Trọn vị dân dã, thôn quê với bánh cống Sóc Trăng
Bên cạnh các món ăn nổi tiếng như bún gỏi dà, bánh pía, địa phương Sóc Trăng còn “hớp hồn” thực khách sành ăn bởi món bánh cống bình dị, phảng phất nét dân dã thôn quê.
Theo đó, bánh cống (bánh cóng), là món bánh của người Khmer Nam bộ có nguồn gốc từ xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Theo thời gian, bánh cống trở thành món bánh phổ biến ở khắp các tỉnh miền Tây.
Nguyên liệu chính để làm bánh cống gồm bột gạo, đậu xanh, tôm, thịt heo băm nhuyễn cùng một vài gia vị quen thuộc. Khâu sơ chế là yếu tố quan trọng để quyết định độ ngon của một miếng bánh cống. Cụ thể, gạo để chọn làm bánh phải là gạo lúa mùa có hương thơm ngát. Gạo được ngâm sau hai đêm rồi mới đem xay cùng với ít nước muối loãng mới phần nào đảm bảo yêu cầu chuẩn cho phần vỏ bánh.
Video đang HOT
Về đậu xanh cũng được ngâm trong nước cho hạt nở đều rồi đem đi nấu cho mềm, canh lửa làm sao cho hạt đậu không bị nát. Tiếp đến là công đoạn làm nhân bánh gồm hỗn hợp thịt heo bằm nhuyễn, tôm, đậu xanh nguyên hạt nấu chín trộn cùng trứng gà.
Có một bí quyết nhỏ để bánh cống trở nên thơm ngon, đặc biệt là người nấu sẽ cho thêm hành tím băm nhỏ khi xào thịt heo để bánh có vị thơm của hành lan tỏa không chỉ phần vỏ mà còn thấm sâu vào phần nhân bánh. Có một câu chuyện vui mà những người thợ nấu bánh trêu nhau rằng, bánh sẽ chỉ ngon khi hành tím phải dùng loại trồng ở ven biển thị xã Vinh Châu của Sóc Trăng.
Khi có thực khách yêu cầu, người nấu sẽ dùng khuôn để tạo hình bánh (người miền Tây còn gọi là cống) và cho lần lượt hỗn hợp bột gạo, đậu xanh, thịt xào vào; tiếp đến cho thêm lớp bột và phủ vài con tôm lên mặt trên. Sau đó, nhúng cống vào chảo dầu đang sôi (khoảng vài phút) cho bánh chín. Khá thú vị là khi bánh chín, nở to, vàng ươm màu nâu vàng đặc trưng thì sẽ tự tuột ra khỏi cống.
Về cách thưởng thức, bánh cống khá giống với bánh giá miền Tây. Cụ thể, thực khách có thể dùng nguyên bánh hoặc chia nhỏ. Sau đó, cuốn thêm vài lớp rau và chấm với nước mắm chua ngọt để cảm nhận hết tầng hương vị của bánh. Có dịp về Sóc Trăng ắt hẳn bạn không thể bỏ qua món bánh thơm ngon, bình dị như chính tấm lòng chất phác của người dân nơi đây.
Bản đồ ẩm thực: Về Sóc Trăng nhớ tìm món bánh có từ thế kỷ 17
Nếu có dịp ghé thăm Sóc Trăng, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những ngôi chùa cổ kính. Thế nhưng nơi đây còn có một món bánh mà theo tương truyền đã có mặt từ lâu đời.
Bánh pía Sóc Trăng nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon đặc trưng.
Lần theo câu chuyện của người dân địa phương kể lại thì bánh pía là món bánh do người Trung Quốc di cư sang Việt Nam vào thể kỷ 17 mang theo. Theo cách đọc của người Triều Châu (Trung Quốc) thì pía là âm đọc từ bính, có nghĩa là bánh.
Theo thời gian, món bánh này được tinh chỉnh thành phần để phù hợp với khẩu vị người Việt. Nếu trước kia, bánh pía chỉ đơn giản là phần nhân làm bằng đậu xanh, mỡ heo; phần vỏ bằng bột mì thì hiện nay loại bánh này có đa dạng các loại nhân hơn. Có thể kể đến là nhân lòng đỏ trứng muối, sầu riêng, thịt heo xá xíu, hạt sen, trà xanh, bì, chà bông bò, khoai môn...
Tuy hiện nay, nhiều địa phương có sản xuất bánh pía nhưng với những người sành ăn thì bánh pía Sóc Trăng vẫn có vị đặc trưng riêng, thưởng thức qua rồi khó mà quên được. Tìm hiểu sâu về công đoạn chế biến mới thấy rằng vì sao khi nhắc tới bánh bía thì ai nấy cũng đều nghĩ đến Sóc Trăng.
Cụ thể, bột mì được người thợ nhồi cùng dung dịch bí truyền để tạo ra bột vỏ và bột ruột. Sau xử lý với các công đoạn đặc trưng như cán mỏng, gói kín, ấn dẹp thì tiếp tục đến phần nhân. Tùy nhân bánh mà người thợ xử lý có những cách xử lý khác nhau. Sau công đoạn bắt bánh để tạo hình, và định hình cỡ bánh thì người thợ làm bánh sẽ in mộc lên mặt bánh.
Công đoạn cuối cùng là nướng bánh cũng rất quan trọng ở phần nhiệt độ. Với những lần nướng, xâm lỗ mặt bánh, quét lớp lòng đỏ trứng và đặt tiếp vào lò để nướng thì cuối cùng cũng tạo ra thành phẩm là một chiếc bánh pía thơm ngon, hấp dẫn.
Được biết, vào mùa Trung thu, bánh pía sẽ được người dân Sóc Trăng dâng lên lễ cúng trăng. Đây là tục lệ có ý nghĩa thể hiện sự giao thoa văn hóa của những người anh em dân tộc cùng sống tại vùng đất được mệnh danh là xứ sở chùa vàng. Ngày nay, bánh pía là món bánh ngon không chỉ xuất hiện tại các tỉnh, thành trong cả nước mà nó còn được một số cơ sở sản xuất đem xuất khẩu sang nước ngoài.
Bún gỏi dà: Món bún có tên "độc, lạ" nhưng "ngon hết xảy" ở miền Tây Theo nhiều người dân ở Sóc Trăng, bún gỏi dà là một trong những món có cách chế biến khá đặc biệt nhưng nguyên liệu thì rất đơn giản. Lý giải tên gọi của món bún này, người ta cho rằng xuất xứ là từ món gỏi cuốn, gồm bánh tráng, bún, thịt ba rọi (ba chỉ) thái sợi, rau sống, rau thơm,...