Trồng bắp thu nhập trăm triệu mỗi năm
Anh Phạm Văn Duy Phương (26 tuổi), ngụ ấp Bình Chiến, xã Bình Long, H.Châu Phú, An Giang, là một trong những người tiên phong trồng bắp nữ hoàng đỏ, thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.
Anh Phương làm giàu từ nghề trồng bắp – DUY TÂN
Bắp nữ hoàng đỏ trái to, hạt giòn và ngọt, năng suất cao. Tuy nhiên, do nguồn giống khan hiếm, phải nhập từ Thái Lan nên người dân chỉ mới trồng quy mô nhỏ ở một số tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ. Riêng tại An Giang, anh Phương là một trong những người tiên phong trồng loại bắp này và thành công.
Sau khi tốt nghiệp đại học, vào làm nhân viên ngân hàng tại TP.Long Xuyên (An Giang), anh vẫn ấp ủ ước mơ làm giàu từ nông nghiệp. Giữa năm 2018, tình cờ biết được trồng bắp nữ hoàng đỏ cho hiệu quả kinh tế cao, anh Phương mạnh dạn nhập giống về trồng thử nghiệm trên diện tích 1.000 m2 đất ruộng của gia đình.
Vừa tiếp cận với nông nghiệp hữu cơ bằng những kiến thức chắp vá, anh Phương vừa chịu khó học hỏi mỗi nơi một ít. Trải qua những khó khăn ban đầu, vụ đầu tiên anh thành công, bắp thu hoạch đúng dịp tết, năng suất khá cao. Theo anh Phương, loại bắp này từ khi gieo hạt đến thu hoạch 60 ngày. Anh trồng xen vụ giữa bắp và các loại rau màu khác. Sau khi thu hoạch bắp, anh cải tạo đất để trồng loại cây khác, nhờ đó có thêm nguồn thu nhập ngoài bắp.
Video đang HOT
Năm 2019, anh Phương trồng 2 vụ bắp, mỗi vụ thu hoạch hơn 3.000 trái. Giá bán loại 1 (270 – 350 gr/trái) 20.000 đồng/trái; loại 2 (230 – 270 gr/trái) 15.000 đồng/trái, thu nhập trên 50 triệu đồng/vụ.
“Đây là giống bắp mới, vừa ngon vừa đẹp nên có bao nhiêu là thương lái ở An Giang, Bình Dương, TP.HCM… đến mua hết bấy nhiêu. Tôi dự tính tới đây sẽ trồng bắp này trong chậu để làm kiểng bán vào dịp tết, hy vọng sẽ được khách hàng hài lòng”, anh Phương chia sẻ.
Theo anh Phương, với 1 công đất (1.000 m2) có thể trồng khoảng 5.000 cây bắp. Nhờ trồng theo hướng hữu cơ sinh học, anh đưa ra thị trường những sản phẩm nông sản sạch, đảm bảo sức khỏe nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Ưu điểm của loại bắp này là thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chịu hạn tốt, kháng bệnh cao, dễ chăm sóc, có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh, thổ nhưỡng địa phương, giá bán cao gấp 3 – 4 lần so với loại bắp nếp thông thường… Điểm đặc biệt của loại bắp này là có thể ăn sống ngay sau khi hái mà không cần luộc hoặc nướng. Màu sắc của bắp lạ mắt, vỏ màu xanh có pha đỏ, ruột bắp màu đỏ thẫm.
Sắp tới, anh Phương sẽ mở rộng diện tích trồng giống bắp này. Thành công không giữ cho riêng mình, anh còn sẵn sàng chuyển giao toàn bộ quy trình, kỹ thuật trồng bắp cho các thanh niên tại địa phương muốn làm giàu từ nông nghiệp trên chính mảnh đất quê nhà.
Duy Tân
An Giang: Bắt tay nhau, hỗ trợ nhau làm vườn, dân khá giả
Thời gian qua, các cấp Hội ND tỉnh An Giang đã thành lập và nhân rộng mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp nhằm tạo mối liên kết nông dân giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh và cùng nâng cao thu nhập.
