Trời trở lạnh, cần biết những cách đơn giản này để tránh những cơn ho rát cổ
Chuyên gia hướng dẫn cách phòng, trị ho hữu ích để cả nhà không mất ngủ, nhất là người già, trẻ em.
Chứng ho khi thời tiết giao mùa
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ 21-22/9, các tỉnh khu vực Bắc Bộ sẽ đón đợt không khí lạnh yếu, thời tiết mưa gió, se lạnh, ảnh hưởng khoảng 10 ngày. Tuy trời mát mẻ, dễ chịu nhưng nhiệt độ giảm về đêm và sáng sớm, dễ gây ra nhiễu loạn cho cơ thể, ốm vặt và nhất là chứng ho gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt, còn làm cả nhà mất ngủ.
Chứng ho rất khó chịu và không trừ một ai. Ảnh minh họa.
Theo Ths. BS Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), giao mùa thu sang đông thời tiết thay đổi thất thường, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phù hợp nên vi rút và vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là mũi họng với chứng hay gặp là ho.
Chứng ho nếu không xử trí sớm có thể tiến triển nặng, nhất là với trẻ em sức đề kháng yếu rất dễ tăng nặng thành viêm phế quản, viêm phổi phải điểu trị lâu dài. Trong gia đình có thể phòng ngừa, chặn đứng những cơn ho ngay từ khi chớm mắc để giúp trẻ em, người già tránh những cơn ho làm cả nhà mất ngủ.
Lá hẹ, hoa đu đủ đực, hạt chanh trị ho rất tốt. Ảnh minh họa.
Lá hẹ giúp phòng ngừa, trị ho
Theo Ths. Bs Hoàng Khánh Toàn, trong đông y cây hẹ là rau nhưng cũng là vị thuốc thảo dược rất tốt. Cây hẹ vị cay tính ấm, ôn trung, hành khí, tán huyết giải độc, trị chứng viêm, đặc biệt có tính kháng khuẩn tốt (kể cả liên cầu khuẩn, amip…). Cách dùng lá hẹ khá đơn giản:
Cách 1: Mua hẹ về rửa sạch, giã nát lấy nước uống.
Cách 2: Nấu canh ăn hàng ngày, hoặc ăn mì vằn thằn, sủi cảo cho lá hẹ vào rất hợp vị và rất tốt để phòng ngừa ho.
Với trẻ em có thể dùng cách sau:
Video đang HOT
- Dùng 20-30g hẹ, cho thêm mật ong, đường phèn, hấp vào nồi cơm, lấy nước cho trẻ em uống.
- Hoặc 15g lá hẹ, 15g hoa đu đủ đực, 10g hạt chanh, chút đường phèn, 20ml nước ấm. Sau khi rửa sạch các nguyên liệu và để ráo nước thì nghiền nát lá hẹ, hoa đu đủ đực, và hạt chanh.
Sau đó đổ 20ml nước ấm và đường phèn vào hòa đều, uống 3 lần/ngày. Dùng 3-5 ngày liền sẽ hết ho (hết cả khan tiếng, mất tiếng, và có thể chữa cả chứng viêm phế quản nhẹ). Cách này trẻ em người già dễ uống, không phải dùng kháng sinh.
Trong dân gian còn điều trị ho bằng các thảo dược (như gừng, chanh đào, quất, phật thủ…) an toàn, hiệu quả cho tất cả mọi lứa tuổi. Cách thông thường được dùng là hấp thảo dược với mật ong, hoặc có thể sử dụng các chế phẩm có chứa các thảo dược này.
Nhưng với phụ nữ có thai và đang cho con bú khi dùng các loại thảo dược cũng phải thận trọng, tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Trở trời cần giữ ấm cơ thể để phòng ngừa ho. Ảnh minh họa.
Một số cách đơn giản khác
Ngoài ra có thể tìm và kích hoạt huyệt Dũng tuyền ở bàn chân để trị ho do nhiễm lạnh mùa đông, mùa xuân, hoặc do dùng điều hòa bằng cách:
- Thoa dầu gió, hoặc dán một miếng nhỏ Salonpas vào huyệt Dũng tuyền trước khi đi ngủ sẽ hết cơn ho (hoặc thoa dầu nóng ngay dưới gan bàn chân cũng làm hết cơn ho).
- Hoặc đổ vài giọt dầu (sả, tinh dầu tràm, dầu hạnh nhân, tinh dầu bạc hà…) vào lòng bàn tay, xoa đều rồi xát nhẹ nhàng lòng bàn chân cho trẻ.
Chú ý là tuyệt đối không dùng dầu nóng với trẻ dưới 1 tuổi. Nếu bắt buộc phải dùng để giúp trẻ bớt ho thì nên thay thế bằng rượu gừng xoa bóp bàn chân là được.
Trẻ em bị ho tiến triển nhanh nên cần đưa đi khám sớm. Ảnh minh họa.
Phòng ngừa chứng ho
Chứng ho tiến triển rất nhanh (nhất là ở trẻ em), nên thấy thời tiết trở lạnh mọi người phòng ngừa bằng cách giữ cho đường mũi, đường hô hấp, vung ngưc, cô ấm áp khi đi ra đương và nhớ đeo khẩu trang. Khi ngủ ban đêm giữ nhiệt độ trong phòng hợp lý (khoảng 26-27 độ C là vừa).
