Trong cuộc chiến smartphone, ai là người được lợi?

Theo dõi VGT trên

Ai cũng nghĩ rằng, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt và không có điểm dừng này, người dùng được hưởng lợi. Nhưng đó có phải là tất cả? Và họ được lợi những gì?

Android vs iOS. Samsung vs Apple. Play Store vs App Store. Những cặp đối thủ lớn trong ngành công nghiệp smartphone tạo ra nhiều tình huống bi hài, khơi mào tranh cãi giữa các fan, kích thích công nghệ phát triển.

Ngày qua ngày, năm qua năm, chúng thúc đẩy sự cạnh tranh, đem lại cho người dùng nhiều sự lựa chọn và nhiều niềm vui, đặc biệt là khi bạn được cầm những thiết bị mới trong tay. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi trong những cuộc cạnh tranh lớn giữa các đối thủ trong làng smartphone, ai mới thực sự là người được lợi?

Trong cuộc chiến smartphone, ai là người được lợi? - Hình 1

“Khách hàng được lợi” là câu trả lời kinh điển nhất cho câu hỏi trên, và thường được xem là đáp án duy nhất, nhưng thực ra điều đó không đúng hoàn toàn. Bản thân các hãng sản xuất smartphone và các công ty sản xuất linh kiện cho họ cũng có được nhiều lợi ích từ sự cạnh tranh trên thị trường Smartphone.

Ngày nay, những thiết bị thông minh đã trở nên quá đa năng và phức tạp, đến mức gần như không hãng nào – dù lớn đến đâu – có thể sản xuất một smartphone từ A đến Z.

Samsung có thể đang mua cảm biến vân tay từ Synaptics. Apple chỉ thiết kế chip A12, còn việc sản xuất là của TSMC. Qualcomm cùng Broadcom bán chip xử lý cho gần như tất cả các smartphone Android tầm flagship trên thế giới. Ngay cả Apple cũng phải “ngậm đắng nuốt cay” mua màn hình OLED từ đối thủ Samsung. Thật ra, hai công ty này dù kiện nhau như cơm bữa nhưng vẫn phải làm ăn với nhau bởi dù họ đóng góp nhiều vào doanh thu của đối thủ, khoản đóng góp đó sẽ tạo ra doanh thu còn lớn hơn cho bản thân mình. Khi iPhone X của Apple đán.h bại Galaxy S9, nó cũng đem lại cho Samsung một khoản thu nhập khủng vì lượng màn hình OLED mà Apple phải mua từ Samsung.

Trong cuộc chiến smartphone, ai là người được lợi? - Hình 2

Mối quan hệ giữa các nhà sản xuất smartphone và các công ty sản xuất linh kiện chồng chéo và phức tạp đến mức họ không thể sống thiếu nhau, bất kỳ điều gì xảy đến với hãng này đều sẽ có ảnh hưởng dây chuyền lên hãng khác. Khi các nhà máy của TSMC bị virus tấ.n côn.g khiến họ phải tạm ngừng hoạt động, Apple lo sốt vó vì sợ thiếu chip A12 cho thế hệ iPhone 2018 của mình. Ngược lại, khi có tin đồn rằng Apple cắt giảm đơn đặt hàng linh kiện cho iPhone X, cổ phiếu một loạt công ty từ Đài Loan đã rớt giá – tất cả đều là những công ty sản xuất linh kiện cho Apple.

Sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cũng khiến các công ty không thể ngừng việc nghiên cứu, phát triển các tính năng mới, từ đó giúp sản phẩm của họ hấp dẫn hơn trong mắt người dùng. Đến lượt mình, các tính năng đó tạo ra sự khác biệt, đem lại những khách hàng trung thành với sản phẩm và hệ sinh thái của công ty.

Trong cuộc chiến smartphone, ai là người được lợi? - Hình 3

Trong khi đó, sự cạnh tranh đem lại cho người dùng sự sáng tạo và những mức giá hợp lý. Điện thoại đã chuyển từ một mặt hàng xa xỉ trở thành sản phẩm đại chúng, với mức giá phù hợp cho mọi tầng lớp. Tính năng của chúng cũng ngày càng đa dạng hơn, từ những sản phẩm cơ bản nghe – gọi bình thường cho đến các smartphone mà bạn có thể dùng cho mọi tác vụ trong cuộc sống hàng ngày.

