Tròn tuổi 20, thị trường chứng khoán có gì mới?
Ngành chứng khoán đã lên kế hoạch đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành vào năm 2021, trên cơ sở đó mở đường cho triển khai một loạt sản phẩm, dịch vụ mới
Khẳng định được vị thế là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, kênh đầu tư thu hút hàng triệu người tham gia, nhưng TTCK Việt Nam vẫn còn không ít điểm yếu cần khắc phục, đòi hỏi sự nỗ lực của nhà quản lý cũng như các thành viên thị trường.
Trước câu hỏi diện mạo mới cho thị trường trong chặng đường phát triển sắp tới sẽ ra sao, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng cho biết, con đường tương lai của TTCK là gia tăng tính chuyên nghiệp, minh bạch, độ sâu của thị trường, cải thiện niềm tin trong nhà đầu tư, cũng như nâng tầm vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ lực cho nền kinh tế và doanh nghiệp. ây là những “đề bài” cho ngành chứng khoán khi thị trường tròn 20 năm khai mở (20/7/2000-20/7/2020).
Bên cạnh việc hoàn thiện các văn bản pháp lý hướng dẫn Luật Chứng khoán, ông Trần Văn Dũng cho biết, ngành chứng khoán đã lên kế hoạch đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành vào năm 2021, trên cơ sở đó mở đường cho triển khai một loạt sản phẩm, dịch vụ mới như: bán chứng khoán chờ về, mua bán chứng khoán trong ngày.
Hệ thống mới cũng được trông đợi sẽ làm thay đổi căn bản hệ thống công nghệ giao dịch toàn thị trường, mở đường cho triển khai các sản phẩm, dịch vụ phức tạp hơn như: tại thời điểm mua chứng khoán không cần có tiền trong tài khoản, mà chỉ cần có tiền tại thời điểm thanh toán; hay tại thời điểm bán không cần có chứng khoán trong tài khoản, mà chỉ cần có tại thời điểm chuyển giao chứng khoán cho người mua…
ể TTCK Việt Nam có vị thế rõ nét hơn trên bản đồ chứng khoán thế giới, lọt vào tầm ngắm phân bổ vốn của các tổ chức đầu tư toàn cầu, Chính phủ đã yêu cầu ngành chứng khoán phải triển khai các bước cải cách, nhằm nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025.
Sự cộng hưởng của các yếu tố như nền tảng pháp lý mới, công nghệ mới, vị thế mới trên trường quốc tế sẽ tiếp sức cho kỳ vọng TTCK Việt Nam nâng tầm vị thế, bước tiếp chặng đường phát triển trong thập niên tới đây.
Khu vực kinh tế tư nhân hiện có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, với tỷ lệ trung bình khoảng 43%/năm.
ến với TTCK vào đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ đánh giá rằng, TTCK Việt Nam đã trở thành bệ phóng cho thành công của nhiều doanh nghiệp lớn, hỗ trợ tốt cho công tác cổ phần hóa và quan trọng hơn là cùng với hệ thống tín dụng của ngân hàng tạo ra một cơ cấu thị trường vốn Việt Nam cân đối hơn.
Video đang HOT
Thực tế, sau những năm đầu xây dựng, khi TTCK đi vào hoạt động ổn định và tăng trưởng, rất nhiều ngân hàng (như ACB, Sacombank, Eximbank, VietinBank…), cùng các doanh nghiệp niêm yết (như SSI, HSC, Hòa Phát, FPT, DHG, VHC…) đã phát hành cổ phần, cổ phiếu, gọi được vốn từ công chúng đầu tư để trở thành những tên tuổi lớn trên thương trường.
Trên con đường tương lai, để trợ lực cho khu vực kinh tế tư nhân năng động hơn, phát triển mạnh mẽ hơn, TTCK buộc phải lớn mạnh hơn, không chỉ tạo kênh cho doanh nghiệp gọi vốn, mà còn cần tiếp tục các nỗ lực thúc đẩy quản trị công ty, thúc đẩy sự minh bạch và hội nhập của chính các doanh nghiệp thông qua nhiều giải pháp, trong đó có việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.
Những bước đi tiên phong sẽ được bắt đầu từ khối doanh nghiệp niêm yết, rồi từ đó lan tỏa ra khối doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn, ra toàn thị trường và đến các chủ thể trong nền kinh tế Việt Nam.