Hàng ngày năng luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể nhanh thích nghi với thời tiết, khí hậu, tạo môi trường sống trong sạch bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Ăn uống dinh dưỡng hợp lý để nâng cao thê trang, vệ sinh răng miệng sạch.
Súc họng nước muối, hoặc dùng mât ong ngâm chanh đao vao buôi sang để phòng ho.
Thương xuyên nho mui bằng nước muối sinh lý.
Khi cảm thấy khó chịu, vương vướng ở cổ họng, bật ra những tiếng ho cần chú ý phòng ngừa tiến triển bằng cách chữa trị và điều trị đúng cách, tránh để ho nặng hơn.
Trẻ nhỏ khi bị ho, kèm sôt cha me cần đưa ngay đi gặp bác sĩ để đươc tư vân, kham va điêu tri đúng và sớm, tránh diễn tiến thành bệnh khác. Không tùy tiện mua thuốc cho trẻ uống vì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý mọi người không nên dùng thuốc trị ho tùy tiện, vì thuốc chữa không đúng bệnh sẽ làm bệnh nặng thêm.
Khi nào đi viện?
Trẻ em và người cao tuổi nếu có kèm theo sốt, khó thở, tím tái, ho kéo dài, suy kiệt… có thể do bệnh lý, cần đưa tới bệnh viện khám xét cẩn thận.
Nếu ho trên 5 ngày thì phải đi khám, vì đó có thể là bệnh lý, nhất là với trẻ em và người cao tuổi.
Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, uống thuốc không giảm, lại có sốt, ho có đờm (hoặc ra máu), thở nông hoặc đau ngực… thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm…
Nếu bi ho, chay mui tưc la đa bi viêm đương hô hâp trên, trẻ em cần điều trị sớm kẻo se xuông viêm phê quan va phai điêu tri khang sinh.
Nếu bị ho, kèm theo họng khó chịu, đau rát, nuốt cũng đau, kèm ngạt mũi, chảy mũi, ho khan, sốt, mệt mỏi, soi gương thấy vòm họng amidan đỏ thì nên đi khám bác sĩ để biết bệnh chính xác và điều trị.
Ngọc Hà
Theo giadinh.net
Món ăn bài thuốc từ quả mướp
Mướp tươi nấu móng giò lợn là món ăn giúp bà mẹ có nhiều sữa cho con bú; lá giã vắt lấy nước uống có thể chữa ho, long đờm.
Ảnh minh họa
Cây mướp còn gọi là mướp ta, mướp khía, mướp hương, Mak buốn hom (cách gọi của người dân tộc Thái), Ve hom (người Tày). Đây là loài dây leo, thân có góc cạnh, màu lục nhạt, có tua cuốn dài, mập, thường chẻ ba. Lá to, chí thùy hình tam giác hoặc hình mác, mép có răng cưa, cuống dài, ráp. Hoa vàng mọc ở kẽ lá, hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc riêng lẻ. Quả hình trụ, lúc đầu mềm, sau già khô thì vỏ quả và ruột hóa xơ. Hạt đen nhạt, dẹt, có cánh. Quả mướp ta vỏ xanh nhạt không có mùi thơm như quả mướp hương. Mướp ta còn có loại quả to, vỏ quả xanh sẫm.
Nhiều bộ phận của cây mướp được dùng làm thuốc. Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết quả mướp có vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, lợi tiểu, tiêu đờm, mát máu, thông kinh mạch, tăng tiết sữa, khỏi lở sưng đau nhức, bổ khí, an thai, chủ trị kinh nguyệt không đều. Xơ mướp tác dụng kháng viêm, thông mạch, lợi tiểu, cầm máu, trị đau khớp, đau cơ, đau ngực, viêm vú, tắc tia sữa, phù thũng. Lá mướp vị đắng, chua, tính hơi lạnh, tác dụng kháng viêm, long đờm, chủ trị ho, ho gà, đau đầu, khát nước mùa hè. Hạt mướp tác dụng thông mạch, hóa đờm, thông phủ, chủ trị ho, đờm rãi nhiều, giun đũa, táo bón. Rễ mướp, tua cuốn của mướp tác dụng kháng viêm, chủ trị viêm mũi, viêm xoang.
Món ăn bài thuốc từ quả mướp
Mướp tươi nấu cùng móng giò lợn chữa chứng ít sữa sau sinh của bà mẹ.
Quả mướp khô cả hạt đốt, tán bột, uống 8 g một lần với rượu chữa bệnh lý kinh nguyệt không đều, tắc tia sữa.
Lá giã vắt lấy nước cốt chữa ho, đờm rãi nhiều.
Rễ mướp sắc ngâm uống chữa đau lưng, viêm mũi, viêm xoang, ngứa chảy nước.
Theo lương y Sáng, mướp có nhiều công dụng nhưng cần lưu ý trong điều trị và hỗ trợ điều trị một số bệnh nên đúng liều lượng, không được nhiều quá hoặc ít quá. Người hay đau bụng, tỳ vị kém, yếu sinh lý , liệt dương, đại tiện phân nát, lỏng thì không nên ăn mướp. Tùy cơ địa, tác dụng chữa bệnh của trái mướp cũng khác nhau.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Trẻ bị sốt virus nên ăn gì? Trẻ bị sốt virus không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng. Sốt virus là bệnh trẻ thường rất dễ mắc phải, nhất là khi thời tiết giao mùa hoặc trời trở lạnh hơn. Sốt virus là gì? Sốt virus do virus kí sinh trong đường hô hấp...