Trộm của người bán vé số, bị “hiệp sĩ” kẹp cổ giữa phố
“Hiệp sĩ” từ phía sau lao tới kẹp cổ 1 thanh niên giữa phố. Trước đó, gã này lừa lấy hơn 70 tờ vé số của 2 người nghèo bán vé số dạo.
Trưa 1-10, công an phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương tiếp nhận đối tượng Phan Tiến Dũng (34, quê tỉnh Hà Tĩnh) do “hiệp sĩ đường phố” bàn giao để làm rõ hành vi chiếm đoạt vé số của người bán.
Vào sáng cùng ngày, nhóm “hiệp sĩ” do anh Nguyễn Thanh Hải (phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) nhận diện được đối tượng Phan Tiến Dũng điều khiển xe máy Exciter biển số 72H1 150.07 có nhiều điểm giống đối tượng chuyên lừa lấy vé số mà nhiều nạn nhân cung cấp cho các anh trước đó. Ngay lập tức, nhóm “hiệp sĩ” đeo bám theo dõi.
“Hiệp sĩ” Hải chở “hiệp sĩ” Nguyên từ phía sau rồ ga đến kẹp cổ đối tượng
Không thể thoát
Đến địa bàn phường Bình Chuẩn, Phan Tiến Dũng hỏi mua vé số của ông Nguyễn Văn Hiếu (56 tuổi, quê tỉnh Cà Mau). Ông Hiếu đưa xấp vé số cho Dũng chọn. Dũng nói mua một tờ nhưng nhanh tay rút gần 30 tờ giấu trong người. Khi Dũng trả tiền rồi đi, ông Hiếu cầm vé số nhẹ hơn trước mới biết mình bị lừa.
Cũng với thủ đoạn trên, một lúc sau, Dũng tiếp cận và lừa lấy gần 50 tờ vé số của bà Lê Thị Thanh (64 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa). Lừa được bà Thanh, Dũng rồ ga bỏ đi thì bị “hiệp sĩ” Hải chở “hiệp sĩ” Nguyễn Công Nguyên áp sát từ phía sau. “Hiệp sĩ” Nguyên kẹp cổ Dũng ngay trên đường phố trước sự ngỡ ngàng của người đi đường.
Video đang HOT
Hai người bán vé số bị lừa (thứ 2 và 3 từ trái sang) cùng các “hiệp sĩ” và đối tượng (mặc áo vàng)
Hơn 150 tờ vé số ngày 1-10 đối tượng bọc trong quần
Kiểm tra trong người đối tượng, phát hiện hơn 150 tờ vé số. Đối tượng và tang vật đã được giao cho công an phường Bình Chuẩn xử lý.
Theo Như Phú (Người lao động)
TP.HCM lập lại đội SBC: Hiệp sĩ đường phố hết việc?
Các hiệp sĩ đường phố khẳng định vẫn sẽ tiếp tục bắt cướp khi TP.HCM thành lập thêm đội SBC.
Các thành viên đội SBC chụp ảnh kỷ niệm cùng ông Mai Chí Thọ - Giám đốc Công an TP.HCM lúc bấy giờ. (Ảnh tư liệu)
Ngay khi vừa nhận chức Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Đinh La Thăng đã có buổi làm việc với Công an TP.HCM và các đơn vị liên quan, nhấn mạnh tới mục tiêu kéo giảm tội phạm cướp giật. Đặc biệt, Bí thư Thăng còn đề xuất lãnh đạo Công an TP.HCM nghiên cứu thành lập lại đội SBC (săn bắt cướp) từng tạo được nhiều chiến công vang dội và rất được lòng dân.
Hiệp sĩ đường phố sẽ không "nghỉ việc"
Trước thông tin TP.HCM muốn thành lập lại đội SBC, anh Lâm Hiếu Long - Đội trưởng Đội Săn bắt cướp TP.HCM chia sẻ: "TP.HCM tái lập được đội SBC là một điều rất tốt. Tôi hoàn toàn ủng hộ và mong mỏi tình trạng cướp giật tại TP.HCM sẽ giảm dần. Theo tôi, đội SBC nếu thành lập lại thì sẽ hoạt động gần dân và giúp gia tăng sức mạnh cho lực lượng trấn áp tội phạm hiện có trên địa bàn thành phố".
Anh Long cho biết, chính hình ảnh của lực lượng SBC ngày xưa, đặc biệt là hình tượng người anh Lý Đại Bàng, Dương Minh Ngọc đã dẫn lối để anh trở thành một hiệp sĩ đường phố như bây giờ. Mặc dù những gì anh Long và 5 thành viên trong nhóm đang làm chưa được công nhận chính quy như các anh trong đội SBC, nhưng trên tinh thần toàn dân cùng bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, nhóm của anh Long đã lập nên nhiều chiến công được công an các phường, quận ghi nhận.
Về vấn đề "đụng độ" với lực lượng chức năng, anh Long cho rằng, các hiệp sĩ đường phố chỉ đóng vai trò như những người dân cùng tham gia bắt cướp. Do đó nhóm của anh vẫn sẽ tiếp tục hoạt động mà không lo gặp phải các vấn đề pháp lý.
