Trong cơn say chồng gọi tên tình cũ
Trong cơn say, anh lè nhè một âm thanh rất quen. Vì đã nhiều lần nghe nên em biết đó là tên một người con gái.
Trong cơn say, anh lè nhè một âm thanh rất quen. Vì đã nhiều lần nghe nên em biết đó là tên một người con gái. Người ấy đã rời xa anh để chạy theo một hình bóng khác. Thế mà chừng ấy năm trời, anh vẫn không quên. Giả sử anh là em, hẳn anh cũng có cảm giác đau buốt như thế. Không thể chạm tới, không thể sờ được, chỉ có thể cảm nhận và bất lực. Trong tình yêu, thất bại lớn nhất là khi ta chỉ giữ được thể xác người ấy. Niềm vui bồng bột của em đã trôi theo những giấc ngủ chập chờn đầy mộng mị của anh.
Đi hay ở? Đừng hay nữa? Tiếp tục hay dừng lại? Em đã không ít lần tự hỏi mình như thế. Em yêu anh, một tình yêu chân thật và trọn vẹn. Con đường đi từ sự cảm thông, chia sẻ, xót thương đến tình yêu như một tất nhiên của cuộc đời. Em hạnh phúc biết chừng nào ngày anh đón nhận những tình cảm chân thành của em.
Trong cơn say, anh lè nhè một âm thanh rất quen. Vì đã nhiều lần nghe nên em biết đó là tên một người con gái. (ảnh minh họa)
Thế mà khi chúng ta đã thuộc về nhau thì em vẫn thấy có điều gì đó cứ vấn vương trong mắt anh. Rồi em nhận ra rằng, em chẳng thể là người thay thế… Có người bảo em sai lầm khi quyết định để anh ra đi. Nhưng với em, khi không có tình yêu thì cuộc sống chung chẳng có nghĩa lý gì. Em không mạnh mẽ, kiên cường như anh nói. Bằng chứng là em đã bật khóc và không thể gượng dậy khi anh quay lưng…
… Cho đến tận bây giờ, khi con mình đã lớn, khi anh quay về và muốn chúng ta lại cùng nhau như xưa thì em mới biết rằng mình chỉ có thể yêu một lần. Trong tim em, có một tình yêu lớn đã ra đi và mãi mãi không thể quay về…
Theo VNE
Tuổi thơ cô đơn, lạnh lẽo của "má mì" tuổi teen
Thiếu thốn tình thương của cha mẹ, phiêu dạt nay đây, mai đó, ở cùng người này dăm bữa nửa tháng, lại chuyển sang nhà khác đôi ba tuần là tất cả những gì khắc ghi trong trí nhớ tôi về tuổi ấu thơ xê dịch.
LTS: Thiếu sự chăm lo, uốn nắn, dạy bảo của cha mẹ, Tạ Thị Thảo My lớn lên như một con thú hoang bơ vơ giữa cánh rừng rộng lớn. Sớm phải bươn chải đủ nghề để bấu víu vào cuộc sống vốn quá đỗi rợn ngợp đối với một đứa trẻ, My nhúng chàm khi tuổi đời mới vừa chạm ngõ 15 với tội danh môi giói mại dâm.
Trong cuộc trò chuyện với tôi, chất giọng trầm, khàn, tư lự của cô bé mất hẳn sự vô tư, hồn nhiên, lý lắc như những đứa trẻ cùng trang lứa. My không khóc khi nhắc về chuỗi ngày buồn trong cuộc đời mình, trái lại, cô nhìn nhận nỗi đau, sự bất hạnh về phận đời riêng một cách nhẹ nhàng và bình thản đến kì lạ. Dường như, My đã chai sạn với nỗi đau. Đang thụ án tại Trại giam Hoàng Tiến, Tạ Thị Thảo My, cô gái đất mỏ sinh năm 1995 ấy đã có những phút trải lòng về tuổi thơ buồn bã, và những sai lầm phạm phải.