Nhìn lại 20 năm TTCK: Ra đời một sản phẩm mất từ 4-5 năm, tiếp tục nghiên cứu nhiều sản phẩm mới
Trong thời gian tới, HoSE tiếp tục nghiên cứu, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm niêm yết nhằm bắt kịp xu thế phát triển chung của các thị trường chứng khoán quốc tế.
Ảnh minh họa.
Qua 20 năm vận hành thị trường, Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) đã nghiên cứu và triển khai nhiều sản phẩm chứng khoán và nghiệp vụ mới từ đơn giản đến phức tạp nhằm hướng đến đa dạng hóa danh mục đầu tư trên thị trường qua đó tiệm cận với xu thế phát triển chung của các thị trường chứng khoán quốc tế.
Khởi đầu với 2 mã cổ phiếu (REE và SAM) niêm yết vào tháng 7/2000, HoSE sau đó đã lần lượt triển khai các sản phẩm, nghiệp vụ mới như trái phiếu chính phủ (tháng 8/2000), trái phiếu doanh nghiệp (11/2000), trái phiếu đô thị (năm 2003), chứng chỉ quỹ đóng (năm 2004), chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục ETF (năm 2014) hay chứng quyền có đảm bảo - CW (tháng 6/2019).
Chứng chỉ hoán đổi danh mục ETF kỳ vọng thu hút dòng vốn
Tháng 10/2014, HoSE chính thức niêm yết chứng chỉ quỹ ETF đầu tiên - VFMVN30 do CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) quản lý. Qua gần 4 năm vận hành và phát triển, SGDCK TP.HCM tiếp tục chào đón chứng chỉ quỹ ETF thứ hai SSIAM VNX50 vào tháng 10/2017.
Từ năm 2019, số lượng quỹ ETF chào bán và dự kiến niêm yết trên HoSE có xu hướng gia tăng. Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD được niêm yết trên HoSE ngày 18/3/2020, quỹ ETF VFMVN Diamond, cũng như nhiều quỹ ETF khác đang trong quá trình chuẩn bị chào bán và niêm yết tại HoSE sẽ gia tăng cơ hội và đa dạng sản phẩm đầu tư trên thị trường.
Tính đến gần cuối tháng 3/2020, tổng giá trị tài sản đang quản lý của các quỹ ETF nội địa tại Việt Nam đạt hơn 5.165 tỷ đồng (tương đương gần 225 triệu USD), tăng 25 lần so với thời điểm mới triển khai thị trường vào năm 2014.
Xét riêng quy mô của quỹ ETFVFMVN30 của VFM chiếm tỷ trọng hơn 93% tổng giá trị tài sản ròng toàn thị trường ETF, trong đó nhà đầu tư nước ngoài cũng chiếm ưu thế trong tỷ lệ góp vốn vào quỹ với hơn 70% nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, còn lại là từ Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Châu Âu, Mỹ.
Xu hướng phát triển cả về quy mô và số lượng quỹ ETF tại thị trường Việt Nam là phù hợp với diễn biến chung trên toàn cầu, khi dòng tiền đầu tư tìm tới các hình thức đầu tư đơn giản, chi phí thấp...
Thị trường Việt Nam hiện có sự hiện diện của 11 quỹ ETF bao gồm 5 quỹ ngoại là VanEck Vector Vietnam ETF (VNM ETF), FTSE Vietnam Swap UCITS ETF, KINDEX Vietnam VN30 ETF, Premia MSCI Vietnam ETF và iShare MSCI Frontier 100 ETF và 6 quỹ nội là VFMVN30 ETF, VFMVN Diamond ETF, SSIAM VNX50 ETF, SSIAM VNFin Lead, SSIAM VN30 ETF và VinaCapital VN100 ETF.
Một điểm nhấn đáng chú ý là việc các quỹ ETF nội đang dần dần lấn lướt quỹ ngoại. Các ETF nội có cơ chế cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào cả các cổ phiếu đã kín room nhờ đó tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào danh mục cổ phiếu Việt Nam, gỡ khó các rào cản về giới hạn sở hữu.
Thêm vào đó, các quỹ ETF nước ngoài phải tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu tối đa (room) cho nhà đầu tư nước ngoài là 49%, trong khi tham gia quỹ ETF nội, nhà đầu tư nước ngoài không phải chịu sự khống chế này.
CW làn gió mới cho nhà đầu tư ưa thích rủi ro
Ngày 28/06/2019, sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (Cover Warrant - CW) được chính thức triển khai tại HoSE, đánh dấu cột mốc phát triển của TTCK với sự ra mắt của một sản phẩm cấu trúc mới dành cho các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao bên cạnh các sản phẩm truyền thống là cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ.