"Chẳng hạn khi đang ngó nghiêng theo dõi một đối tượng ở góc đường, chúng tôi có thể bị cảnh sát hình sự đặc nhiệm hay tương lai là SBC hiểu lầm là kẻ gian. Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ không có vấn đề gì bởi việc chứng minh mình trong sạch không khó. Chúng tôi làm việc này trên tinh thần tự nguyện và cũng đã tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật liên quan", anh Long nói.
Những hiệp sĩ đường phố "không chính quy" khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi con đường bắt cướp sau khi có đội SBC.
Ông Nguyễn Thanh Hải - Đội trưởng Đội phòng chống tội phạm phường Phú Hòa (TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), xuất thân là nhóm săn bắt cướp tự phát, chia sẻ: "Nói về đội SBC ngày xưa, những người chuyên đi bắt cướp như chúng tôi không thể không biết. Lần này TP.HCM muốn lập lại đội SBC thì tôi nghĩ hoàn toàn hợp lý, đó sẽ là một lực lượng phản ứng nhanh chuyên nghiệp, chắc chắn khiến tội phạm cướp giật phải cảm thấy khiếp đảm".
"Tôi hi vọng công an TP.HCM sẽ có thêm đội SBC, và chúng tôi sẽ có cơ hội phối hợp cùng họ để phá án trong tương lai", ông Hải nói và cho biết trong 13 năm hoạt động, ông đã từng phối hợp với công an, hiệp sĩ TP.HCM để phá nhiều vụ án lớn khi đối tượng trốn chạy từ TP.HCM vào địa bàn tỉnh Bình Dương.
Những người hùng SBC một thời
Trao đổi với PV về kế hoạch này, Giám đốc Công an TP.HCM Lê Đông Phong cho biết, hiện vẫn chưa có thông tin chính thức về việc thành lập đội SBC cũng như những nội dung liên quan.
Mặc dù vậy, các cấp lãnh đạo trong ngành công an, lực lượng hiệp sĩ đường phố cho tới người dân đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM đều mong mỏi được nhìn thấy các chiến sĩ SBC xuất hiện trở lại trên đường phố vào một ngày không xa.
Một thành viên đội SBC chuẩn bị bắn một đối tượng nguy hiểm. (Ảnh tư liệu)
Lực lượng SBC được thành lập vào tháng 3.1978 gắn với các tên tuổi như Phan Thanh (Ba Tung, đội trưởng), Võ Tấn Thành (Hai Thành), Lý Đại Bàng, Dương Minh Ngọc (Sáu Ngọc hay còn có biệt danh là "Phượng hoàng trên đường phố"), Lê Thanh Liêm (Hai Lửa), Năm Lương, Mai Tấn,... Trong quá trình hoạt động, lực lượng SBC đã tóm gọn hàng ngàn tên cướp có vũ trang (dao, súng hay thậm chí là lựu đạn).
Năm 1995, khi tình hình an ninh, trật tự tại TP.HCM đã đi vào ổn định, yên bình, đội SBC xem như hoàn thành sứ mệnh và được giải thể, thay vào đó đội đặc nhiệm thuộc Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP.HCM ra đời. Đến năm 2008, Công an TP.HCM thành lập Đội Cảnh sát Hình sự đặc nhiệm và hoạt động cho tới ngày nay.
Đại tá Lê Thanh Liêm, cựu thành viên của lực lượng SBC với biệt danh "Hai Lửa" cho biết, hiện TP.HCM đã có đội Cảnh sát Hình sự đặc nhiệm với chức năng và nhiệm vụ tương tự đội SBC ngày xưa. Tuy nhiên, tên gọi SBC thể hiện rõ nét hơn nhiệm vụ của đội là "săn bắt cướp".
Theo đại tá Liêm, các thành viên trong đội SBC ngày xưa đều rất trẻ. Bên cạnh việc cứng nghiệp vụ, các thành viên này còn giỏi võ, khả năng bắn súng thiện xạ và lái xe điêu luyện. Ở thời đó, đường phố cũng chưa đông đúc xe cộ như bây giờ.
Luật sư Lư Quang Vinh (Đoàn luật sư TP.HCM) nhận định: "Về việc thành lập lại đội SBC, trên tinh thần là tốt nhưng về pháp lý cần phải kỹ lưỡng. Nếu muốn thành lập lại lực lượng này, theo tôi, phải rà soát và sửa đổi bổ sung các quy định cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại". Theo luật sư Vinh, những hiệp sĩ đường phố không phải công chức viên chức, không có nghiệp vụ chuyên môn, chưa có biên chế và cơ sở pháp lý để thực thi nhiệm vụ, không được sử dụng những công cụ hỗ trợ trong ngành công an như súng, dùi cui điện,... Do đó, một trong những vấn đề pháp lý khi tái lập đội SBC là chỉ kết nạp người trong ngành, chứ không thể tuyển những hiệp sĩ đường phố nếu họ chưa qua trường lớp nghiệp vụ.
Theo Danviet
Một ngày các 'hiệp sĩ' phá 2 vụ trộm cướp Chỉ trong một ngày, các 'hiệp sĩ đường phố' Q.Tân Bình, TP.HCM đã liên tiếp phá 2 vụ trộm cướp. Khoảng 19 giờ ngày 18.4, khi đang lưu thông trên đường Trường Sơn (P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM), "hiệp sĩ" đường phố Nguyễn Văn Minh Tiến phát hiện Phạm Văn Dũng (49 tuổi, quê Thái Bình) điều khiển xe máy BS 59X1-625.68, chở theo...