Có thể bạn sẽ nói rằng “giá hợp lý” không còn đúng, bởi trong hai năm trở lại đây, giá smartphone tầm flagship đã tăng vọt từ 600 USD lên đến hơn 1.000 USD. Thật vậy, giá cả của những smartphone “đỉnh” đến từ các công ty lớn như Samsung, Apple đã bị đẩy lên cao ngất, nhưng điều đó thật ra cũng đem lại cho người tiêu dùng những lợi ích nhất định, dù bạn có mua chiếc điện thoại đắt giá đó hay không.

Những smartphone đắt giá đó đem lại lợi ích gì cho chúng ta? Với những người sẵn lòng chi tiề.n mua chúng, nó đem lại biểu tượng của sự giàu sang, và những tính năng thời thượng dù bạn có cần dùng chúng hay không. Còn với những người không mua, lợi ích đến một cách gián tiếp, nhưng cũng không hề kém hấp dẫn.

Trong cuộc chiến smartphone, ai là người được lợi? - Hình 4

Đầu tiên, cần phải nói rằng dù ai cũng biết một chiếc iPhone X có giá bán lên đến 1.000 USD trong khi giá linh kiện của nó chỉ là 370 USD, con số lợi nhuận không phải là 630 USD như một phép trừ đơn giản. Ngoài chi phí vận hành, lương nhân viên, quảng cáo… Apple còn phải bù đắp chi phí nghiên cứu, phát triển những công nghệ mới được sử dụng trong chiếc điện thoại của mình.

Không hãng smartphone nào có thể tiết kiệm khoản tiề.n chi cho nghiên cứu và phát triển này, bởi nó tạo ra những “ách chủ bài” giúp smartphone của họ khác biệt, có thể là vượt trội hơn so với đối thủ. Từ đó, các smartphone flagship đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự sáng tạo của công nghệ.

Trong cuộc chiến smartphone, ai là người được lợi? - Hình 5

Ngay cả những người tầm trung không mua smartphone flagship cũng sẽ được lợi từ cuộc đua này. Bản thân sự tồn tại của các công nghệ mới trong những sản phẩm flagship sẽ khiến chúng dần trở nên phổ biến, được tích hợp vào đời sống hàng ngày, từ đó đẩy giá cả xuống thấp và làm nó phổ biến ở khắp mọi phân khúc. Một ví dụ đơn giản: chiếc điện thoại đầu tiên có cảm biến vân tay được đưa ra thị trường là Motorola Atrix hồi năm 2011 có mức giá 600 USD, nhưng ngày nay ngay cả những điện thoại có giá chưa đầy 100 USD cũng đã được trang bị cảm biến vân tay.

Video đang HOT

Trong cuộc chiến smartphone, ai là người được lợi? - Hình 6

Không chỉ được lợi ở phần cứng, người tiêu dùng còn được lợi ở những dịch vụ giá trị gia tăng như phần mềm, ứng dụng hay các hệ sinh thái. Khi các smartphone đã quá giống nhau và đạt đến đỉnh cao của công nghệ hiện tại, thứ mà các nhà sản xuất dùng để hấp dẫn khách hàng là dịch vụ của mình. Khi camera, dung lượng RAM, kích cỡ màn hình “đụng nóc,” người tiêu dùng bắt đầu đặt ra câu hỏi mới: smartphone nào có thể giúp cuộc sống của mình tiện nghi hơn?

Những tính năng đáp ứng được nhu cầu mới của người dùng rất đa dạng. Chúng bao gồm khả năng hoạt động với nhiều dịch vụ khác nhau, từ âm nhạc, video, phim ảnh, lưu trữ, thanh toán không cần tiề.n mặt, kết nối với những sản phẩm khác từ cùng nhà sản xuất. Họ cũng muốn camera của máy giúp họ selfie “ảo tung chảo” mà không cần bật Photoshop, biết được bức hình mình chụp đẹp hay xấu mà không cần phải kiểm tra,…

Để đáp ứng cho các nhu cầu đó, các hãng sản xuất phải mở rộng “tầm phủ sóng” của mình. Ngày nay, bất kỳ một hãng nào muốn thành công trong thị trường smartphone đều phải vượt ra ngoài khuôn khổ phần cứng, và đem đến cho người dùng những dịch vụ họ muốn.

