Trồng chanh 4 mùa, lão nông đất mỏ bỏ túi trăm triệu/năm
Lão nông đất mỏ-ông Nguyễn Đức Chính, thôn Nhội, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên ( Quảng Ninh)- người đâu tiên đưa cây chanh 4 mùa (tứ quý) về trồng và hiện nay cho thu nhâp hàng trăm triệu đồng/năm. Vườn chanh 4 mùa của gia đình ông Chính đang độ bật màu vàng chóe đến là thích mắt…
Từng đi bộ đội, xuất ngũ, ông Chính về làm cán bộ xã Hải Lạng. Nhờ vậy, ông có nhiều cơ hội được đi các tỉnh , thành phố trong nước và cả nước ngoài tham quan, học hỏi các mô hình kinh tế. Từ những chuyến đi đó, ông ấp ủ dự định phát triển 1 vườn cây ăn quả. Giống cây ăn quả thì rất nhiều loại nhưng để tìm một loại cây cho hiệu quả kinh tế và thị trường ổn định thì không phải dễ. Một lần tình cờ xem một chương trình trên truyền hình nói về giống chanh 4 mùa ở Tuyên Quang, nhận thấy đây là một giống cây ăn quả cho thu hoạch quanh năm và nhu cầu sử dụng hàng ngày lớn, ông Chính quyết định trồng thử nghiệm giống cây mới này.
Ông Nguyễn Đức Chính phấn khởi cắt những quả chanh tứ mùa màu vàng ươm trong vườn để giao cho thương lái.
Ban đầu khi mới đưa ra ý tưởng, bạn bè, đồng nghiệp và ngay cả vợ con ông cũng tỏ ra lo ngại về vấn đề thị trường tiêu thu, đầu ra sản phẩm…
Những cây chanh tứ quý sai trĩu quả, vàng ươm tại vườn nhà ông Nguyễn Đức Chính.
Ông Nguyễn Đức Chính cho hay, sử dụng chanh 4 mùa, chanh tứ quý có cái lợi là quả rất nhiều nước, mã đẹp, hấp dẫn thực khách.
Video đang HOT
Năm 2013 ông Chính mua 400 gốc chanh tứ mùa ở Tuyên Quang với giá 70 nghìn/gốc về trồng tại quả đồi ông thuê của lâm trường. Đất đồi cằn và nông nên ông Chính phải đầu tư thuê máy cuốc đất cho tơi xốp. Nghĩ lại thời gian mới bắt tay làm, gặp nhiều gian nan ông chia sẻ: “May trời phú cho sức khỏe tốt, chứ trồng và chăm cây mất sức lắm”. Giờ nhìn những chùm quả chanh vàng ươm, lúc lỉu trĩu xuống đất thành quả của bao vất vả ông Chính phấn khởi: “Chanh là loại quả thực phẩm dùng hàng ngày trong các bữa ăn gia đình, nhà hàng, nhà máy chế biến…Cây chanh tứ mùa, càng chăm tốt thì càng sai quả. Bây giờ hàng ngày gia đình tôi thu 1 triệu đồng từ chanh tứ mùa. Và việc thu hoạch chanh này cứ rãi đều đều trong năm…”, ông Chính thổ lộ.
Chanh 4 mùa, chanh tứ quý khi quả chín có màu vàng ươm, mỏng vỏ, mọng nước.
Hiện tại vườn nhà ông Nguyễn Đức Chính có 500 gốc chanh tứ mùa. Riêng từ đầu năm tới nay, ông Chính đã cắt được hơn 8 tấn quả. Trong vườn chanh tứ mùa hiện tại hoa vẫn đang ra, quả đang lớn và có cả quả đang đợi ngày chín. Ông Chính cho biết: “Nếu cắt hết cả vườn năm nay gia đình phải thu được hơn 12 tấn chanh. Vườn chanh này chưa sai đến độ vì mới bói quả 2 năm gần đây. Nếu đạt đến độ tốt nhất thì một cây phải có gần 100kg quả cả năm. Nếu chăm được tốt, sản lượng sẽ tăng liên tục qua các năm…”.
