Trồng 1ha lan hồ điệp công nghệ cao, dân Lâm Đồng thu 24 tỉ/năm
Nhằm chủ động hội nhập quốc tế, hiện nay Việt Nam đang thực hiện quyết liệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, một trong những nội dung phải tái cơ cấu là chuyển mạnh sản xuất nhỏ lẻ sang quy mô sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm khai thác ngưỡng đội trần năng suất cây trồng, vật nuôi, làm tốt công nghệ sau thu hoạch để từng bước làm chủ thị trường thế giới một số ngành hàng.
Tín hiệu vui là trong những năm gần đây, đã có nhiều doanh nghiệp (DN) lớn chuyển sang đầu tư vào nông nghiệp và áp dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất như: Vincom, Hoàng Anh Gia Lai, Thành Thành Công, Tập đoàn thép Hòa Phát, FPT, Trường Hải…
Nông nghiệp – miền đất hấp dẫn song đầy thách thức
Khu nhà sản xuất rau xà lách của HTX Anh Đào ở Lạc Dương, Lâm Đồng cho doanh thu đạt tới 3 tỷ đồng/ha/năm. Ảnh: N.L
Cả nước hiện có 29 DN được công nhận DN CNC, đây là những nhân tố mới có vai trò tích cực góp phần làm thay đổi tổ chức sản xuất, sẵn sàng chủ động tham gia thị trường thế giới. Năm 2016, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, song giá trị xuất khẩu vẫn đạt khoảng 32,1 tỷ USD. Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế và đầu tư trọng tâm khoa học công nghệ, vào những năm tới nông sản Việt Nam có thể đạt giá trị xuất khẩu 40 – 45 tỷ USD và trở thành cường quốc nông nghiệp vào năm 2025 – 2030.
Tuy nhiên, khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, song song với những cơ hội mới ngành nông nghiệp Việt Nam có được, cũng đặt ra một số thách thức cơ bản sau:
Khả năng hội nhập quốc tế của DN Việt Nam chưa sẵn sàng, thậm chí còn lúng túng, sức cạnh tranh và khả năng thích ứng thị trường còn hạn chế; tính chủ động của DN nông nghiệp trong việc nắm bắt các quy định luật pháp quốc tế còn gặp nhiều khó khăn; khả năng đàm phán thương mại chưa sâu sắc, ít hiệu quả.
Mặt khác, khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do là cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam do có thị trường lớn, tuy nhiên thực tế tỷ lệ nông sản sản xuất thô còn chiếm tỷ lệ cao; chất lượng nông sản không đồng đều; giá thành cao, chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì nông sản Việt Nam sẽ khó cạnh tranh. Việt Nam không chỉ mất lợi thế thị trường xuất khẩu đến các nước thành viên mà còn trở thành thị trường tiêu thụ nông sản của các nước đối tác.
Công nhân thu hoạch hoa lan hồ điệp tại trang trại của Công ty Trường Hoàng (Lâm Đồng). Ảnh: Infonet
Năng suất lao động Việt Nam nói chung, trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng quá thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, do tỷ lệ ứng dụng cơ giới thấp, quy mô diện tích sản xuất nhỏ, kinh tế hộ chiếm tỷ trọng cao. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 575/QĐ-TTg ngày 4.5.2015 phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, song tỷ lệ ứng dụng CNC trong cây trồng, vật nuôi còn quá khiêm tốn so với yêu cầu sản xuất, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá thành nông sản Việt Nam còn cao.
Video đang HOT
Tỷ lệ DN Việt Nam tính trên tổng dân số khá cao, song cả nước chỉ có khoảng 35.000 DN hoạt động trong lĩnh vực này, chiếm 1,01%, trong đó có 55% DN có nguồn lực tài chính nhỏ hơn 5 tỷ đồng. Vì vậy, các DN nông nghiệp vẫn chưa trở thành đầu tàu cho nền sản xuất hàng hóa, chưa tạo chuỗi giá trị hiệu quả, chưa tạo tính đồng nhất của nông sản khi có đơn đặt hàng sản lượng lớn trong một thời gian nhất định, dẫn đến tình trạng bị mất khách hành tiềm năng, các nước thành viên sẵn sàng tìm khách hàng mới trong các nước thành viên khác.