Những cái tên phổ biến nhất trên thị trường như Samsung, Apple, Xiaomi, Huawei,… đều không phải là một hãng bán smartphone đơn thuần, mà họ còn bán cả dịch vụ đi kèm. Điều đó tạo ra một lượng lớn những khách hàng trung thành với sản phẩm và dịch vụ của họ. Ngược lại, các hãng luôn phải tìm cách “o bế” những khách hàng này, cải thiện chất lượng dịch vụ của mình nếu không muốn mất họ vào tay những đối thủ xung quanh.

Trong cuộc chiến smartphone, ai là người được lợi? - Hình 7

Vì thế, sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất smartphone thực sự đem lại lợi ích cho tất cả mọi người. Các nhà sản xuất linh kiện được lợi từ một thị trường ngày càng lớn mạnh và đa dạng hơn. Người dùng được hưởng những tính năng mới, những sản phẩm chất lượng hơn, mức giá tốt hơn, các dịch vụ phù hợp với mình hơn. Nó tốt cho tất cả mọi người, vì thế nên hãy cứ để sự cạnh tranh tiếp diễn.

Trong cuộc chiến smartphone, ai là người được lợi? - Hình 8

Emoji – Tưởng đơn giản, mà rối rắm vô cùng

Theo thegioitre

Pocophone - trò 've sầu thoát xác' giá rẻ của Xiaomi để đấu Samsung

Trong cuộc chiến với Samsung, Xiaomi buộc phải chọn một hướng đi mới để có thể vượt qua cái bóng điện thoại giá rẻ của chính mình, đó là rẻ hơn nữa.

Tại các thị trường đang phát triển, nơi nhiều công ty như Apple phải đối mặt với sự trì trệ, Xiaomi tiếp tục làm tốt, đặc biệt là ở Ấn Độ - thị trường lớn thứ 2 châu Á chỉ sau Trung Quốc.

Theo số liệu từ Canalys, trong quý II, Samsung và Xiaomi tiếp tục dẫn đầu. Mỗi hãng đã bán ra 9,9 triệu sản phẩm điện thoại thông minh tại Ấn Độ. Cùng với nhau, Samsung và Xiaomi chiếm 60% tổng số lượng hàng di động của Ấn Độ, tăng từ 43% so với năm ngoái.

Tuy vậy, nguy cơ bị Samsung soán ngôi một lần nữa tại Ấn Độ vẫn khiến Xiaomi ngày đêm lo lắng. Vì vậy, tạo ra một hướng đi mới là việc hãng điện thoại Trung Quốc cần làm lúc này.

Chiến thuật điện thoại 'cơ bắp' giá thấp

Model chủ lực của Samsung là Galaxy J2 Pro, một chiếc điện thoại ban đầu nhắm vào sinh viên ở Hàn Quốc với hơn 2,3 triệu chiếc được bán ra trong quý II năm 2018 tại Ấn Độ. Về phần mình, Xiaomi nhỉnh hơn khi bán 3,3 triệu chiếc Redmi 5A, một phiên bản giá rẻ của Redmi Note 5.

Cả hai công ty đều tăng trưởng đáng kể trong quý II, nhưng Samsung đã bắt đầu có hành động cụ thể để vượt mặt Xiaomi. Theo nhà phân tích Tuan Anh Nguyen từ Canalys, Samsung đã liên tục tấ.n côn.g trực diện vào Xiaomi: "Samsung đã tung ra thiết bị giá rẻ để chống lại Xiaomi. Họ tập trung vào khả năng chụp ảnh cho các smartphone của mình".

Pocophone - trò ve sầu thoát xác giá rẻ của Xiaomi để đấu Samsung - Hình 1

Pocophone F1 ra mắt tại thị trường Ấn Độ với mức giá cao hơn các sản phẩm trước đây của Xiaomi.

Trong tình thế đã bị soán ngôi một lần và sự đ.e dọ.a từ Samsung, Xiaomi buộc phải chọn cho mình một hướng đi táo bạo hơn. Tạo ra thương hiệu mới với cấu hình khủng và giá rẻ hơn, cắt giảm toàn bộ những yếu tố không quan trọng ảnh hưởng đến giá sản xuất.