Nhưng quả tứ mùa do ông Nguyễn Đức Chính trồng to, vàng và mọng nước. Bình quân, cứ 10 quả được 1.5kg nên rất được các thương lái ưa chuộng.
Chanh tứ mùa vườn nhà ông Chính chỉ đủ cung cấp cho thị trường huyện Tiên Yên, vì nhu cầu sử dụng chanh rất lớn. Thương lái, nhà hàng đến tận nơi lấy với giá bán giao 15.000/kg và bán lẻ 20.000/kg. Một ngày gia đình ông cắt ít nhất 80kg chanh giao cho thương lái. Ông Chính cho biết: Năm nay nhà tôi là thu về 160 triệu năm sau phải thu được gần 300 triệu nếu cây cứ phát triển tốt như hiện tại. Giống chanh này dễ trồng nhưng phải để ý chăm sóc không rất dễ bị sâu đục thân, nấm quả và nấm lá nếu không kiểm tra, phun thuốc kịp thời cây sẽ bị chết, quan trọng phải nhanh chóng phát hiện và xử lý…”.
Chanh tứ mùa nhà ông Nguyễn Đức Chính ra quả từng chùm vàng ươm, căng mọng trông rất thích mắt.
Theo ông Nguyễn Đức Chính, đối với cây chanh tứ mùa cần tăng cường bón phân hữu cơ (phân bò, phân gà) vì bón phân chuồng sẽ cho quả đẹp, mọng nước..Nhưng đặc biệt phải ủ phân trước khi bón để hạn chế sâu bệnh làm thối rễ. “Cho chế phẩm vi sinh vào ủ ít nhất 6 tháng sau đó mới đóng thành bao và đem bón cây”.
Ông Chính bổ sung thêm, bên cạnh bón phân, người trồng phải tỉa cành tạo tán thường xuyên để hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông thoáng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối. Ngoài 1.5ha diện tích trồng chanh tứ mùa, gia đình ông Chính hiện nay còn trồng thêm các loại cam và bưởi với tổng diện tích hơn 10ha nhưng mới bắt đầu bói quả năm đầu tiên….
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Thu tiền tỷ từ nuôi vỗ béo bò Campuchia
Nguyễn Văn Tấn, xóm Khe Sài 1, xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã đầu tư xây dựng hệ thống trang trại đạt tiêu chuẩn và làm thủ tục nhập 60 con bò, từ 18-24 tháng tuổi từ Campuchia về nuôi vỗ béo trong thời gian từ 3-3,5 tháng rồi xuất bán. Với cách nuôi này, mỗi năm anh bán được 3 - 4 đợt bò theo hình thức gối đầu và mỗi năm thu hơn 1 tỷ đồng.
Nuôi giống bò nhập từ Campuchia đang cho thấy hiệu quả vì khả năng thích ứng tốt với môi trường và hiệu quả cao ở miền Tây Nghệ An.
Với hình thức nuôi gối nhau 3-4 đợt/năm, lãi khoảng 6 triệu/con, bình quân một năm anh Nguyễn Văn Tấn ở xóm Khe Sài 1, xã Nghĩa Lộc (Nghĩa Đàn) thu hơn 1 tỷ đồng. Ảnh: Minh Thái
Nuôi bò vỗ béo đang phát triển mạnh ở các địa phương huyện Nghĩa Đàn, do bò là vật nuôi ít bị rủi ro, dễ nuôi, dễ chăm sóc, chi phí thức ăn thấp tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp nên được nông dân chọn nuôi. Đặc biệt một số hộ nông dân đã nhập giống bò có nguồn gốc Campuchia để nuôi vỗ béo. Giống bò này cho thấy thích ứng tốt với môi trường, điều kiện chăn nuôi của địa phương; cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm.
