Trời nóng bức làm sao để giảm đổ mồ hôi, nhất là ở nách?
Lý do chính mà cơ thể đổ mồ hôi là để làm mát, điều tiết thân nhiệt. Ngoài ra, mồ hôi còn có tác dụng làm ẩm da, duy trì cân bằng điện giải của cơ thể. Tuy nhiên, đổ mồ hôi quá nhiều sẽ gây khó chịu.
Chất chống mồ hôi có thể giảm tiết mồ hôi và giúp giảm mùi cơ thể – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cơ thể con người có từ 2 đến 4 triệu tuyến mồ hôi, tập trung nhiều ở nách, bàn chân, lòng bàn tay, háng và trán. Khi các tuyến này hoạt động, mồ hôi được tiết ra, bốc hơi và làm mát cơ thể, theo Reader’s Digest.
Nếu cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi đến mức gây phiền phức thì chúng ta có thể áp dụng những cách sau để giảm tiết mồ hôi:
1. Bôi chất chống mồ hôi
Chất khử mùi và chất chống mồ hôi thường được dùng để thay thế cho nhau. Nhưng trên thực tế, mỗi loại có những công dụng riêng biệt.
Chất khử mùi chỉ đơn thuần là tạo hương thơm, trong khi chất chống mồ hôi có tác dụng giảm tiết mồ hôi, Reader’s Digest dẫn lời bác sĩ da liễu Brian Ginsberg tại Bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York (Mỹ).
Chất chống mồ hôi có chứa thành phần giúp ngăn các tuyến mồ hôi, thường chứa nhôm. Nhôm tương tác với mồ hôi sẽ tạo ra một loại muối giúp bịt các tuyến mồ hôi trong vài giờ.
Một số sản phẩm chống mồ hôi theo toa có thể làm việc này rất hiệu quả. Chúng không tốn kém nhưng lại giúp ngăn ngừa mùi cơ thể do mồ hôi gây ra.
Video đang HOT
Để chất chống mồ hôi có thể phát huy tối đa, người dùng nên thoa vào ban đêm. Vì trong thời điểm này, da sẽ khô hơn ban ngày vì tiết ít mồ hôi hơn, theo Reader’s Digest.
2. Tránh thực phẩm kích thích đổ mồ hôi
Rượu bia và các loại thức uống có nhiều caffeine như cà phê, trà, một số loại nước tăng lực có thể kích thích cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Thay vào đó, để giảm mồ hôi, mọi người nên chọn các loại thức uống bù điện giải.
Nguyên nhân là rượu bia và caffeine sẽ làm cơ thể tiết hoóc môn căng thẳng adrenaline. Hoóc môn này lại kích thích các tuyến mồ hôi. Hiện tượng này đặc biệt rõ ở những người bị hội chứng tăng tiết mồ hôi. Cơ thể họ đặc biệt ra nhiều mồ hôi khi căng thẳng.
Mặc quần áo mát mẻ, thoáng khí cũng là cách giúp cơ thể giảm tiết mồ hôi, đặc biệt là khi trời nóng.
3. Uống thuốc
Nếu đã chọn các loại quần áo thoáng khí, đã dùng các sản phẩm chống mồ hôi nhưng vẫn không hiệu quả thì có thể chọn giải pháp là uống thuốc. Lưu ý là bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc chống mồ hôi nào, theo Reader’s Digest.
Một số loại thuốc kê đơn như glycopyrrolate và oxybutynin có thể giúp giảm tiết mồ hôi, đặc biệt là ở những trường hợp nặng.
Những loại thuốc này thường mang lại hiệu quả tốt nhưng có thể đi kèm một số tác dụng phụ như khô miệng, khô mắt và nhức đầu, theo Reader’s Digest.
Đổ mồ hôi giải độc? Không, có những trường hợp đổ mồ hôi nguy hiểm cần đặc biệt chú ý
Nhiều người nghĩ rằng đổ mồ hôi là một phương pháp giải độc hiệu quả cho cơ thể, tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Đổ mồ hôi chỉ là nước trong cơ thể chúng ta được thải ra từ tuyến mồ hôi. Trên thực tế, sau khi tập thể dục hoặc ở trong môi trường nhiệt độ cao, cơ thể con người cần hạ thấp nhiệt độ để thích nghi, do đó, mồ hôi được tiết ra để làm mát cơ thể thông qua sự bốc hơi của nước. Nói cách khác, đổ mồ hôi không phải là một cách giải độc, mà chỉ là một cách để cơ thể điều chỉnh nhiệt độ.
Trong hoàn cảnh bình thường, cơ thể con người có 5 cơ quan giải độc chính là ruột, gan và túi mật, bạch huyết, thận và da.
Khi có "chất độc" thực sự xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch cũng có thể loại bỏ nó và các chất thải được cơ thể chuyển hóa có thể được lọc qua gan hoặc thận. Do đó, ngay cả khi không có bệnh nặng, các hệ thống chính của cơ thể con người có thể hoàn thành các quá trình chống virus và giải độc.
Dưới đây là 3 trường hợp đổ mồ hôi nguy hiểm, bạn cần đặc biệt chú ý:
1. Đổ mồ hôi quá nhiều
Trên thực tế, hầu hết cơ thể chúng ta đều chứa rất nhiều nước và mồ hôi cơ bản là nước, khoảng 99% nước và các thành phần khác chỉ dưới 1%.
Đổ mồ hôi nhiều quá mức không cần thiết có thể gây ra một số tác động xấu cho cơ thể.
- Mất nước
Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều và không bổ sung nước kịp thời, nó có thể gây mất nước. Trên thực tế, mọi người sẽ cảm thấy mệt mỏi khi bị mất nước, nhưng đôi khi mọi người sẽ không chú ý, vì vậy họ có thể bị bất tỉnh và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Nhiễm trùng da
Mồ hôi chứa một số nguyên tố vi lượng như natri, có thể gây kích ứng da.
Khi chúng ta đổ mồ hôi, lỗ chân lông của chúng ta mở ra và toàn bộ cơ thể ở trong một môi trường ẩm ướt và ấm áp, dễ gây ra sự sinh sản của vi khuẩn và gây dị ứng da và thậm chí nhiễm trùng, đặc biệt là khi cơ thể có vết thương.
2. Đổ mồ hôi kèm theo sốt
Trong trường hợp này, rất có khả năng bạn bị sốt. Bạn cần uống thêm nhiều nước hơn để ngăn ngừa mất nước. Đồng thời, tìm cách điều trị y tế kịp thời để tránh hậu quả nghiêm trọng.
3. Đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm, có thể thấm vào chăn, đây là mồ hôi cơ hoành
Nếu điều này xảy ra, nó có thể được gây ra bởi một số bệnh, chẳng hạn như một số bệnh truyền nhiễm và bệnh của hệ thống thần kinh, và nó cũng có thể là biểu hiện của khối u, cần phải đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Nguồn: Aboluowang, Healthline
Theo Helino
Nước tăng lực - dùng sao cho hiệu quả? Dù là thức uống phổ biến, được nhiều người tin dùng nhưng nước tăng lực chỉ thực sự phát huy công dụng và mang lại lợi ích cho sức khỏe khi được sử dụng đúng cách, đúng thời điểm cùng với một liều lượng cho phép. Nước tăng lực là nước uống có nhiều dưỡng chất, giúp thúc đẩy các quá trình chuyển...