Poco ra đời với sứ mệnh là thương hiệu tập trung vào hiệu suất và giá rẻ của Xiaomi. Chiếc điện thoại đầu tiên của Pocophone là F1 với cấu hình cao cấp sẽ được bán đầu tiên tại Ấn Độ, "chiến địa" của Xiaomi và Samsung.

Sản phẩm vừa ra mắt đã đón nhận sự quan tâm từ người dùng. Máy trang bị cấu hình trông như smartphone cao cấp: chip Snapdragon 845, pin 4.000 mAh, màn hình Full HD 6,18 inch, tỷ lệ khung hình 18,7:9.

Ngoài ra, máy còn có GPU Qualcomm Adreno 630, camera selfie 20 MP và cụm ống kính 12 MP và 5 MP ở mặt lưng. Đáng ngạc nhiên là với cấu hình tương tự OnePlus 6 nhưng máy chỉ có giá 300 USD, rẻ hơn 250 USD.

Bên cạnh đó, hãng còn sử dụng tản nhiệt nước để người dùng nghĩ đây là smartphone mạnh mẽ như các thiết bị gaming. Thực chất, tản nhiệt nước này là công nghệ đã cũ. Nó chỉ lưu chuyển nhiệt từ con chip sang vị trí khác. Tản nhiệt này chỉ giúp giải tỏa nhiệt ngắn hạn cho con chip. Nếu sử dụng hiệu suất cao trong thời gian dài, nhiệt độ của máy vẫn phải thoát quá đường duy nhất là vỏ máy.

Người dùng ngày nay định nghĩa smartphone cao cấp thông qua cấu hình. Với con chip mạnh nhất từ Qualcomm, Snapdragon 845 cùng RAM 6 GB. Điều này khiến người dùng nghĩ rằng Pocophone là smartphone cao cấp như Galaxy Note9.

Thực tế, Xiaomi cắt giảm nhiều yếu tố mà hãng cho là "không cần thiết" như kính cường lực (Gorilla Glass 3) và thân máy chỉ được làm từ nhựa để giảm giá thành. Điều này cho thấy, cũng như OnePlus, Poco chỉ là hãng điện thoại cấu hình khủng giá rẻ chứ không phải smartphone cao cấp.

Thêm nữa, việc đầu tư vào cấu hình thay vì hệ điều hành, tính năng, thiết kế sẽ giúp cắt giảm chi phí cho bộ phận nghiên cứu và phát triển.

Mặc dù công ty không đưa ra bất kỳ lý do nào về việc ra mắt dòng Poco ở Ấn Độ, nhưng sự thành công trong quý IV 2017 và quý I 2018 của dòng Redmi duy trì cho Xiaomi niềm tin về chiến lược cấu hình khủng giá rẻ sẽ giúp họ cạnh tranh với Samsung.

Ra đời nhờ những người thích 'ngon, bổ, rẻ'

Jai Mani, cựu nhân viên Google từ năm 2009-2013, hiện là giám đốc sản phẩm của Xiaomi tại Ấn Độ được giao nhiệm vụ phát triển thương hiệu Pocophone. Theo The Verge, ông đã "lùng sục" tất cả những ý kiến từ người dùng trên mạng xã hội Reddit để tạo ra Pocophone F1. Nói cách khác, nó ra đời tự sự mong muốn của một bộ phận người dùng đam mê một chiếc smartphone cơ bắp với giá thấp nhất có thể.

"Người dùng mong muốn một smartphone có pin lớn, vi xử lý mạnh với giá tốt. Tuy nhiên gần như chưa hãng nào làm điều đó cho họ. Những bình luận từ Reddit đã tạo cho chúng tôi cảm hứng tạo ra Pocophone F1", Mani nói thêm.

Pocophone - trò ve sầu thoát xác giá rẻ của Xiaomi để đấu Samsung - Hình 2

Xiaomi đang đi theo con đường mà OnePlus đã vạch sẵn để vươn mình

Nếu có thể phá bỏ yếu tố chất liệu và thiết kế và tập trung vào cấu hình và sự bền bỉ thì Pocophone F1 chính là lựa chọn hướng tới những khách hàng có mong muốn như những thành viên trên Reddit.