Video đang HOT
Lớn lên hoang dại như cây cỏ
Có lẽ, phàm là con người, cảm giác kinh khủng, hãi hùng nhất là thấy lạc loài, cô độc ngay khi sống giữa đồng loại. Nhưng với tôi, đó là một cảm giác thường trực, dường như in đậm trong trí óc của tôi từ tấm bé. Nhìn vẻ bề ngoài, một cô bé có phần vô tư, trẻ con, lúc nào cũng cười nói ríu rít lại mang trong người cảm giác cô đơn cố hữu. Tôi hầu như ít chia sẻ với mọi người xung quanh thế giới tâm hồn của mình. Vì thực ra, thế giới của tôi nhỏ bé và chật chội lắm. Tôi cũng có những khát khao con trẻ của riêng mình, mơ ước có được cuộc sống yên bình, ấm áp bên những người ruột thịt, nhưng tạo hóa không dành cho tôi niềm hạnh phúc đó. Ngay cả một điều bình dị: được lắng nghe và nhu cầu được chia sẻ, tôi cũng không có được.
Ai đó từng nói rằng chẳng có nỗi đau nào đau hơn khi sống thiếu cha hoặc mẹ. Tôi có đầy đủ cả cha và mẹ trong cuộc đời này, nhưng dường như tôi đi bên lề cuộc sống của họ. Thiếu thốn tình thương của cha mẹ, phiêu dạt nay đây, mai đó, ở cùng người này dăm bữa nửa tháng, lại chuyển sang nhà khác đôi ba tuần là tất cả những gì khắc ghi trong trí nhớ tôi về tuổi ấu thơ xê dịch. Khi tôi được 2 tháng tuổi, cha mẹ tôi ly hôn.
Tôi ở cùng bố. Người đời có câu: "Mồ côi cha ăn cơm với cá/ Mồ côi mẹ lót lá mà nằm" để khắc họa cảnh sống đáng thương của những đứa trẻ mồ côi. Tôi may mắn có đủ cả cha cả mẹ, nhưng thật chua chát khi phải thừa nhận cuộc sống của tôi chẳng khác gì một đứa trẻ mồ côi, thiếu vắng tình yêu thương cần thiết của cha mẹ. Bàn tay đàn ông dù chăm con khéo léo đến mấy cũng không thể bằng người phụ nữ trong nhà. Cha tôi chật vật nuôi tôi những năm tháng tôi còn ú ớ chưa biết chuyện, lỡ cỡ chưa đến ngày thôi nôi. Năm tôi lên 2 tuổi, mẹ đón tôi về Hà Nội sống cùng mẹ.
Lúc ấy, mẹ đã có cuộc sống mới bên tổ ấm riêng của mẹ. Sự xuất hiện của tôi khiến cuộc sống của mẹ ít nhiều xáo trộn. Trong trí nhớ mơ màng của tôi, có những khi mẹ lơ là không thể chăm sóc tôi chu đáo giống như những đứa con riêng của mẹ. Sau này, khi đã hiểu biết, nhận thức hơn, nhắc về chuyện thuở ấu thơ, tôi chẳng bao giờ giận mẹ, trái lại, tôi cảm thông, với tình cảnh của mẹ khi ấy. Mẹ có cuộc sống riêng và mẹ cần chăm chút cho tổ ấm ấy là một lẽ tự nhiên, sống với mẹ được đôi ba năm, đến năm tôi vào học lớp 1, tôi lại được chuyển về sống cùng bố, hòa lại nhịp đàn cuộc sống vụng về, ảo não của người đàn ông chịu quá nhiều lam lũ.
Năm tôi học lớp 2, nhìn cảnh bố con sinh sống vất vả trong khi bố quá bận rộn với công việc, tôi lơ ngơ hết học ở trường lại lóp ngóp trong căn bếp chật chội, mẹ tôi nhờ bà ngoai đón tôi về ở cùng. Những tưởng cuộc sống đã tạm gọi là yên ổn đối với một con bé 7 tuổi đầu, nhưng lớp 6 tôi lại về ở với bố. Chưa kịp ấm nơi ở, lớp 7 mẹ muốn đón tôi lên Hà Nội sống và học ở đó, nhưng vì việc xin học gặp trục trặc, chán nản cuộc sống lang bạt, nhấp nhổm nay đây mai đó, tôi đòi bỏ học. Mẹ thuận theo ý tôi, từ đó, tôi bắt đầu dấn thân vào cuộc sống mưu sinh, gia nhập xã hội rộng lớn với tâm thế của một đứa trẻ ngao ngán, chán ghét cảnh gia đình tan nát.
