Trời lạnh làm nồi lẩu mắm mát ruột, thơm lừng cả nhà
Ngoài những loại lẩu thông thường như lẩu gà, bò… thì bạn có thể thử làm lẩu mắm mới lạ theo hương vị miền Tây cho cả nhà thưởng thức.
Nguyên liệu làm lẩu mắm:
- 300gr mắm (mắm cá linh và mắm cá sặc)
- 200gr thịt heo quay hoặc thịt ba chỉ
- 500gr cá hú
- 200gr tôm
- 400gr mực
- 200gr chả cá
- 2 trái cà tím
- 50gr sả bằm
- Tỏi, ớt, chanh
- Nước hầm xương hoặc nước dừa
Video đang HOT
- Rau sống các loại ( rau đắng, rau muống bào, giá hẹ, cọng súng, kèo nèo, bông điên điển, ….nói chung thích rau gì mình ăn rau đó)
Cách làm lẩu mắm:
* Sơ chế:
- Cá hú cạo sạch nhớt, rửa lần một với nước muối pha loãng và rửa lần hai với nước ấm pha dấm cho sạch nhớt. Sau đó cắt khoanh vừa ăn. Đầu, đuôi cho vào nấu trước, khoanh mình để ăn lẩu sau.
- Tôm luộc bóc vỏ
- Mực làm sạch trụng sơ cắt nhỏ
- Chả cá cắt vừa ăn
- Cà tím rửa sạch cắt khúc rồi bổ làm tư.
- Rau sống các loại rửa sạch, để ráo nước.
* Chế biến:
- Cho mắm vào nồi nhỏ đổ nước ngập phần mắm rồi đem nấu sôi cho đến khi thấy thịt mắm rục ra thì tắt bếp. Lọc qua rây lấy nước mắm, bỏ xương.
- Phi tỏi, ớt rồi để riêng.
- Sau đó, cho sả băm vào xào cùng thịt ba chỉ/ heo quay cho thịt săn vàng.
- Tiếp tục cho đầu và đuôi cá vào chiên sơ cho cá thật thơm cùng với vài trái ớt.
- Cho phần mắm đã lọc xương cùng 1,5 lít nước dừa hoặc nước hầm xương vào. Nấu vừa sôi thì hớt bọt, giảm nhỏ lửa.
- Vì mắm đã mặn nên chỉ nêm đường và bột ngọt cho vừa ăn là được.
- Cuối cùng là cho cà tím, tỏi ớt phi và rau nêm vào.
- Khi ăn lẩu thì cho thêm các nguyên liệu: tôm, mực, cá hú, chả cá, thịt quay vào Ng
- Món lẩu mắm bắt buộc phải ăn kèm rau sống mới tuyệt.
Theo Emdep.
Cháo cá lóc rau đắng món ngon đậm chất miền Tây
Không giống như cháo nấu ở những vùng miền khác, cháo cá ở miền Tây được nấu từ gạo rang thơm lừng,
Những con cá từ sông Cửu Long ngọt béo, kết hợp cũng vị đăng đắng của vùng đất phù sa màu mỡ sẽ mang đến cho thực khách cảm giác lưu luyến khó quên.
Tại các tỉnh miền Nam và Tây Nam Bộ, cháo là món ăn thân thuộc của mọi gia đình. Người không giỏi nấu nướng hoặc không có nhiều thời gian chỉ cần vo nắm gạo bắc nồi cháo trắng ăn với cá kho khô.
Cầu kỳ hơn thì mua ít thịt heo để có nồi cháo thịt bằm. Nhưng có lẽ phải đến khi nếm thử món cháo cá của xứ Mỹ Tho, người sành ăn mới công nhận "đây không còn mà món ăn thông thường mà chính là đặc sản".
Không quá cầu kỳ trong chế biến nhưng muốn có tô cháo ngon khiến người ăn phải xuýt xoa thì không đơn giản. Trước tiên là gạo, đầu bếp sẽ chọn loại gạo dẻo vừa, vị ngọt và có hương thật thơm. Gạo nấu cháo không vo và nấu ngay như cháo trắng mà phải được rang trên chảo đến khi hạt vàng đều và tỏa mùi thơm.
