng nó càng nhiều, thì nó càng ngốn RAM.
Ngay khi biên soạn bài viết này, tôi đang sử dụng 6 tab trên Google Chrome trên chiếc PC chạy Windows 10 và trong Task Manager hiển thị lượng RAM nó đang sử dụng không dưới 3GB khi không chạy bất kỳ tập đa phương tiện nào.
Google thừa biết rằng họ cần một phương thức quản lý tài nguyên tốt hơn, và trên thực tế, công ty này đã cung cấp một công cụ giúp giảm tác động của Google Chrome lên hiệu năng làm việc của máy tính người dùng.
Từ năm 2015, Google đã cũng cấp một tính năng với mục đích duy nhất là cải thiện cách trình duyệt phân bổ tài nguyên cho từng tab đang hoạt động và tắt các tab đang ngốn quá nhiều RAM.
Tính năng này có tên gọi là Tab Discarding, nó có nhiệm vụ giám sát các tab và dừng các tab không sử dụng đồng thời đảm bảo chúng không tự tải lại trong nền. Tính năng này giúp người dùng phân bổ tài nguyên từ những tab không cần thiết và giúp cải thiện một phần nào hiệu năng máy khi thiếu bộ nhớ.
Giờ đây, Google đã sẵn sàng tạo một bước tiến mới với một tính năng tương tự có tên Tab Freeze.
Qua tìm hiểu, tính năng này có cách thức hoạt động tương tự nhưng cho phép người dùng thiết lập cách hoạt động và quan trọng hơn hết là thiết đặt khoảng thời gian dừng hoạt động các tab.
Tính năng mới này có mặt trên bản cập nhật Canary mới nhất và bạn có thể thử bằng cách kích hoạt tính năng này tại trang chrome://flags.
Đầu tiên, bạn cần cập nhật trình duyệt Google Chrome lên phiên bản Canary mới nhất. Phiên bản tôi thử nghiệm là 79.0.3941.0, nếu bạn có phiên bản mới hơn thì không cần phải thao tác gì thêm.
Tiếp theo, mở trình duyệt và truy cập vào đường dẫn chrome://flags
Tìm kiếm Tab Freeze
Hoặc bạn có thể truy cập nhânh vào Tab Freeze bằng cách dán đường dẫn sau vào thanh trình duyệt: chrome://flags/#proactive-tab-freeze
Tại phần mô tả tính năng là "enables freezing eligible tabs when they have been backgrounded for 5 minutes" (kích hoạt đóng băng các tab sau khi hoạt động dưới nền 5 phút).
Ngoài ra còn có một số lựa chọn khác như:
- Default (mặc định)
- Enabled (kích hoạt)
- Enabled freeze - no unfreeze (kích hoạt đóng băng - không tái hoạt động)
- Enabled freeze - unfreeze 10 seconds every 15 minutes (kích hoạt đóng băng - hoạt động lại 10 giây sau mỗi 15 phút)
- Disabled (vô hiệu hóa)
Khi kích hoạt tính năng này, Google Chrome sẽ tự động đóng băng các tab không hoạt động quá 5 phút, nếu bạn chọn lựa chọn thứ ba, trình duyệt sẽ đóng băng tab và không cho hoạt động lại.
Nếu muốn kiểm tra tình trạng hoạt động của tính năng này hay thực hiện đóng băng hay mở hoạt động cho các tab theo cách thủ công, bạn có thể truy cập theo đường dẫn: chrome://discards
Cho đến nay, chưa có thông tin chính thức vê thời điểm Google cung cấp tính năng này cho toàn bộ người dùng, nhưng nó vẫn cần được cải thiện thêm. Trên thực tế, Chrome Canary có mục đích chính là để người dùng trải nghiệm những ý tưởng mới trước khi hoàn thiện bản cập nhật chính thức cho Google Chrome và gửi phản hồi về công ty.
Phiên bản tiếp theo của trình duyệt sẽ có tên Google Chrome 78 và dự kiến được tung ra vào cuối năm nay.
Theo VN Review
Trình duyệt Chrome của Google có thêm cảnh báo mật khẩu bị đánh cắp Đây là lần đầu tiên Google tích hợp trực tiếp tính năng cảnh báo mật khẩu bị đánh cắp vào Chrome để bảo vệ người dùng khi đăng nhập vào các trang web. Ảnh minh họa. (Nguồn: Digital Information World) Google mới tung ra phiên bản cập nhật trình duyệt Chrome 79 với một số cải tiến về bảo vệ mật khẩu. Sự...