Trong bụng mẹ, thai nhi có thở không?
Câu trả lời là: “Trong bụng mẹ, thai nhi không thở.”
“Trong bụng mẹ, thai nhi có thở không?”, “Thai nhi thở thế nào?”… là những câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Câu trả lời có thể sẽ khiến không ít người bất ngờ bởi khi còn nằm trong tử cung, thai nhi không hề thở bằng miệng và mũi như một đứa trẻ sơ sinh. Khi chào đời là dịp đầu tiên bé chính thức hít thở.
Thực tế, phổi của thai nhi không giống với phổi của chúng ta, chúng chứa đầy nước và chính nước ối giúp phổi trưởng thành. Trong suốt 9 tháng nằm trong bụng mẹ, thai nhi lớn lên là nhờ nhận được lợi ích từ hơi thở của mẹ, bao gồm oxy và tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Phổi và hệ thống tuần hoàn của mẹ sẽ giúp cung cấp máu, chất dinh dưỡng và oxy cũng như loại bỏ chất thải trong cơ thể cả người mẹ và thai nhi. Trong thời gian này, hệ thống tuần hoàn của bé vẫn đang phát triển, vì thế dây rốn và nhau thai kết nối em bé với mẹ sẽ đảm nhiệm các chức năng của phổi.
Thở thay thế
Quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide trong cơ thể thai nhi sẽ thông qua nhau thai và dây rốn kết nối giữa mẹ và bé. Máu của người mẹ cũng sẽ lưu thông qua nhau thai và đồng thời mang chất dinh dưỡng đến cho em bé. Nhau thai được gắn vào thành tử cung và dây rốn vì vậy trong 9 tháng mang bầu, người mẹ có nhiệm vụ thở cho cả em bé nữa. Quá trình thở thay thế được diễn ra như sau: khi người mẹ hít vào, oxy trong không khí sẽ đi qua hệ thống tuần của người mẹ, đi vào nhau thai và dây rốn đến thai nhi. Sau đó, carbon dioxide cũng sẽ từ cơ thể bé đi qua nhau thai và dây rốn đến hệ thống tuần hoàn người mẹ và đi ra ngoài khi mẹ thở ra.
Thở thực hành
Video đang HOT
Mặc dù khi nằm trong bụng mẹ bé không chính thức thở nhưng có đôi lúc mẹ vẫn cảm thấy những chuyển động nhẹ như bé đang thở, thực ra là bé đang tập thở (thở thực hành). Ở khoảng tuần thai thứ 9, thai nhi bắt đầu tập thở tuy nhiên đến những tháng cuối thai kỳ, mẹ mới nhận thấy hiện tượng này rõ rệt hơn. Trong quá trình tập thở sẽ làm nước ối đi vào – đi ra khỏi phổi của bé.
Đến tuần 24-28 thai kỳ, cơ thể của mẹ có những thay đổi mạnh mẽ. Nước ối sẽ sản xuất ra một chất gọi là surfactant – còn gọi là “chất tẩy rửa” phổi. Các chất surfactant này sẽ bao phủ lên phổi, khiến các túi khí mở ra. Nếu thai nhi không nhận đủ các chất surfactant thì phổi của bé có thể bị xẹp khi bé chào đời.
Thở chính thức
Em bé có hơi thở chính thức đầu tiên khi bé khóc chào đời. Một số bé sẽ tự khóc nhưng có một số bé cần sự hỗ trợ của y tá hay bác sĩ. Các bé sơ sinh thường thở rất mạnh và nhanh sau sinh là bởi sự thay đổi đột ngột môi trường sống. Khi dây rốn được cắt là lúc thai nhi chính thức sử dụng phổi của mình. Lúc này bé đang tự hít thở một mình và quá trình hít vào, thở ra sẽ khiến nước ối trong phổi được rút cạn hoặc hệ hô hấp sẽ hấp thụ hết. Ngay sau đó, hai lá phổi có thể tự phồng lên, đưa oxy vào máu và tách cacbon dioxit ra khỏi máu sau đó thải ra ngoài bằng đường thở.
Theo Khampha
Đừng để mất con khi mới mang thai!
6 việc làm đơn giản dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sảy thai khi mới mang bầu.