Trên Facebook cá nhân, Mani cho rằng, việc Pocophone là một thương hiệu con thuộc Xiaomi tạo nên lợi thế cho nhóm của ông trong những giai đoạn đầu.

"Là thương hiệu con độc lập, chúng tôi được quyền tự do chọn cho mình cách bắt đầu. Chúng tôi không phải lo lắng việc ảnh hưởng đến hướng đi mà Xiaomi đã có. Đồng thời, chúng tôi tự do thừa hưởng chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc tạo ra sản phẩm mới", Mani viết.

Tham vọng ở phân khúc cao cấp

"Xiaomi có lượng người hâm mộ lớn, yếu tố chiến lược cho việc ra đời Poco", Faisal Kawoosa, một nhà phân tích của CMR (CyberMedia Research) nói với trang Indianexpress. "Đồng thời, việc Xiaomi có tần suất xuất hiện dày đặc trên Internet sẽ giúp Poco nhận được nhiều sự quan tâm hơn", Kawoosa nói thêm.

Nhưng phải thừa nhận một điều, Xiaomi đang mắc kẹt trong "cái bóng giá rẻ" do chính mình tạo ra. Điều này không thể giúp hãng điện thoại Trung Quốc bước xa hơn trên thị trường di động cạnh tranh khốc liệt trong thời gian dài.

Với mức giá 1.000 USD, iPhone X vẫn được người dùng đón nhận. Vì vậy, phân khúc điện thoại đắt tiề.n chưa bao giờ là "miếng bánh" mà các hãng di động có thể bỏ qua, Xiaomi cũng vậy.

Sau hàng loạt nỗ lực giới thiệu các sản phẩm cao cấp như Mi Mix 2 tại thị trường Ấn Độ, Xiaomi vẫn không được chào đón như một thương hiệu cao cấp, bởi cái mác giá rẻ đã đóng trên mình thương hiệu này quá lâu. Dù trải qua hai lần giảm giá, Mi Mix 2 vẫn không có được thành công như Redmi Note5 hay Redmi 5A.

Theo Indiaexpress, bước tiếp theo, OnePlus chính là hình tượng thương hiệu mà Xiaomi theo đuổi nếu muốn vươn mình lên phân khúc cao cấp. Để làm được việc này, Xiaomi phải bắt đầu với một thương hiệu mới, có sản phẩm hiệu năng cao, thiết kế tinh gọn và giá thấp hơn OnePlus để thu hút người dùng.

Kẻ phá đám hay một OnePlus mới?

OnePlus dù mới nổi và giá không quá rẻ nhưng có sức hút không thua kém iPhone X và Galaxy S9 . Các sản phẩm của OnePlus có thiết kế tinh gọn, cấu hình vượt trội, hệ điều hành Android gốc, ít phần mềm cài sẵn. Điều này khiến OnePlus luôn trong tình trạng cháy hàng, dân Mỹ rồng rắn xếp hàng ngày mở bán.

Pocophone - trò ve sầu thoát xác giá rẻ của Xiaomi để đấu Samsung - Hình 3

Xiaomi và Samsung cạnh tranh quyết liệt để trở thành hãng điện thoại loán nhất Ấn Độ. Pocophone có thể là đòn quyết định giúp Xiaomi vượt mặt Samsung và củng cố vị trí dẫn đầu. Ảnh: Canalys.

Hàng năm, người dân Ấn Độ chờ đợi để được nâng cấp thiết bị mới từ OnePlus. Điều này báo hiệu một thế hệ khách hàng trung thành tương tự điều iPhone đã làm được.

OnePlus 6 ra mắt năm 2018 với mức giá gần 600 USD. Nhiều chuyên gia dự đoán nó sẽ không thể bán được bởi họ nghĩ OnePlus chỉ là thương hiệu giá rẻ như Xiaomi. Thế nhưng, như mọi năm, OnePlus tiếp tục cháy hàng.

Thành công trong việc định hình phân khúc của OnePlus đã khiến Xiaomi bắt đầu hành động. Poco chính là bước đi đầu tiên của hãng với cấu hình, thiết kế và hướng đi tương tự OnePlus.

Chỉ khác một điều, Xiaomi tiếp tục chiến lược cung cấp những sản phẩm giá thấp hơn đối thủ. Nó có thể khiến người ta nghĩ đây là thương hiệu sinh ra để phá thị trường, phát động cuộc đua xuống đáy thay vì nghiêm túc như OnePlus.

