Trong kỳ kinh nguyệt, hội con gái nên nhớ nguyên tắc “2 rửa, 3 không” để bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất
Chuyện vệ sinh vùng kín trong những ngày đèn đỏ diễn ra nếu không làm đúng cách có thể vô tình gây hại cho sức khỏe sinh sản của các cô gái.
Hàng tháng, phái nữ sẽ phải đối mặt với kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 5 – 7 ngày. Những người có thể trạng tốt thì kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra trơn tru, ổn định. Tuy nhiên, những người có thể trạng yếu mà không chú ý những điều sau đây thì tử cung sẽ chịu tổn thương một phần không nhỏ.
Trong giai đoạn hành kinh, con gái nên duy trì nguyên tắc “2 rửa, 3 không” dưới đây để bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất.
*2 rửa:
Đối với nữ giới, trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể thường yếu hơn so với những ngày thường. Điều này cũng dễ làm không khí ẩm lạnh xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, bạn nên duy trì thói quen ngâm rửa chân qua nước nóng rồi mới đi ngủ.
Dưới lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo có thể kích thích quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể, từ đó đẩy nhanh độc tố ra ngoài. Ngoài ra, việc làm này cũng giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể lẫn sức khỏe của phái nữ tốt hơn.
Tắm rửa bằng nước ấm nóng
Việc tắm rửa trong kỳ “đèn đỏ” cũng là điều mà hội con gái nên lưu ý. Hãy mở nước ở khoảng nửa nóng nửa ấm sẽ tốt hơn là nước nóng hoàn toàn. Dưới làn nước ấm nóng, cơ thể bạn sẽ đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu và làm giảm bớt nguy cơ nhiễm lạnh ở vùng tử cung.
Đồng thời, việc làm này cũng giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều… Nhưng cần nhớ lau khô người ngay sau khi tắm xong để tránh nhiễm cảm lạnh.
*3 không:
Video đang HOT
Không rửa tay bằng nước lạnh
Vì những ngày đèn đỏ vốn là ngày nhạy cảm hơn so với những ngày khác nên việc để bàn tay tiếp xúc với nhiệt độ lạnh quá lâu cũng không hề tốt cho sức khỏe tử cung. Nếu bạn không chú ý, cơ thể sẽ không thể đẩy độc tố ra ngoài, làm tắc nghẽn bên trong.
Không gội đầu
Việc cố tình gội đầu trong kỳ “đèn đỏ” khiến phái nữ dễ có nguy cơ bị nhiễm cảm lạnh hơn, đi kèm với đó là tình trạng đau bụng kinh. Điều này cũng sẽ dẫn đến hiện tượng vô kinh sớm, không hề tốt cho sức khỏe.
Trong trường hợp vì đầu quá bẩn nên phải gội thì nên tắm gội bằng nước nóng rồi nhanh chóng ra sấy khô tóc hoàn toàn.
Không rửa mạnh ở vùng eo
Khu vực eo thường gần với tử cung nên nếu để nó nhiễm lạnh thì kinh nguyệt sẽ bị nhiễm một lượng lớn không khí ẩm. Nếu không muốn gây tắc nghẽn tử cung, nữ giới nên hạn chế cọ rửa mạnh ở khu vực quanh vùng eo, từ đó giúp duy trì sức khỏe tử cung tốt hơn.
Source (Nguồn): Sohu
Theo Helino
Con gái sẽ tự rước họa vào thân nếu không thay băng vệ sinh đúng giờ
Trong kỳ kinh nguyệt, việc vệ sinh vùng kín là quan trọng. Thay băng vệ sinh thường xuyên là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho vùng kín.
Trong thời gian "đèn đỏ", dù bạn dùng băng vệ sinh, tampon hay cốc nguyệt san thì bạn cũng nên thay đổi thường xuyên để tránh trường hợp kinh nguyệt đầy tràn. Môi trường của "cô bé" trong những ngày "rớt dâu" lại vô cùng ẩm ướt, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và có mùi hôi.
Thực sự điều này cũng không quá tồi tệ hay nguy hiểm nếu bạn không thường xuyên bỏ quên việc thay băng sau vài tiếng, nhưng tốt nhất đừng tạo nó thành một thói quen xấu dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng sau này.
Trước khi có thể thở phào nhẹ nhõm rằng bạn đã không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho vùng kín, thì đây là một số điều bạn có thể trải nghiệm qua.