Trang trại chăn nuôi bò vỗ béo của gia đình anh Nguyễn Văn Tấn ở xóm Khe Sài 1 được xã Nghĩa Lộc chỉ đạo điểm trong phong trào phát triển kinh tế của địa phương. Mô hình này khi mới triển khai cũng gặp nhiều khó khăn, không được nhân dân ủng hộ, vì phần lớn người dân nơi đây chỉ nuôi bò truyền thống nên hiệu quả kinh tế không cao.
Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, cuối năm 2016, gia đình anh Nguyễn Văn Tấn đã đầu tư xây dựng hệ thống trang trại đạt tiêu chuẩn và làm thủ tục nhập 60 con bò, từ 18-24 tháng tuổi từ Campuchia về nuôi vỗ béo làm hàng hóa, trong thời gian từ 3-3,5 tháng xuất bán. Với cách nuôi này, mỗi năm anh bán được 3 - 4 đợt bò theo hình thức gối đầu.
Anh anh Nguyễn Văn Tấn chia sẻ: "Để nuôi bò vỗ béo đạt kết quả, khi chọn bò giống phải chọn những con có bộ khung to, lưng rộng, không chọn con quá già. Trong quá trình nuôi vỗ béo cần phải chăm sóc như: tắm cho bò 1-2 lần/tuần, cho bò ăn, uống đầy đủ. Ngoài thức ăn là cỏ xanh, cần phải bổ sung thêm các loại thức ăn tinh như cám gạo, cám ngô, mỗi ngày cho ăn 2 - 3 lần thì bò mới mau phát triển.
Theo anh Nguyên Văn Tấn, với cách nuôi bò như vậy, mỗi ngày chi phí đầu tư cho một con bò ăn khoảng 40.000 - 50.000 đồng. Với 60 con, sau 3 tháng nuôi, trừ các chi phí, mỗi con thu lãi 6 triệu đồng, nhờ chăm sóc đúng quy trình mỗi năm anh thu hơn 1 tỷ đồng. Hiện nay anh cũng tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động tại địa phương.
Anh Nguyễn Văn Tấn chế biến cỏ sữa, cỏ voi làm thức ăn chính cho bò Campuchia. Ảnh: Minh Thái
Trong điều kiện khu vực chăn thả ngày càng hạn hẹp, và tình hình khủng hoảng giá lợn hiện nay thì việc thực hiện mô hình nuôi bò vỗ béo như gia đình anh Nguyễn Văn Tấn là hướng đi phù hợp trong chăn nuôi. Với ưu điểm rút ngắn được 7-8 tháng nuôi so với bò sinh sản truyền thống và không mất công chăn thả nên sau khi triển khai, bước đầu đã đạt được những kết quả lớn được nhân dân đồng tình, hưởng ứng, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, giúp xóa đói giảm nghèo.
Ông Lê Văn Thành - Phó bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Lộc cho biết: "Thực hiện chủ trương chuyển đổi trong phát triển kinh tế, thời gian qua, Đảng ủy đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, từ đó đã có nhiều mô chăn nuôi trong phát triển kinh tế cho thu nhập cao như mô hình nuôi bò vỗ béo của gia đình anh Tấn. Từ mô hình điểm này, thời gian qua, đã có nhiều hộ đến học tập và nhân rộng trên địa bàn".
Xác định chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế là mũi nhọn của địa phương, thời gian tới, xã Nghĩa Lộc tiếp tục, tuyên truyền, vận động người dân nhân rộng mô hình nuôi bò vỗ béo, nhất là giống bò nhập từ Campuchia, qua đó tạo điều kiện cho người dân mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu.
Theo Minh Thái (Báo Nghệ An)
Nuôi gà có râu Tiên Yên thơm ngon nức tiếng, nông dân thu bạc tỷ Gà Tiên Yên có thịt thơm ngon nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh đang được nhân rộng bởi nhiều mô hình chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. Khác với gà thường, gà Tiên Yên hay còn gọi là gà râu có chân thấp, lông màu hoa mơ, nâu, xám, tía hay tro vàng, da vàng. (Ảnh: Vietnamnet) Con mái có...