Mang thai là khoảnh thời gian thú vị nhất trong cuộc đời mỗi người phụ nữ tuy nhiên không phải thai kỳ nào cũng có cái kết có hậu. Những sự cố xảy ra trong 9 tháng này có thể khiến mẹ lo lắng, bất an, thậm chí là tuyệt vọng nếu mẹ bị sảy thai. Dù không ai muốn nhưng tỷ lệ số mẹ bầu bị sảy thai trong 3 tháng đầu chiến đến 15%.
Nguyên nhân của sảy thai được cho là do cuộc sống căng thẳng, lối sống không lành mạnh, các biến chứng y tế... Thông tin đáng buồn là tỷ lệ sảy thai lại tăng lên đáng kể trong những năm trở lại đây và rất nhiều trường hợp không thể tìm được nguyên nhân.
Để phòng tránh rủi ro, tốt hơn hết mẹ nên học cách bảo vệ thai nhi trong bụng mình, để ngăn ngừa sảy thai:
Tránh những thực phẩm gây cảm ứng nhiệt
Mẹ bầu được khuyến cáo nên tránh những thực phẩm gây cảm ứng nhiệt như đu đủ xanh, dứa, nghệ tây, mướp đắng, đồ ăn tái sống, gia vị cay nóng, thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại... Rất nhiều các ca sảy thai có nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống chứa những thực phẩm này. Vì vậy mẹ bầu nên hạn chế, ít nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Mẹ bầu nên hạn chế độ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng khi mang thai. (ảnh minh họa)
Hạn chế đi du lịch xa
Đi du lịch đường dài khi đang mang thai không được khuyến khích đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thời điểm này, thai nhi vẫn chưa hình thành đầy đủ các bộ phận và chưa ổn định trong tử cung mẹ nên cần đặc biệt chú ý. Nếu mẹ có tiền sử sảy thai, có dấu hiệu sảy thai hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến sảy thai cần thông báo sớm với bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, sản phụ phải kiêng đi lại hoàn toàn trong suốt thai kỳ để tránh bị mất con.
Hạn chế ăn vặt
Chất bảo quản, hương liệu và chất phụ gia có trong thực phẩm đường phố có thể chứa hóa chất độc hại không có lợi cho phụ nữ mang thai. Nếu mẹ hỏi làm thế nào để tránh sảy thai, câu trả lời của các chuyên gia là nên loại bỏ ngay các đồ ăn vặt, đồ ăn đường phố trong chế độ ăn uống hàng ngày. Mẹ bầu nên ưu tiên những thực phẩm tươi, sạch, được nấu chín.
Tiêm chủng đều đặn
Hãy chắc chắn rằng mẹ đã tiêm chủng đầy đủ các mũi được khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai. Việc này sẽ giảm thiểu tối đa tỷ lệ sảy thai. Nếu mẹ có kế hoạch trước khi mang thai thì cũng nên tiêm chủng đầy đủ để có thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Tránh căng thẳng
Stress và căng thẳng có thể làm tăng cơ hội sảy thai ở mẹ bầu. Vì vậy, trong thai kỳ mẹ hãy cố gắng tạo tâm lý thoải mái, hạn chế làm việc quá nhiều, tránh gây tranh cãi trong gia đình và nên thường xuyên luyện tập thể thao, yoga để giữ tinh thần thoải mái nhất có thể.
Khám thai định kỳ
Việc khám thai định kỳ là vô cùng quan trọng để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Mẹ nên theo khám một bác sĩ chuyên nghiệp, nói với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh hoặc bất cứ vấn đề về sức khỏe gì của mình. Mẹ bầu được khuyên nên khám thai đều đặn 1 tháng/lần đặc biệt với mẹ đã từng bị sảy thai, sinh non thì cần theo dõi nghiêm ngặt hơn.
Theo Khampha
Cách đơn giản giúp cả thai kỳ không bị phù nề Uống nhiều nước, đi giày bệt, ăn nhiều trái cây, rau quả... là những cách giúp mẹ bầu giảm phù nề hiệu quả. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng bổ sung để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi. Chính điều này đã gây nên hiện tượng phù...