Nhiều lúc, tôi nghĩ quẩn quanh lắm. Tôi nghĩ tới cái chết và sự lìa xa của những người thân xung quanh mình. Tôi nhớ anh trai tôi, dù thời gian tôi và anh ấy ở bên nhau không được bao lâu. Năm tôi được 5 tuổi, anh ấy qua đời vì căn bệnh não - căn bệnh khủng khiếp và là ác mộng của những đứa trẻ thời đó. 5 tuổi, tôi còn quá nhỏ để cảm nhận nỗi đau về sự mất mát, chia lìa. Bố và mẹ tôi đã khóc rất nhiều, đặc biệt là mẹ, trí nhớ của tôi chỉ cho phép huy động được tới đó.
Sau này lớn lên, cảm nhận được sự lạnh lẽo của tình người, tình thân gia đình, tôi thường nhìn di ảnh của anh trai tôi, một tấm ảnh nhỏ xíu đặt ở góc bàn thờ và ước... "giá như, người trong tấm ảnh kia là tôi". Cuộc sống này quá mệt mỏi, rệu rã và lạnh lẽo, biết đâu, cái chết là một sự giải thoát kỳ diệu và là sản phẩm sáng tạo tuyệt vời nhất của tạo hóa? Trời ơi, trong đầu đứa trẻ hơn chục tuổi đầu đã biết nghĩ những điều u mê, già đời như thế!
Biết hoàn cảnh của tôi, có người bạn hỏi rằng tôi có hận bố mẹ mình không, khi họ chỉ sinh ra tôi thôi chứ không chăm lo, vun vén cho cuộc sống của tôi. Họ để tôi tự bươn chải, lăn lộn, đấu tranh sinh tồn giữa dòng đời có quá nhiều cạm bẫy, xáo trộn. Tôi chẳng muốn giải thích bất cứ điều gì với người bạn đó về gia đình của mình. Nỗi thất vọng bao trùm tất cả khiến tôi gần như buông xuôi, mặc kệ cho dòng đời xô đẩy. Tình cảm của cha mẹ đối với tôi, tôi cũng cảm thấy không cần thiết nữa. Nhưng chắc chắn một điều, tôi không hận cha mẹ, vì họ là những người đã sinh ra tôi. Nhưng nếu nói tôi có yêu quý, kính trọng họ không, tôi chọn cho mình sự im lặng. Dường như, bố mẹ chỉ là cái tên gọi trên danh nghĩa, còn tình cảm chúng tôi dành cho nhau đã bị thời gian, khoảng cách làm cho phai nhạt đi nhiều lắm.
Chẳng ai biết ban ngày, những người xung quanh tôi chỉ thấy ở tôi sự lý lắc với cái miệng liến thoắng cả ngày không biết mệt, tôi nở nụ cười niềm nở với tất cả mọi người xung quanh, nhưng hễ khi màn đêm buông xuống, một mình trong căn phòng trọ chật chội, nước mắt tôi lại chảy dài trên má. Đã có những đêm trắng tôi khóc đến độ mắt sưng húp và đỏ ngẫu vì thiếu ngủ. Ngẫm lại thêm tủi thân, buồn bã, thấy xung quanh chỉ là bốn bức tường đến lạnh lẽo, bố mẹ đang ở một góc trời nào đó, an toàn với cuộc sống bé nhỏ riêng của họ, còn tôi riêng một nơi này, gặm nhấm nỗi cô đơn, buồn tủi. Bản thân thất học, gia đình không trọn vẹn, thiếu vắng sự quan tâm, đùm bọc của cha mẹ, tôi từng nghĩ mình là đứa trẻ bất hạnh nhất thế gian này.
Tôi ở cùng bà ngoại, nhưng bà già yếu lắm rồi, không muốn là gánh nặng của bà, tôi xin phục vụ ở quán ăn có tên Hào Thảnh. Làm việc không quá vất vả, nhưng có những tình huống rất dễ khiến mình mủi lòng, chạm tới tận sâu nỗi cô độc của tôi. Tôi từng ứa nước mắt khi phục vụ bàn ăn một gia đình tới quán ăn tối. Gia đình thực khách có 3 người, bố mẹ và một cô con gái. Nhìn cảnh đôi vợ chồng trẻ chăm bẵm, chiều chuộng đứa trẻ trong khi cô con gái xinh xắn nũng nịu, phụng phịu với bố mẹ, cái cảm giác thèm thuồng cuộn lên trong lòng tôi. Tôi chỉ ước một lần được vùi đầu vào lòng cha mẹ, được rỉ rả với họ những câu chuyện vu vơ con trẻ, được hít hà mùi mồ hôi oi nồng, ngai ngái có vị chua của nắng gió phả ra từ người họ.