Khó khăn chung của những thương hiệu con

Xây dựng một thương hiệu riêng biệt không dễ dàng như vậy. Nhiều công ty đã thất bại trong việc thiết lập một thương hiệu con. Yếu tố quan trọng nhất là việc nó phải thật sự khác biệt với thương hiệu gốc. Oppo có Realme, Huawei có Honor nhưng tất cả đều đang dần mờ nhạt.

Theo Kawoosa, các thương hiệu phụ tại Ấn vẫn chưa thực sự thành công. Lava và thương hiệu con Xolo không tìm được chiến lược tiếp thị riêng. Micromax và Yu lại không có bản sắc thương hiệu. Trong khi đó, Lenovo và Motorola lại có những chính sách về giá và phân khúc chồng chéo lên nhau.

Pocophone - trò ve sầu thoát xác giá rẻ của Xiaomi để đấu Samsung - Hình 4

OnePlus giúp Xiaomi lấp đầy khoảng trống về thiết bị cao cấp nhưng vẫn đáp ứng yếu tố về giá.

Vì vậy việc tạo ra thương hiệu con với tên gọi Pocophone theo hướng của OnePlus có thể sẽ giúp Xiaomi vượt quá cái bóng "điện thoại giá rẻ dưới 200 USD" của chính mình và củng cố vị thế độc tôn tại thị trường Ấn Độ.

Theo Kawoosa, đi theo con đường của OnePlus, Xiaomi có thể sẽ thành công bởi khi OnePlus 5 ra mắt, trang CMR phân tích có hơn 8% người dùng Xiaomi đã chuyển sang OnePlus. "Việc đổi điện thoại từ Xiaomi sang Poco vẫn là một sự nâng cấp lớn tương tự cách người dùng đổi từ Xiaomi sang OnePlus", Kawoosa nói thêm về phân đoạn hoàn toàn khác nhau giữa Xiaomi và Poco.

Và với một thương hiệu chuyên dùng cấu hình cao, giá tầm trung, Pocophone của Xiaomi có thể tác động không nhỏ đến phân khúc cao cấp, nơi mà Samsung, Huawei, Apple đang đán.h nha.u quyết liệt tại nhiều thị trường. Chỉ cần "ăn" được vài % trong số đó, Pocophone đã có thể sống được như OnePlus.

Và nếu phải cạnh tranh nhau bằng cuộc đua xuống đáy đầy rủi ro, Pocophone sẽ làm việc đó, chứ không phải Xiaomi.

Theo Tin247

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô giáo xin ủng hộ laptop: "Chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích tôi thôi"
18:41:04 30/09/2024
Bóc giá outfit Nguyễn Phương Hằng, số tiề.n nữ CEO dát lên người làm CĐM sốc nặng
17:14:31 30/09/2024
Team Quang Linh hé lộ lý do cho anh Quý nghỉ việc: Lạm quyền và lười biếng?
16:49:55 30/09/2024
Tóm dính cặp đôi Vbiz "phim giả tình thật" hẹn hò ở nước ngoài, để lộ bằng chứng khó chối cãi
17:35:45 30/09/2024
Hằng Du Mục tổ chức sinh nhật hoành tráng cho con trai, quẩy tung cùng 4 quý tử
16:56:35 30/09/2024
Phùng Thiệu Phong tái hôn?
16:57:18 30/09/2024
Jenny Huỳnh tung ảnh hẹn hò con gái Quyền Linh, Hoa khôi nhí Bảo Ngọc sẽ ra sao?
16:05:52 30/09/2024
B.é gá.i mầm non tan học suốt 3 ngày không thấy bố mẹ đến đón, mở cặp sách của em ra xem, các cô giáo đều bật khóc
16:02:57 30/09/2024

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung

Microsoft cấm khai thác tiề.n điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác tiề.n điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác tiề.n điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản tiề.n phạt lên tới ...

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Nếu đã từ bỏ Twitter, đây là những nền tảng mới thay thế

09:33:06 21/12/2022
Nếu đã từ bỏ Twtter để đọc tin tức, hãy tìm đến những nền tảng mới dưới đây. Twitter luôn được biết đến là nền tảng cung cấp tin tức tuyệt vời cho người dùng. Nhưng với các xáo trộn gần đây, mạng xã hội này đang khiến nhiều người nghĩ đ...