Đến ngày 29/5/2020, đã có 134 mã CW được chào bán và niêm yết trên HoSE do 8 CTCK phát hành ứng với tổng khối lượng chào bán là 410,2 triệu chứng quyền.
Sau 11 tháng triển khai, tổng khối lượng giao dịch CW đạt trên 990,32 triệu CW, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt trên 1.481 tỷ đồng. Trong đó khối lượng giao dịch cao nhất là vào tháng 5/2020 (15,92 triệu CW) và giá trị giao dịch CW đạt cao nhất vào tháng 11/2019 (221,1 tỷ đồng). Khối lượng giao dịch bình quân ngày là 4,3 triệu CW/ngày (tăng so với giai đoạn đầu chỉ 2,9 triệu CW/ngày), trong đó nước ngoài chiếm 13%.
Theo bà Hồ Ngọc Đoan Trang, Giám đốc Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm HoSE, giao dịch phòng ngừa rủi ro chiếm 0,8% so với toàn thị trường, đóng góp vào thanh khoản toàn thị trường. Sau 1 năm vận hành, ghi nhận sự tăng trưởng về số lượng mã chào bán, thanh khoản và hoạt động quản lý vận hành khá an toàn. Với tổ chức phát hành các mã đáo hạn đều trả được tiền cho nhà đầu tư khá tốt, các hoạt động phòng ngừa rủi ro tuân thủ đúng quy định.
Đánh giá về quy mô của thị trường CW, bà Nguyễn Thị Việt Hà, thành viên HĐQT nhìn nhận quy mô tại thị trường Việt Nam còn rất nhỏ so với một số thị trường như Thái Lan, quy mô CW chiếm 2-3% toàn thị trường chứng khoán, Đài Loan cao hơn, còn Hongkong lên 20-30% toàn thị trường. Theo đó, lãnh đạo sở cho rằng, một năm vận hành thị trường CW tăng trưởng khá tốt, nhưng so với các thị trường trong khu vực là còn cách xa và còn nhiều room để tăng trưởng.
Tại buổi tổng kết về sản phẩm CW sau 1 năm vận hành, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCKNN từng cho biết, một sản phẩm ra đời mất khoảng 4 -5 năm. "Thị trường có thăng trầm nhưng có nhiều kết quả đáng tự hào. Sắp tới, sẽ có những cải thiện dần về hệ thống phát hành, những câu chuyện về quản trị rủi ro, sẽ tới ngày chấp nhận giao dịch CW 2 chiều", Chủ tịch UBCKNN cho biết thêm.
Bên cạnh đó, để hoàn thiện cấu trúc sản phẩm, HoSE đang nghiên cứu mở rộng thêm danh mục chứng khoán cơ sở, hiện đang dựa trên VN30 và cộng thêm một số tiêu chí khác, sẽ tiếp tục nghiên cứu để mở rộng danh mục, đồng thời có thêm các chứng quyền dựa trên các tài sản khác như chỉ số, ETF, nghiên cứu thêm chứng quyền bán để triển khai theo đúng lộ trình của UBCKNN.
Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài khi giao dịch các cổ phiếu hết room, từ năm 2012, HoSE đã nghiên cứu đề xuất giải pháp chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) trình UBCK và tiếp tục đề xuất giải pháp hoàn thiện đề án vào năm 2019.
Trong thời gian tới, HoSE tiếp tục nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm niêm yết theo lộ trình phát triển sản phẩm mới, phát triển sản phẩm ETF phức hợp, mở rộng CW trên chỉ số, CW 2 chiều, nghiên cứu phân bảng các doanh nghiệp niêm yết, các giải pháp hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thông qua thị trường vốn.
Sự triển khai của sản phẩm cũng giúp nâng cao doanh thu và năng lực nghiệp vụ của các CTCK thành viên, góp phần tích cực trong việc gia tăng thanh khoản cho thị trường cổ phiếu cơ sở và hoàn thiện cấu trúc thị trường.
Thêm nhiều "kênh" thu hút nhà đầu tư chứng khoán Kể từ phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên ngày 28/7/2000, đến nay thị trường chứng khoán (TTCK) ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư bởi số lượng hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú, chất lượng ngày càng được cải thiện. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 20 năm trưởng thành và phát triển. Ảnh: ST Chú...