Chi hội nghề làm vườn ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú được Hội ND thành lập từ tháng 3/2017, với 25 thành viên tham gia canh tác trên tổng diện tích 17ha.
Ông Nguyễn Văn Tùng - Chi hội trưởng Chi hội Nghề làm vườn xã Thạnh Mỹ Tây, cho biết, thông qua các buổi họp mặt hàng tháng, các thành viên trong Chi hội chia sẻ kinh nghiệm làm vườn, nguồn giống cây trồng, đầu ra cho sản phẩm, nguồn vốn hỗ trợ để phát triển sản xuất...
Ngoài ra, bà con nông dân còn được cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật làm vườn; tư vấn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với giá hợp lý; tiêu thụ nông sản với giá cao... nên các thành viên rất phấn khởi.
Tham gia mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp, các hộ làm vườn ở An Giang có thu nhập cao. Ảnh: Minh Hiển
Chủ tịch Hội ND huyện Châu Phú Huỳnh Minh Ngọc thông tin: Hiện nay, Hội ND huyện đã thành lập được 8 chi hội và 3 tổ hội nghề nghiệp trên địa bàn huyện. Trong đó, nổi bật là các chi hội nghề nghiệp làm vườn ở các xã: Khánh Hòa, Ô Long Vĩ, Thạnh Mỹ Tây... với diện tích vài chục ha mỗi mô hình. Các chi hội này đã cho thấy hiệu quả trong việc giúp đỡ nông dân sản xuất thuận lợi hơn, nhất là mô hình bưởi da xanh và nhãn xuồng cơm vàng...
Qua 3 năm thực hiện Đề án 24 của Hội ND Việt Nam về xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp, các cấp Hội ND trong tỉnh đã xây dựng được 30 chi hội và 136 tổ hội nghề nghiệp với 2.518 hội viên tham gia sinh hoạt, hỗ trợ nhau sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp. Tất cả các chi hội, tổ hội nghề nghiệp đều hoạt động trên tiêu chí "5 cùng": Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm; cùng hưởng lợi trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, phối hợp hoạt động.
Ông Nguyễn Văn Nhiên- Chủ tịch Hội ND tỉnh An Giang cho biết: Việc thành lập các chi hội, tổ hội nghề nghiệp phải dựa trên nhiều yếu tố, đặc biệt là phải theo nhu cầu của nông dân. Ngoài ra, Hội ND các cấp phải căn cứ vào các yếu tố khác như: Thị trường, tình hình sản xuất của địa phương, những thuận lợi, khó khăn của nông dân để thành lập chi hội, tổ hội nghề nghiệp nhằm mang đến lợi ích thiết thực. Đây là cách để hội viên, nông dân "chuyên môn hóa" nội dung sinh hoạt, cùng bàn luận về 1 lĩnh vực, 1 vấn đề sâu sắc hơn.
Để hỗ trợ các chi, tổ hội nghề nghiệp, các cấp Hội ND tỉnh An Giang đã phối hợp tổ chức 510 buổi tuyên truyền, vận động cho trên 15.000 lượt cán bộ, hội viên, nông dân có cùng sản xuất 1 loại giống, cây, con... Ngoài ra, các cấp Hội ND còn tạo điều kiện để các chi, tổ hội nghề nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho hội viên, nông dân.
Với những kết quả đạt được, thời gian tới, Hội ND tỉnh An Giang sẽ chọn lựa những nơi có điều kiện tương ứng với mô hình cụ thể để tiến hành xây dựng chi hội, tổ hội nghề nghiệp phù hợp, trên cơ sở đó sẽ nhân rộng ra nhiều địa phương trong toàn tỉnh.
Đức Thịnh
Trồng bắp tím ở Long An bán "cháy hàng", cứ 1 công lời 10 triệu Đến thời điểm này, ông Nguyễn Ngọc Khanh, ngụ ấp 3, xã Bình Tâm, TP.Tân An, tỉnh Long An, có 7 đợt trồng bắp nữ hoàng đỏ. Đây là giống bắp khá mới lạ và được người dùng yêu thích, có tính thảo dược, dùng ăn sống hoặc nấu chín. Ông Nguyễn Ngọc Khanh cho biết, ông biết đến giống bắp nữ hoàng...