Vườn lan hồ điệp công nghệ cao tại huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng). Ảnh: I.T
Lấy khoa học công nghệ làm khâu đột phá
Trước thực trạng đó, để cạnh tranh có hiệu quả trong chuỗi giá trị toàn cầu, thời gian tới ngành nông nghiệp Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Đã có cây trồng đạt giá trị canh tác 24 tỷ đồng/ha
Giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích năm 2016 của tỉnh Lâm Đồng đạt bình quân hơn 160 triệu đồng/ha/năm, trong đó có khoảng 14.000ha đạt từ 250 – 500 triệu/ha/năm; khoảng 12.000ha đạt từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm; 1.500ha đạt từ 1-2 tỷ/ha/năm. Đặc biệt, diện tích rau thủy canh doanh thu đạt tới 8 tỷ/ha/năm; diện tích trồng lan vũ nữ có doanh thu 5 tỷ đồng/ha/năm; thậm chí lan hồ điệp cho doanh thu tới 24 tỷ đồng/ha/năm và cá nước lạnh doanh thu đạt 4,5 tỷ đồng/ha/năm.
Cần đổi mới quan hệ sản xuất phù hợp, từng bước chuyển dần quy mô kinh tế nông hộ sang kinh tế hợp tác (tổ hợp tác, hợp tác xã); thực hiện liên kết sản xuất đa chiều; có cơ chế hình thành các hợp tác xã nông nghiệp và liên kết giữa DN với nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; thu hút vốn ODA và FDI.
Khẩn trương đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu hội nhập; tuyên truyền góp phần thay đổi nhận thức của người nông dân về sản xuất nông sản trong thời kỳ hội nhập để họ chủ động điều chỉnh phương thức sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh…
Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam vừa có nhiều cơ hội, song cũng có nhiều thách thức đan xen. Trong vô vàn khó khăn thách thức đó, chúng ta vẫn phải tìm ra những thế mạnh để mở đường cho ngành nông nghiệp cất cánh. Trong đó cần một cuộc cách mạng về nông nghiệp, ưu tiên ứng dụng CNC làm khâu đột phá để nông sản Việt tham gia chuỗi giá trị toàn cầu với những nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong toàn bộ quá trình sản xuất, đặc biệt là các khâu chăm sóc và thu hoạch nhằm giảm giá thành sản xuất.
Tập trung chỉ đạo toàn quốc tùy theo điều kiện thực tiễn về điều kiện sinh thái, lực lượng sản xuất, lợi thế cây trồng vật nuôi, sự sẵn sàng và năng động của DN, nông dân của từng địa phương. Coi ứng dụng CNC là cuộc cách mạng vừa trước mắt và lâu dài đối với ngành nông nghiệp. Triển khai chương trình này chậm bao nhiêu, nông sản Việt Nam sẽ mất lợi thế trước yêu cầu hội nhập quốc tế bấy nhiêu.
Thứ hai, cần có giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn để nền nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện, bền vững và hiện đại theo nguyên lý: “Lấy khoa học công nghệ làm khâu đột phá; triển khai đồng bộ nông nghiệp ứng dụng CNC là yêu cầu tất yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; thực hiện triệt để tái cơ cấu ngành nông nghiệp; khai thác tối ưu lợi thế so sánh giá trị tổng hợp ngành hàng; chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái trong điều kiện biến đổi khí hậu để nâng cao năng lực cạnh tranh nông sản trong quá trình hội nhập quốc tế”.