Khô âm đạo
Một khi bạn nhận ra rằng băng vệ sinh bạn đang dùng đã được một lúc lâu mà chưa đi thay, điều bạn nên nghĩ tới ngay sẽ là âm đạo bị khô. Nếu bạn sử dụng băng vệ sinh trong những ngày này, tốt nhất bạn nên lưu ý thay băng vệ sinh thường xuyên trong ít nhất 4-8 tiếng đồng hồ. Băng vệ sinh với tính thấm hút tốt có thể khiến các mô xung quanh trở nên rất khô, điều này có thể dẫn đến sự khó chịu cho vùng kín.
Nếu đây là tình huống mà bạn gặp phải, hãy dành cho mình một chút thời gian thay thế tampon bằng một miếng đệm lót, vùng kín sẽ được nghỉ ngơi một chút. Ngoài ra, hãy sử dụng một số chất bôi trơn để cấp ẩm và giúp giảm bớt sự khó chịu.
Mùi hôi khó chịu
Nếu bạn duy trì thói quen "lười" thay băng, vùng kín sẽ bắt đầu có mùi tanh. Mùi đặc trưng, rất dễ nhận ra đến nỗi các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh trước khi bạn giải thích tình trạng của bản thân.
Bản chất máu không có mùi, nhưng khi nó bắt đầu tương tác với vi khuẩn trong cơ thể, nó sẽ phát sinh mùi. Bạn để băng vệ sinh càng lâu trong cơ thể thì càng có nhiều vi khuẩn sinh sôi phát triển và tất nhiên nó sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu.
Nhiễm trùng nghiêm trọng.
Có thể bạn đã nghe nói về Hội chứng Sốc độc tố (TSS), một căn bệnh có thể gây tử vong do sự tích tụ của vi khuẩn khi sử dụng tampon trong một thời gian dài.
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng sốc nhiễm độc là do băng vệ sinh thấm hút quá nhanh, khiến môi trường vùng kín bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Độc tố do vi khuẩn này sản sinh ra sẽ được hấp thu vào máu, gây nhiễm độc. Hiện tượng này xảy ra với tỷ lệ cao hơn khi các bạn nữ sử dụng tampon lúc âm đạo đang viêm nhiễm.
Nhưng chỉ có khoảng 1 đến 17 trường hợp được báo cáo trên 100.000 phụ nữ có kinh nguyệt mỗi năm, với thanh thiếu niên và phụ nữ dưới 30 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Dù khả năng mắc bệnh thấp, nhưng nếu bạn gặp phải các triệu chứng dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, huyết áp thấp và da trông như bị bỏng bằng nước sôi.
Màu sắc kinh nguyệt thay đổi
Nếu bạn đã sử dụng băng vệ sinh trong thời gian dài, bạn sẽ cảm thấy nặng nề và vô cùng khó chịu! Bên cạnh máu màu đỏ sẫm, bạn cũng có thể nhìn thấy dịch tiết màu nâu, sẽ xuất hiện khí quá 12 tiếng mà bạn chưa thay băng. Máu kinh nguyệt càng về sau, sẽ mấy sắc đỏ và chuyển sang nâu.
Hoặc bạn không bị sao cả!
Ngoài việc cảm thấy hoàn toàn lo lắng và căng thẳng, thì đôi khi sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Nếu chỉ mới một hoặc hai giờ và bạn cảm thấy vẫn ổn, khoảng 2 tiếng sau bạn có thể thay thế băng vệ sinh mới. Tuy nhiên, nếu bạn để nó trong hơn một hoặc hai ngày, bạn có thể sắp xếp một chuyến để đến gặp bác sĩ.
Cô ấy có thể muốn thực hiện nuôi cấy để đảm bảo không có bất kỳ vi khuẩn nào xung quanh vùng kín và sẽ đưa bạn vào một loại thuốc kháng sinh để đề phòng.
Sự thật đã chứng minh, rất nhiều người dù đã đọc thông tin và hiểu biết về sự nguy hại của thói quen xấu này nhưng vẫn coi thường và nghĩ "sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra đâu".
Theo đó, các chuyên gia khuyên rằng, chị em nên thay băng vệ sinh sau khi sử dụng 2 - 4 giờ để tránh việc dùng băng vệ sinh trên 8 tiếng để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Hãy ghi nhớ và thực hiện đúng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho chính bản thân bạn nhé!
Nguồn: Seventeen, The Healthy
Theo Helino
Chăm sóc vùng kín ngày "rớt dâu": những lưu ý tưởng đơn giản mà nhiều nàng vẫn làm sai Cứ mỗi khi tới kỳ "đèn đỏ", lượng máu kinh thấm ra ngoài và ở lại lâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh và phát triển. Vì vậy, bạn cần chú ý tuân thủ đúng những thói quen chăm sóc vùng kín dưới đây để bảo vệ "cô bé" của mình. Nhiều cô gái vẫn chưa biết cách...