Ước mơ ấy nhỏ bé tới thảm hại của tôi hóa ra lại là một điều xa xỉ, vời xa ngoài tầm tay với. Nhìn cách họ nâng niu, trân trọng nhau, tôi tủi thân nhìn lại phận mình: Một đứa trẻ không - gia - đình, thất học, lam lũ, sớm mài mặt va chạm với cuộc đời để kiếm dăm ba đồng mưu sinh qua ngày, sự kìm nén vượt quá sức chịu đựng, tôi chạy ra nhà vệ sinh, xả nước thật mạnh và bật khóc ngon lành. Hóa ra, đối với một đứa trẻ hơn chục tuổi đầu, biết kiếm tiền từ khi "vắt mũi chưa sạch" số tiền lương vài trăm nghìn mỗi tháng nhận được vượt quá sự trông chờ của nó không đáng giá bằng cảnh nghèo nhưng có đầy đủ tình yêu thương của cha mẹ.
Nước mắt tôi đã rơi rất nhiều. Cũng giống như một con đường, ban đầu nó rậm rạp những cây gai, cây dại và sỏi đá, nhưng người ta đi mãi sẽ thành đường thôi. Nước mắt hờn tủi của tôi có ngày chẳng còn rơi nữa, tôi dạy cho mình cách sống mạnh mẽ, cứng đầu, ngang bướng vì nhận ra nước mắt không thể hàn gắn tình cảm gia đình, nước mắt không thể trả lại cho tôi một người cha, một người mẹ đúng nghĩa. Nước mắt cũng không thể xoá bỏ mọi suy nghĩ nặng nề trong tôi, có chăng nó chỉ khiến tôi thêm yếu đuối và cơ nhược. Nỗi đau dường như đã chai sạn để có thể đắng đót, quặn thắt tới mức rơi lệ. Tôi lớn lên với một tuổi thơ đầy bất ổn, thiệt thòi như thế.
Buông tuồng với bản thân, nhúng chàm ở tuổi trăng rằm
Tuổi trẻ vốn bồng bột và dễ bị lôi cuốn vào những cám dỗ đời thường. Chính những cám dỗ ấy có thể cướp đi tương lai và con đường phía trước của chúng ta. Tôi thực sự thấm thía điều này sau khi gây nên những sai lầm tai hại, một phần do thiếu hiểu biết Pháp luật, nghĩ đơn giản rằng "có cầu" thì ắt "có cung", chỉ cần nhận được sự đồng thuận cả hai phía. Nhưng không phải vậy.
Trong thời gian lăn lộn ngoài xã hội với đủ nghề: nhân viên phục vụ quán ăn, nhân viên gội đầu ở quán cắt tóc, gội đầu, tôi có quen với một cô bé có cái tên rất kêu Nguyễn Thị Phi Nga. Nga kém tôi một tuổi, tức là sinh năm 1996. Chị em ngoài xã hội chơi với nhau không quá thân thiết, chỉ tạm gọi là quen biết, thi thoảng nhắn tin, gọi điện rủ đi uống nước, cà phê. Tôi vẫn nhớ hôm đó tầm giữa trưa một ngày cuối tháng 11/2010, khi đang làm việc tại quán cắt tóc gội đầu Hoàng Châu ở thị xã Cẩm Phả, Nga qua chỗ tôi làm và nói nhỏ với tôi: "Chị ơi, em đang cần tiền gấp. Chị xem ai có nhu cầu mua trinh không, em muốn bán trinh".
Thú thực vốn không phải là người tò mò vào cuộc sống riêng của người khác, vả lại mối quan hệ của tôi và Nga chưa phải quá thân thiết để vồn vã, tôi không hỏi lý do Nga cần tiền gấp mà chỉ giao hẹn: "Để chị điện thoại hỏi xem đã". Sau khi Nga về, tôi gọi điện thoại cho chú Đinh Văn Đông, là bảo vệ của một quán karaoke tôi thường lui tới, nhờ chú thăm dò xem có ai cần mua trinh không.
Tôi biết, rất nhiều người đàn ông có tiền khao khát được "bóc tem" những cô gái trẻ, đặc biệt dân làm ăn kinh tế, đôi khi họ mua trinh thiếu nữ nhằm "giải xui" nếu như vận đen đang đeo đuổi trong làm ăn. Sau khi "chào hàng" giúp cô em xã hội, chú Đông nghe có vẻ bùi tai, bèn hỏi tôi giá cả thế nào để chú bố trí. Nghĩ 18 triệu là cái giá hợp lý đối với một đứa bé có nhan sắc như Nga, chú Đông hẹn ngày hôm sau tôi dẫn Nga tới cho chú xem mặt, xem "cái giá" 18 triệu đã thỏa đáng chưa.