Những vườn lan hồ điệp áp dụng công nghệ cao cho thu nhập “khủng” ở Lâm Đồng. Ảnh minh hoạ
Trên cơ sở lợi thế so sánh, tỉnh Lâm Đồng đã xác định nông nghiệp ứng dụng CNC là khâu đột phá trong sản xuất, do đó tỉnh đã triển khai chương trình nông nghiệp ứng dụng CNC từ năm 2003. Tỉnh đã và đang triển khai quy hoạch 1 khu nông nghiệp ứng dụng CNC, 1 khu công nghiệp nông nghiệp, 7 khu nông nghiệp CNC tập trung và 19 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC. Tỉnh có khoảng 50.000ha đất sản xuất ứng dụng CNC, chiếm 18% diện tích đất canh tác, với 9 DN được công nhận là DN nông nghiệp CNC (chiếm 31% số DN CNC của cả nước).
Toàn tỉnh cũng đã có 19 nông sản được công nhận nhãn hiệu, bên cạnh đó tỉnh đã xây dựng và phát triển thương hiệu Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành với nguồn ngân sách đầu tư khoảng 11 tỷ đồng.
Đến nay, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC của tỉnh đạt 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp toàn tỉnh; lợi nhuận cho người sản xuất đạt trên 30% so với doanh thu.
Thông qua triển khai các cơ chế chính sách đồng bộ, mở rộng hợp tác quốc tế, các thành phần kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đã chủ động xác định cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh, lựa chọn và áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới vào sản xuất như: Công nghệ nhà kính, nhà lưới, công nghệ xử lý môi trường, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, tin học hóa, công nghệ nano, công nghệ thủy canh, công nghệ tưới nước tiết kiệm, canh tác hữu cơ… để tiếp tục đưa ngành nông nghiệp Lâm Đồng phát triển toàn diện, bền vững và hiện đại, trở thành một trong những trung tâm nông nghiệp chất lượng cao khu vực Đông Nam Á vào năm 2020.
Theo Danviet
Nhiều khu dân cư và vườn tược ở Đà Lạt ngập sâu cả mét
Chiều ngày 10/8, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) xảy ra mưa lớn, kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ khiến nhiều khu dân cư và vườn tược của người dân ngập sâu trong nước, có nơi ngập tới gần 1 mét.
Theo ghi nhận, tại khu vực đường Trạng Trình, phường 9 và đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 8 (TP Đà Lạt), dọc theo bờ suối có hàng chục nhà vườn bị ngập sâu trong nước.
Mưa lớn khiến nhiều diện tích rau màu của người dân ngập sâu trong nước
Dù mưa đã tạnh nhưng nước từ thượng nguồn tiếp tục đổ về khiến các suối tại phường 8, 9, 10, 11 (Đà Lạt) dâng cao, tràn vào các khu vườn trồng hoa màu. Ngoài ra, trận mưa lớn cũng làm một phần khu dân cư và nhà vườn đường Mê Linh và Trương Văn Hoàn, phường 9 (TP Đà Lạt) bị ngập cục bộ.
Nhiều tuyến đường và khu dân cư nước dâng cao gây ngập cục bộ
Sau trận mưa nước dâng cao cả mét nhấn chìm nhiều rau màu trong khu nhà kính
Hộ gia đình ông Huỳnh Xưng (phường 9, TP Đà Lạt) cho biết, gia đình ông khốn đốn sau trận mưa vì 3 sào (3.000m2) rau lô lô, cô rô và súp lơ xanh bị ngập sâu trong nước, ước tính thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Nhiều vườn dâu đang trong thời kỳ thu hoạch bị ngập sâu trong nước, hư hại nặng
Nhiều vườn trồng dâu tại phường 9 (TP Đà Lạt) đang trong thời gian thu hoạch cũng bị ngập sâu trong nước và hư hại nặng.
Ngọc Hà
Theo Dantri
4 ô tô tông nhau trên đèo Prenn, nhiều người bị thương Chiều ngày 5/8, một vụ tai nạn giao thông xảy ra giữa 4 ô tô trên đèo Prenn (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) khiến 4 người bị thương, giao thông bị tắc nghẽn nhiều giờ liền. Theo thông tin ban đầu, khoảng 14 giờ 30 cùng ngày, ô tô mang BKS: 52Y - 0626 (do anh Dương Xuân Hiệp, ngụ tại TPHCM điều...