Trốn phong tỏa ở Thượng Hải, lại mắc kẹt ở Hải Nam
Nhiều người đến Tam Á, tỉnh Hải Nam để tìm kiếm sự giải thoát sau những tháng ngày phong tỏa nghiêm ngặt ở Thượng Hải.
Thế nhưng, giờ đây họ lại rơi vào tình cảnh tương tự.
“Tôi chọn đến Tam Á vì các biện pháp phòng chống Covid-19 được nới lỏng hơn (so với) Thượng Hải”, CNN dẫn lời Li Zefeng, một kỹ sư sống tại thành phố lớn nhất Trung Quốc.
Nhưng anh Zefeng, cũng như những người đổ xô đến hòn đảo nghỉ mát ngoài khơi bờ biển miền Nam Trung Quốc, đã phải rút lại câu nói này.
Tỉnh Hải Nam thường được gọi Hawaii hay Maldives của Trung Quốc với những khách sạn tiện nghi, đẳng cấp và tuyệt đẹp bên bờ biển. Tuy nhiên, kỳ nghỉ trong mơ đã tan biến vào tuần trước, khi 1.200 người ở khu nghỉ dưỡng của Tam Á có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona.
Theo chính sách nghiêm ngặt “ Zero Covid-19″ của Trung Quốc, khoảng 80.000 khách du lịch trong nước đã bị cách ly ngay trong “thiên đường”.
Nhiều người đã “điên cuồng” gọi điện cho gia đình và thay đổi kế hoạch du lịch của họ ngay sau đó.
Một người đứng trên chiếc xe điện để giao hàng trong bối cảnh các biện pháp hạn chế Covid-19 được áp đặt ở Tam Á, tỉnh Hải Nam, vào ngày 6/8. Ảnh: China Daily.
CNN cho biết thêm khi các ca bệnh được phát hiện ở Hải Nam, chính quyền địa phương đã hành động ngay lập tức, phong tỏa thành phố Tam Á, nơi có khoảng một triệu cư dân, ngoài 80.000 khách du lịch.
Video đang HOT
Các chuyến bay rời hòn đảo đã bị hủy bỏ, các phương tiện giao thông công cộng bị ngừng hoạt động và nhiều du khách bị giới hạn trong khách sạn của họ.
Trong thời gian phong tỏa, du khách được thông báo họ phải ở lại hòn đảo trong một tuần và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona 5 lần mới được phép rời đi.
Mặc dù chính quyền địa phương nói rằng họ sẽ hỗ trợ nơi ở và bữa ăn cho những người gặp bất tiện do phong tỏa, một số người đã lên các trang mạng xã hội như Weibo để phàn nàn rằng sự giúp đỡ đó là không đủ.
Mặc dù có thêm thời gian trên bãi biển, khách du lịch biết rằng họ vẫn phải trả 50% giá phòng tại các khu nghỉ dưỡng – khoản phí mà không phải ai cũng có thể chi trả được. Và đó còn chưa bao gồm các chi phí phụ như ăn uống hay bỏ lỡ công việc.
Moscow trải qua cuộc phong tỏa nghiêm ngặt nhất trong hơn một năm
Thủ đô Moscow của Nga đang trong đợt phong tỏa nghiêm ngặt kéo dài 11 ngày, bắt đầu từ 28/10 trong khi lệnh nghỉ làm việc một tuần cũng được áp đặt trên toàn quốc từ 30/10.
Đường phố ở Moscow đang trở nên ít tắc nghẽn hơn thường lệ sau khi thủ đô của nước Nga áp dụng các biện pháp phong tỏa liên quan tới Covid-19 nghiêm ngặt nhất trong hơn một năm, bắt đầu hôm 28/10. Tổng thống Vladimir Putin cũng đã ban bố lệnh nghỉ làm việc đối với toàn dân trong một tuần kể từ 30/10 nhằm nỗ lực khống chế sự lây lan của virus. Trong ảnh là cảnh tượng hôm 29/10 trước trung tâm thương mại nổi tiếng GUM ở Quảng trường Đỏ, Moscow đang được đóng cửa tạm thời.
Quảng trường Đỏ vắng vẻ trong ngày đầu tiên Moscow áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất kể từ tháng 6/2020 cho đến nay. Hôm 29/10, Moscow ghi nhận 7.511 ca nhiễm mới, thấp hơn so với 8.440 ca của ngày trước đó. Tổng số ca nhiễm ở thủ đô Nga đã lên tới 1.802.521, trong đó có 31.151 ca tử vong.
Một người đàn ông đeo khẩu trang rời ga metro ở Moscow hôm 29/10. Nga tiếp tục ghi nhận kỷ lục ca tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ qua, với 1.163 trường hợp, theo Bộ Y tế nước này. Tổng số ca tử vong vì Covid-19 ở Nga hiện là 236.220, trong tổng cộng 8.432.546 ca nhiễm.
Cảnh tượng vắng vẻ bên trong trung tâm thương mại GUM hôm 28/10, trái ngược với sự đông đúc thường ngày, sau khi Moscow phong tỏa để đối phó với tình trạng dịch bệnh diễn biến xấu.
Nhân viên vệ sinh đi ngang qua cửa sổ của trung tâm thương mại GUM đóng cửa hôm 28/10.
Khách hàng đợi bên ngoài tiệm cà phê chỉ mở bán mang đi do các biện pháp mới được áp đặt để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 tại Moscow hôm 29/10.
Nhân viên an ninh bảo tàng quét mã QR để xác nhận tình trạng tiêm vaccine của du khách tại cổng Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Pushkin ở Moscow hôm 28/10.
Du khách đeo khẩu trang và phải xác nhận mã QR chứng nhận tiêm chủng tại cửa trước khi vào Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Pushkin ở Moscow hôm 28/10.
Nhân viên giao hàng ngồi nghỉ kế bên nhà hàng ở Moscow hôm 29/10. Theo lệnh phong tỏa, chỉ các cửa hàng thiết yếu như hiệu thuốc và siêu thị ở Moscow được phép tiếp tục mở cửa, trong khi các trường học và nhà trẻ phải đóng cửa.
Quầy bán bánh doner kebab mang đi tại Moscow hôm 29/10.
Khách hàng ngồi chờ đồ ăn bên ngoài nhà hàng ở Moscow hôm 29/10.
Giới chức trách ở Moscow đang nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng cho người dân. Tới nay, mới chỉ một phần ba người trưởng thành ở Nga được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa Covid-19 mặc dù nguồn cung vaccine ở nước này khá dồi dào.
Người đàn ông được tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại trung tâm tiêm chủng tại GUM hôm 26/10. Cơ quan Thống kê Liên bang Nga Rosstat hôm 29/10 cho biết tổng số người chết do Covid-19 ở Nga thực tế đã lên tới gần 450.000 người, tức gần gấp đôi con số được giới chức trách công bố chính thức. Alexei Raksha, một nhà nhân khẩu học của Rosstat, cho biết đại dịch đã khiến Nga chứng kiến số ca tử vong trong tháng 9 cao nhất kể từ sau Thế chiến II. Ông dự kiến có thêm gần 100.000 người chết trong tháng 10 và số ca tử vong trong làn sóng dịch hiện tại sẽ đạt đỉnh vào tháng 11.
Trung Quốc - Quốc gia cuối cùng vẫn theo đuổi chiến lược 'Zero COVID-19' Chỉ còn một quốc gia duy nhất kiên quyết duy trì mục tiêu "nhổ tận gốc" COVID-19, đó là Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới phải chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, một số quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đã áp dụng chiến lược Zero COVID-19, đưa tỉ lệ lây nhiễm...