Ngay sau khi trao đổi công việc với chú Đông xong, tôi điện cho Nga và báo tin mọi việc có vẻ rất khả quan, đồng thời hẹn Nga 2 giờ chiều sẽ cùng tôi qua chỗ chú làm để chú "xem mặt": Nga vui vẻ đồng ý ngay. Đúng 2 giờ chiều hôm đó, tôi và Nga đi taxi tới ngã ba cọc 6 gặp chú Đông. Sau khi "kiểm hàng", chú gọi điện cho một người đàn ông tên là Mạnh báo tin "chất lượng hàng đảm bảo", có thể "mua" được và thăm dò thái độ của người đàn ông tên Mạnh đó. Không biết họ trao đổi những gì qua điện thoại, chỉ biết lúc sau chú Đông quay trở lại chỗ chúng tôi đứng đợi và hẹn ngày "giao dịch".
1 giờ chiều, ngày 5/12/2010, chú Đông gọi điện cho tôi, thông báo địa điểm "giao hàng", ngay lập tức tôi điện cho Nga, bảo Nga chuẩn bị tinh thần và trang điểm đẹp để tiến hành thực hiện phi vụ. Tôi đi taxi lên cầu Đông Hà thuộc phường Cẩm Bình đón Nga, sau đó chúng tôi cùng đến quán xông hơi và đợi người mua dâm xuất hiện. Ngồi trên xe ô tô, tôi nói với Nga rằng: "Chị làm giá cho em được 18 triệu thôi", cô bé đó gật đầu và tỏ ra khá phấn chấn.
Tới điểm hẹn là nhà nghỉ Nam Sơn, lúc đó tôi mới biết họ tên đầy đủ của vị khách mua dâm là Trần Thế Mạnh. Anh ta thuê nhà nghỉ và cùng với Nga đi lên đó, còn tôi và chú Đông trở ngược ra ngoài quán. Biết chú Đông "làm giá" là 20 triệu với anh Mạnh nhưng chú chỉ bảo với chúng tôi giá 18 triệu, chú giữ 2 triệu và đưa lại tôi và Nga 18 triệu, nhưng tôi nghĩ đó cũng "xứng đáng" với công sức chú Đông bỏ ra.
Sau khi bán dâm xong, Nga điện thoại cho tôi đòi tiền. Tôi đưa Nga 11 triệu đồng và tôi được hưởng 7 triệu từ thương vụ làm ăn này. Sự việc tưởng sẽ vùi chôn dĩ vãng, nhưng quả đúng là nếu không làm điều gì sai trái sẽ chẳng bao giờ lo có ngày sự thật bị phanh phui.
Nga vô tình để cho bố mẹ đọc được những tin nhắn chưa kịp xoá trong điện thoại. Đó là những tin nhắn Nga nhờ tôi tìm người mua dâm giúp cô bé. Khoảng hơn chục tin nhắn qua lại là bằng chứng rõ ràng nhất tố cáo hành vi tội lỗi của chúng tôi. Buổi tối hôm đó, khi tôi đang ở nhà, bố mẹ Nga có tới tận nhà tìm tôi. Họ rất lạnh lùng bước thẳng vào nhà, hỏi tôi tên là gì và yêu cầu tôi cùng họ lên phường giải quyết việc riêng có liên quan tới tôi. Tại phường, chú Công an rất mềm mỏng trò chuyện cùng tôi, ghi lại tất cả lời khai của tôi về sự vụ này. Sau đó, bố mẹ Nga về, còn tôi bị giữ lại phường, phải tới nửa đêm, nhận được tin báo của tôi, người nhà tôi mới lên phường xin bảo lãnh cho tôi về nhà.
Sau đó vài hôm, tôi nhận được giấy triệu tập của cơ quan điều tra và vụ án của tôi bị khởi tố trước Pháp luật. Tất cả những người liên quan trong vụ án, bao gồm tôi, chú Đông, anh Mạnh đều gặp lại nhau thêm một lần nữa tại toà, trước vành móng ngựa trong tình cảnh bất đắc dĩ. Với tội danh môi giới mại dâm, tôi và chú Đông bị toà tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù giam. Riêng anh Trần Thế Mạnh với hành vi giao cấu với trẻ em chưa vị thành niên, bị tuyên phạt 7 năm tù giam. Phiên toà hôm ấy gia đình Nga không ai có mặt. Còn nhà tôi, bố tôi là người đại diện hợp pháp bởi lúc phạm tội, tôi mới 15 tuổi và 2 năm sau, tôi mới phải trả án, khi đã đủ 17 tuổi.