Cá lóc chọn để nấu thường là con to để ít xương. Tuy vậy các đầu bếp kỹ tính ở Mỹ Tho thường chọn cá lóc đồng. Loại cá này tuy nhỏ hơn nhưng thịt chắc và thơm. Cá mua về đánh vảy, xát muối lên toàn thân cá để khử nhớt và bớt mùi tanh.
Bụng và đầu cá cần làm thật sạch bằng cách lấy mang và tất cả phần máu bằm còn đọng lại. Với người miền Tây, cá làm sạch nhưng phải để lại nguyên bộ ruột vì đây được xem là phần ngon nhất của cá lóc và cũng là nét hấp dẫn của món cháo cá. Để cá hết tanh và không bị nhạt, sau khi làm sạch, một số người chần cá qua nước sôi có tí gừng, tí muối và bột nêm.
Để cháo tròn hương vị, nước nấu cháo không được dùng loại nước máy có lẫn mùi clo. Một số người kỹ tính dùng nước mưa hoặc nước lọc để nấu cháo. Bắc nồi lên bếp, đun nước sôi cho gạo rang vào nấu đến khi nở, nêm muối, bột ngọt, đường và nước mắm. Cuối cùng, cá lóc được cho vào đun để nước ngọt và mùi thơm của hòa với từng hạt cháo thì vớt cá để riêng.
Với người nấu khéo, con cá lóc chỉ vừa đủ chín tới để thịt vẫn còn nguyên không vỡ. Tùy vào sở thích của người ăn, đầu bếp sẽ tách riêng phần đầu và ruột cá. Phần thân cá sẽ được tách hết xương, khi cần ăn, chỉ việc cho cá vào tô rồi múc cháo. Cũng có người thích để cá riêng trên đĩa có thêm hành chần và rau thơm.
Để tô cháo thêm phần hấp dẫn, sau khi nêm nếm đủ gia vị, người nấu thường lấy hành tím cho vào, ngoài ra hành lá và ngò rí xắt nhuyễn cũng là hai thứ không thể thiếu. Tương hột (đỗ tương) bằm nhuyễn cũng là bí quyết giúp nồi cháo cá có mùi vị đặc trưng. Tại Mỹ Tho, một số quán cháo cá lóc nổi tiếng có cả hũ tương hột bằm để khách có thể dùng làm nước chấm hoặc nêm thêm tùy thích.
Cuối cùng là đĩa rau đắng đất, thứ rau đặc sản miền Nam đắng tê đầu lưỡi nhưng sau lại ngọt. Không phải loại rau đắng trồng công nghiệp có thân và lá to như cọng rau sam, rau đắng đất Mỹ Tho mọc theo các mô đất ở sau nhà có lá và thân nhỏ, vị đắng hơn. Với món cháo cá, sự kết hợp giữa vị đắng và mùi thơm của rau như hòa quyện một cách hoàn hảo với mùi gạo rang, cá lóc và cả mùi tương có trong từng muỗng cháo.
Trời nóng, làm tô cháo cá nóng hổi vừa húp vừa lau mồ hôi. Mùa lạnh, tô cháo cá làm ấm lòng thực khách. Ngon miệng, dễ tiêu hóa lại giàu dinh dưỡng, cháo cá vài chục nghìn đồng trở thành món ăn đặc sản có mặt quanh năm và là món ăn mà những ai có dịp ghé qua mảnh đất miền Tây.
Theo Vnexpress
Bò cuộn mỡ chài thơm lừng khó cưỡng Vị béo ngọt, thơm lừng của sả, dầu mè và ngũ vị hương làm cho món này quyến rũ thêm bội phần. Nguyên liệu: - 500g thịt bò xay - 200gr thịt ba rọi heo xay - 100gr gan heo xay - 200g mỡ chài - 50gr sả bằm - 2 muỗng canh hành tím và tỏi bằm nhuyễn - 2 muỗng cà...