Trống, kèn xuôi ngược
Bộ Công Thương (CT) vừa có kết luận kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại, cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Cty cổ phần Con Cưng.
Ảnh: Zing.
Nội dung cuộc kiểm tra này căn cứ trên cơ sở phản ánh của báo chí và khiếu nại của khách hàng về nhãn mác và xuất xứ sản phẩm của Cty này.
Kiểm tra đối với 75 mẫu sản phẩm, hàng hóa và các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Cty, Đoàn kiểm tra đánh giá: Về cơ bản Cty đã chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm hàng hóa và nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Đoàn kiểm tra cũng nhận thấy hồ sơ nhập khẩu của Cty hợp lệ theo các quy định của pháp luật về thủ tục hàng hóa nhập khẩu.
Video đang HOT
Đồng thời Bộ trưởng Bộ CT cũng chỉ đạo: “Cục Quản lý thị trường (QLTT) và các đơn vị trong bộ tiếp tục rà soát tổng thể các quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ/thực thi công vụ của cán bộ, công chức lực lượng QLTT và Bộ Công Thương để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, không gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức lực lượng QLTT trong khi thi hành công vụ nếu có…”.
Yêu cầu này có lý do, vì trước đó, qua phát hiện của người tiêu dùng, các Chi cục QLTT cũng đã tổ chức 192 vụ kiểm tra đối với Con Cưng, kết luận Cty có vi phạm hàng loạt quy định Nhà nước về nhãn hàng hóa; khuyến mại và các quy định về thương mại điện tử…
Những vấn đề ban đầu cơ quan chức năng cơ sở kết luận “là nghiêm trọng”, sau đó cấp trên phúc tra thì kết quả ngược lại, không phải lần đầu và cũng không còn lạ. Ví dụ mới đây QLTT một tỉnh phía Nam kiểm tra phương tiện vận chuyển gạo lưu thông trên đường và xử phạt 25 triệu vì không tem nhãn. Sau khi có phản ảnh của báo chí, quyết định này được rút lại, “tang vật” trả cho khổ chủ…
Hiện nay, không ít doanh nghiệp vẫn than về tình trạng thanh, kiểm tra triền miên của các ngành, các cấp, từ trung ương đến địa phương, chồng lấn lên nhau. Nhân vụ Con Cưng, thiết nghĩ Bộ CT cần mạnh tay cắt giảm thủ tục hành chính hơn nữa; hơn hết xử lý nghiêm các cá nhân lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ, thì DN mới mong bớt khốn đốn vì câu chuyện thanh kiểm tra.
NGUYỄN TRUNG HIẾU
Theo LĐO
Bộ Công Thương: Kết luận bất ngờ vụ Con Cưng?
Căn cứ vào kết quả kiểm tra đối với 75 mẫu sản phẩm, hàng hóa và các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Công ty, Đoàn kiểm tra đánh giá: về cơ bản Công ty đã chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điều này khiến dư luận không khỏi băn khoăn?
Trong thông cáo phát đi sáng nay, Bộ Công Thương cho biết: Trên cơ sở phản ánh của báo chí và khiếu nại của khách hàng về nhãn mác và xuất xứ sản phẩm của Công ty Cổ phần Con Cưng, Bộ đã chỉ đạo kiểm tra sơ bộ và sau đó đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại, cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Công ty cổ phần Con Cưng trong thời gian từ ngày 30/7/2018 đến ngày 10/8/2018.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra đối với 75 mẫu sản phẩm, hàng hóa và các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Công ty, Đoàn kiểm tra đánh giá: về cơ bản Công ty đã chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm hàng hóa và nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Đoàn kiểm tra cũng nhận thấy hồ sơ nhập khẩu của Công ty hợp lệ theo các quy định của pháp luật về thủ tục hàng hóa nhập khẩu.
Tuy nhiên, qua việc kiểm tra của các Chi cục QLTT đối với 192 vụ kiểm tra đã phát hiện một số hành vi không chấp hành đúng quy định của pháp luật của Công ty. Cụ thể:
Công ty Con Cưng có vi phạm về nhãn hàng hóa được quy định tại các Điều 30, 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 1/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Bên cạnh đó, Con Cưng có vi phạm về khuyến mại quy định tại Điều 48 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với một số chương trình khuyến mại của Công ty.
Cũng theo kết quả kiểm tra, công ty có vi phạm quy định về thương mại điện tử tại các Điều 81, 82, 84 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ đối với hoạt động của website thương mại điện tử bán hàng www.concung.com .
Đối với các vi phạm hành chính, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Quản lý thị trường và các Chi cục Quản lý thị trường xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với Công ty Cổ phần Con Cưng, Bộ Công Thương yêu cầu Công ty có biện pháp xử lý, khắc phục các vi phạm đã được phát hiện; tiếp tục rà soát việc chấp hành pháp luật trong các hoạt động kinh doanh của Công ty, báo cáo Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng. Với các sản phẩm có vi phạm về nhãn mác, yêu cầu Công ty khắc phục xong các vi phạm này trước khi đưa vào lưu thông.
Cùng với kiến nghị xử phạt, Bộ Công Thương cũng khẳng định: Việc kiểm tra chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại, cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng là công việc quan trọng. Bộ trưởng Bộ Công Thương đang chỉ đạo Cục Quản lý thị trường và các đơn vị trong Bộ tiếp tục rà soát tổng thể các quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ/thực thi công vụ của cán bộ, công chức lực lượng QLTT và Bộ Công Thương để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, không gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức lực lượng QLTT trong khi thi hành công vụ nếu có.
Theo Danviet
Mở rộng kiểm tra toàn bộ việc chấp hành pháp luật của Con Cưng Trước sự phức tạp, quy mô trong vụ việc xảy ra tại Cty CP Con Cưng (Con Cưng - TPHCM), Bộ Công Thương vừa có văn bản 2611 quyết định kiểm tra doanh nghiệp này kể từ tháng 1.2017 đến thời điểm kiểm tra. Như vậy vấn đề đã không dừng ở việc tạm giữ hàng nghìn sản phẩm hàng hóa có dấu...