Có thể bạn quan tâm

Cô gái hoá siêu chiến binh vũ trụ cực chiến, viral nhờ visual na ná "công chúa băng giá" SM

Nhạc quốc tế

22:04:35 30/09/2024
10 giờ tối ngày 29/9, SM chính thức thả xích loạt ảnh Whiplash của ae-aespa, mở ra một chương mới mới về vũ trụ cùng tên.

Hoàng Thuỳ Linh trở lại sau thông tin đã sinh con

Nhạc việt

22:00:56 30/09/2024
Sáng 30/9, fan truyền tay nhau poster Hoàng Thuỳ Linh xuất hiện tại Liên hoan Âm nhạc Thanh niên châu Á 2024 (Asian Youth Music Festival).

"Nữ hoàng nộ.i y" Ngọc Trinh trở lại, khoe dáng bốc lửa hút 13 triệu lượt xem

Sao việt

21:35:59 30/09/2024
Sau khi trải qua ồn ào tai tiếng lớn trong sự nghiệp, Ngọc Trinh hiện đã ổn định cuộc sống và trở lại hoạt động, tham gia các sự kiện giải trí.

Anh Hằng Du Mục bị đồn LGBT liền "dỗi", bất ngờ gặp nạn vì người đặc biệt của Pu

Netizen

21:32:02 30/09/2024
Những ngày qua, sự xuất hiện của anh trai trong các phiên bán hàng team Hằng Du Mục đã làm dậy sóng cộng đồng mạng. Nhiều người không khỏi trầm trồ vì gia đình nữ TikToker quá nhiều ẩn số .

BLACKPINK và 2NE1 trở lại cứu sống YG, lộ thêm 2 nhóm nữ khác cả gan cạnh tranh

Sao châu á

21:30:21 30/09/2024
Ở K-pop có một cột mốc đáng sợ mang tên lời nguyền 7 năm , bởi ít có nhóm nhạc nào vượt qua được ngần ấy năm ở nền giải trí có tỉ lệ đào thải bậc nhất trên thế giới. Trong đó có thể kể đến sự tan rã như 2NE1, GFriend và Lovelyz.

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

Thế giới

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Sốc: Nữ VĐV xinh đẹp đột ngột qua đời ngay trước ngày tốt nghiệp

Sao thể thao

21:14:34 30/09/2024
Theo Daily Mail, nữ VĐV điền kinh xinh đẹp Shelby Daniele đã đột ngột qua đời vào hôm 24/9 vừa qua ở tuổ.i 23, chỉ vài tháng trước khi cô chính thức nhận bằng tốt nghiệp đại học. Nguyên nhân qua đời của cô không được tiết lộ.

Hạnh Nguyên: Hot teen đến người mẫu sáng giá, từng "thân mật" với Hồ Quang Hiếu

Trẻ

21:05:05 30/09/2024
Hạnh Nguyên từng gây chú ý trên mạng xã hội khi còn là sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2022, cô bất ngờ trở thành tâm điểm bàn luận sau bộ ảnh tình tứ cùng Hồ Quang Hiếu.

Ngày 1/10/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như kết hôn, xuất hành, di chuyển chỗ ở, nhập học, nhận việc

Trắc nghiệm

20:52:27 30/09/2024
Xem ngày 1/10/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 1/10/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như kết hôn, xuất hành

Một mỹ nhân điện ảnh: Từng được Chánh Tín tán tỉnh, 74 tuổ.i vẫn có người theo đuổi

Tv show

20:46:10 30/09/2024
Tới tận bây giờ tôi đã 74 tuổ.i nhưng vẫn có người muốn quen tôi. Nhưng tôi từ chối hết vì giờ thì đã trễ rồi - Băng Châu chia sẻ.

Hoa sữa về trong gió tập 23: Linh bị đồng nghiệp chơi xấu

Phim việt

20:04:13 30/09/2024
Trong Hoa sữa về trong gió tập 23, khi bị phát hiện dùng thủ đoạn để lấy hồ sơ khách VIP của Linh, Hoàn quyết trả thù bằng mưu hèn kế bẩn