Từ ngày đi cải tạo, bố tôi có lên thăm tôi một lần. Ông nhăn nhúm, đau khổ như quả táo khô dặn dò tôi giữ gìn sức khoẻ, cố gắng cải tạo tốt để sớm được trở về bước tiếp chặng đường đời. Lần đầu tiên tôi thấy bố tôi khóc, và đó cũng là lần đầu tiên tôi khóc sau khi tự thề với lòng mình sẽ không bao giờ cho phép nước mắt rơi xuống vì những người ruột thịt thiếu quan tâm tới tôi. Nhưng, vào cảnh huống ấy, những cảm xúc mong manh rất dễ vỡ oà, và kì lạ thay, tôi cảm nhận được tình yêu thương, sự lo lắng bố dành cho đứa con gái đã từ lâu xa lạ với vòng tay bố. Còn mẹ tôi, từ ngày tôi lên trại được hơn 3 tháng, bà vẫn chưa tới thăm tôi. Tôi không suy xét việc bà có biết tôi phải đi tù hay không, hoặc bà đang ở phương trời nào và tự do làm điều gì, tôi đã quen với sự lạnh lùng ấy từ người mẹ từng sinh ra tôi.
Lạ lùng sao, tôi cảm nhận được hơi ấm mong manh từ người cha nghèo khó của mình, đó cũng là một niềm an ủi, một chỗ dựa lớn đối với tôi rồi.
Vì không hiểu biết pháp luật, vì muốn có tiền tiêu mà không phải bỏ nhiều công sức lao động, tôi đã phạm phải lỗi lầm và đã phải trả giá. 15 tuổi tôi đã quá già đời sau những năm tháng lăn lộn ngoài xã hội với đủ thứ nghề mưu sinh. Nhưng sự già đời ấy không đồng nghĩa với sự tỉnh táo, khôn ngoan trong người. Rốt cuộc, tôi vẫn là một đứa trẻ ngu dại và thiếu hiểu biết. Chỉ mong, thời gian trôi đi thật nhanh để tôi sớm được trở về, gây dựng cuộc sống mới, làm ăn lương thiện, trở thành người tử tế, đàng hoàng, Tôi tính rồi, năm ra tù tôi mới có 20 tuổi, tôi vẫn còn cơ hội để chuộc lỗi với tuổi thanh xuân của mình. Bài học này quá đắt và khiến tôi nhớ mãi, lòng tham lam chẳng bao giờ mang lại kết cục tốt đẹp là vì thế.
Lời cuối
Theo lời của đức Phật thì sự sai lầm và tội lỗi gắn liền với những thói quen của lòng tham, sân, si. Ở một góc độ nào đó, chúng ta có thể cảm thông để dẫn tới hiểu biết và tha thứ cho những lầm lỡ trong quá khứ. Vì đời người là một chuỗi rất dài. Mỗi một lỗi lầm như một dấu chấm trên con đường. Nếu vì một dấu chấm như là "mía sâu có đốt, nhà dột có nơi" mà chúng ta bỏ cả cây mía hay bỏ cả căn nhà, là chúng ta đã phí phạm, không tạo cơ hội cho người khác trở thành một người có ích, thậm chí tước đoạt con đường hoàn lương, hướng thiện của họ. Lời đức Phật nói với vua A Xà Thế: "Vĩ đại lớn nhất của loài người là vươn lên sau khi vấp ngã" còn nguyên giá tri, có ý nghĩa tích cức đôi với bất kì những ai từng sai lầm, từng vấp ngã như Tạ Thị Thảo My và những số phận lầm lạc khác.
Theo ANTD
"Bố mất, con cái tôi thất học cũng là do tôi cả..." Không chịu nổi những ánh mắt chê giếu, gièm pha từ phía bạn bè, cả hai cháu đã bỏ học mặc dù cả gia đình tôi đã hết sức động viên, khuyên bảo nhưng đều bất lực. Tôi thì lại càng không đủ tư cách để khuyên con. Như không ít người tù mà tôi đã từng gặp, Nguyễn Văn Dân cũng là...